Làm tốt cơ chế một cửa quốc gia, chỉ 2016 Việt Nam vào top ASEAN 3
Lễ mở rộng cơ chế một cửa quốc gia với 3 Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường) vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế một cửa quốc gia. Cùng tham dự buổi lễ còn có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo các bộ, các cơ quan tham mưu để có kết quả kết nối ngày hôm nay.
Phó Thủ tướng cho rằng: “Nếu làm tốt việc kết nối với cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế một cửa quốc gia thì sang năm 2016 ta đứng được vào ASEAN 3 chứ không chỉ là ASEAN 6″ .
Trưởng Ban chỉ đạo cũng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị phải quyết tâm đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Mặc dù chưa được bố trí kinh phí xây dựng hạ tầng kết nối với Cơ chế một cửa nhưng 3 Bộ trên đã phối hợp với Tập đoàn Viettel ứng vốn để thực hiện, đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành khắc phục những vướng mắc khi phối hợp, tăng cường trang bị phương tiện, máy móc và tập huấn cho các đơn vị và cả các doanh nghiệp về cơ chế một cửa quốc gia.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Chính phủ đã có kế hoạch bố trí đủ kinh phí để các bộ, ngành tiếp tục xây dựng hạ tầng công nghệ kết nối với Một cửa quốc gia.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cho biết, Bộ Tài chính với cơ quan thường trực là Tổng cục Hải quan và 3 Bộ trên đã cơ bản chuẩn bị được các điều kiện đảm bảo để triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia từ tháng 6 năm nay tới hết năm.
Việc mở rộng kết nối này được thực hiện với các nội dung: Mở rộng cho một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT gồm: Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú ý, Cục Trồng trọt, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản.
Mở rộng cho một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
Với Bộ Y tế, Cơ chế một cửa quốc gia mở rộng cho một số thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu của các cơ quan: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu tiên kết nối vào Cơ chế một cửa quốc gia (với 3 thủ tục hành chính một cửa quản lý tàu biển xuất, nhập cảnh tại cảng biển quốc tế Hải Phòng) và tiếp đến là Bộ Công Thương.
Cách đây một tháng, Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai mở rộng tại 5 cảng biển quốc tế thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu, hướng tới mở rộng tại tất cả các cảng biển và cảng đường sông quốc tế cho toàn bộ doanh nghiệp. Gần đây nhất, Bộ Giao thông vận tải mở rộng thực hiện cơ chế một cửa quốc gia cho các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng kiểm dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Tính tới ngày 1/6/2015 đã có 1.481 doanh nghiệp đã thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia với tổng số 2.555 hồ sơ.
Doanh nghiệp sẽ được lợi lớn nhất từ cơ chế này. Đơn cử, khi áp dụng cho lĩnh vực đăng kiểm, doanh nghiệp sẽ rút ngắn được khoảng 4/5 thời gian làm thủ tục. Khi triển khai đầy đủ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 thì ước tính hầu hết bộ hồ sơ do doanh nghiệp phải nộp, xuất trình sẽ đơn giản và được mã hóa, qua đó giảm thời gian, chi phí cho chuẩn bị chứng từ, hồ sơ.
P.Thảo
Theo dantri
"Khai sinh" nhà máy xử lý chất thải rắn đầu tiên ở đảo Lý Sơn
Sáng ngày hôm nay (4/6), Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với UBND huyện Lý Sơn tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tiên trên đảo tiền tiêu này.
Theo đó, nhà máy được xây dựng trên diện tích 2ha, tại địa điểm phía Bắc rừng Gò (giáp ranh 2 xã An Hải và An Vĩnh). Công suất thiết kế của nhà máy vận hành từ 250 - 500kg/giờ và chạy 3 lần mỗi ngày.
Bên cạnh hoạt động xử lý rắn thải rắn sinh hoạt, nhà máy còn thực hiện thu gom và phân loại chất thải rắn; ủ mùn hữu cơ sinh học thành phân bón; đốt rác thành tro và chôn lấp.
Vị trí đặt nhà máy rác thải rắn ở đảo Lý Sơn xa khu dân cư.
Như kế hoạch, trong năm 2015, Tổng cục Môi trường giao cho Cục Quản lý chất lượng và Cải thiện môi trường hỗ trợ vận hành, sau đó bàn giao cho huyện Lý Sơn quản lý và sử dụng theo cơ chế xã hội hóa cùng nguồn kinh phí nhà nước.
Được biết, đây là nhà máy được áp dụng đầu tiên trên cả nước cho đảo Lý Sơn, do Tổng cục Môi trường làm chủ đầu tư với tổng kính phí xây dựng trên 30 tỷ đồng.
Trước đó, Dân trí phản ánh bài "Lý Sơn "khốn đốn" vì thói quen xả rác ra biển" đăng ngày 23/7/2013, đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh đảo Lý Sơn, do thói quen xả rác thải tự phát ra bờ biển. Đến tháng 8/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ TN&MT hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà máy chất thải rắn. Cho đến nay, nhà máy xử lý rác thải rắn do Bộ TN&MT đầu tư đã đưa vào hoạt động.
Hồng Long
Theo Dantri
Việt Nam nỗ lực đột phá đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững Với những nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đang từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế bền vững. Trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68, diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ 18 đến 26/5/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã có phát biểu tại phiên...