Lắm tiền nhiều của, phụ nữ Nhật, Hàn vẫn lo nghĩ cho tương lai
Giàu có, tầng lớp phụ nữ thượng lưu ở Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn lo ổn định tài chính dài hạn.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, đề cập đến thói quen chi tiền vào các sản phẩm, dịch vụ đắt tiền của tầng lớp phụ nữ giàu có tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Phụ nữ thuộc tầng lớp giàu có tại Hàn Quốc và Nhật Bản thuộc tập khách hàng quan trọng mà các nhãn hàng cao cấp cần đầu tư để phục vụ và nắm bắt tâm lý, theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi Agility Research.
Dựa trên các yếu tố về tính cách, sở thích, thói quen sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, các thương hiệu yêu thích, điểm đến du lịch, kết quả khảo sát cho thấy phụ nữ Hàn Quốc, Nhật Bản đều “tự tin” về khoản mua sắm hàng xa xỉ, bỏ tiền cho những dịch vụ cao cấp, “sang chảnh”, tận hưởng cuộc sống.
Nữ giới nhiều tiền tại Hàn Quốc thường chi mạnh tay cho việc sắm sửa quần áo hàng hiệu. Ảnh: Vogue.
Tuy nhiên, thói quen mua sắm ở nữ giới 2 nước lại chứng kiến nhiều khác biệt. Trong khi phụ nữ Nhật Bản thường mạnh tay chi cho đồng hồ cao cấp, sang trọng, phụ nữ Hàn Quốc thích sắm sửa quần áo đắt tiền.
Tại Hàn Quốc, phụ nữ có thói quen lên kế hoạch cẩn thận trước mỗi lần “rút ví” cho các mặt hàng có giá cả nghìn USD.
Sự trỗi dậy của mạng xã hội trong thập kỷ qua ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống và thói quen tiêu dùng của phụ nữ xứ củ sâm.
50% nữ giới giàu có tại xứ kim chi sử dụng mạng xã hội để xem các bài đăng từ các thương hiệu xa xỉ, hoặc theo dõi người nổi tiếng đang mặc hoặc dùng sản phẩm nào.
Từ đó, họ trở thành khách hàng thân quen của một vài thương hiệu nhất định và thích được gọi là “những người tạo ra xu hướng”.
Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ Hàn chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ mạng xã hội, với 26% số người mua một món đồ cao cấp bởi vì nó được người nổi tiếng quảng cáo trên mạng, so với 14% phụ nữ tại Nhật Bản.
Mặt khác, phái đẹp ở xứ kim chi có thói quen “khoe” rộng rãi các mặt hàng xa xỉ lên mạng, với 29% số người được hỏi cho biết họ thường xuyên đăng tải ảnh túi xách, quần áo hàng hiệu.
Đi du lịch, họ không ngần ngại chi bội tiền cho các chuyến đi nước ngoài, với các điểm đến ở phương Tây như Mỹ và Châu Âu là lựa chọn hàng đầu. Trong suốt kỳ nghỉ, phụ nữ Hàn thường có xu hướng “vung tay” mạnh hơn cho việc mua sắm.
Video đang HOT
Phụ nữ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều quan tâm đến việc ổn định tài chính lâu dài. Ảnh: Getty.
Ngược lại, phụ nữ Nhật Bản thích đi đầu xu hướng, bắt “trend” nên thường không trung thành với một nhãn hàng riêng biệt.
Không đặc biệt yêu thích thương hiệu nào, các cô gái thích chạy theo những thứ đang được đóng mác “thịnh hành” và mua sắm có phần thoải mái, “hứng lên thì mua”.
Khác với phụ nữ Hàn, nữ giới Nhật Bản cập nhật tin tức mỗi ngày thông qua mạng xã hội.
Đi du lịch, họ cũng ưu tiên khám phá các địa điểm trong nước. Phụ nữ Nhật thích tham gia các chuyến tham quan thành phố hoặc các hoạt động mạo hiểm, ví dụ như lặn, bơi ngoài bãi biển.
Nữ giới ở đất nước mặt trời mọc chú trọng đầu tư vào tương lai, với 75% phụ nữ giàu có thường dựa vào sự giúp đỡ của các cố vấn tài chính.
Trong cuộc khảo sát của Agility Research, ngày nay, thế hệ phụ nữ giàu có tại Nhật Bản quan tâm đến việc “duy trì lối sống sau khi nghỉ hưu”, trong khi phụ nữ Hàn Quốc đế ý nhiều hơn đến việc “tiết kiệm đáng kể thu nhập”.
Nghiên cứu cho thấy các ưu tiên tài chính của phụ nữ giàu có ở cả hai quốc gia có nét tương đồng khi cả hai đều lo ngại về sự ổn định tài chính dài hạn.
Về quyền sở hữu tài sản, phụ nữ thượng lưu ở Hàn Quốc chủ yếu sở hữu nhà riêng, còn phụ nữ nhiều tiền tại Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài.
Theo Zing
Đàn ông Hàn 'không thể chấp nhận sếp mình là phụ nữ'
Bị phân biệt đối xử, nhiều phụ nữ Hàn Quốc chọn tự do kinh doanh. Tuy nhiên, họ vẫn gặp phải sự dè dặt, không được coi trọng, thậm chí bị quấy rối bởi nam nhân viên.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên N ew York Times đề cập đến những khó khăn, bất công của phụ nữ Hàn Quốc khi làm việc ở những công ty truyền thống và ngay cả khi làm chủ công ty của mình.
Thoạt nhìn, Energy Nomad là một công ty chỉ toàn nhân viên nam. Họ là những kỹ sư mạnh mẽ, chừng 40 tuổi, mặc đồ tối màu và luôn tất bật trong các khâu sản xuất.
Thế nhưng, ít ai biết đến sự tồn tại của người phụ nữ hiếm hoi, Park Hye Rin (33 tuổi), sếp của công ty. Cô thành lập Energy Nomad vào năm 2014.
Hye Rin được xem là người tiên phong, tạo ra làn sóng mới cho phụ nữ Hàn Quốc trong việc tự thành lập công ty cho riêng mình.
Phụ nữ Hàn Quốc luôn phải đối mặt với khối lượng công việc lớn nhưng lại không được đánh giá đúng năng lực. Ảnh: Jean Chung.
Tương tự, Kim Min Kyung (35 tuổi) được cho rằng đã đạt thành tựu lớn khi "hạ cánh" tại tập đoàn Samsung, nơi nhiều người khao khát làm việc, nhưng đã nghỉ việc năm 2014 và thành lập Luxbelle, công ty đồ lót nữ, với đồng nghiệp của mình vào một năm sau đó.
Ở công ty cũ, cô cảm thấy năng lực của mình không được các sếp đánh giá đúng và công tâm.
Dù chưa từng đối mặt với sự phân biệt đối xử, cô biết mình sẽ chẳng bao giờ nhận được những thứ xứng đáng so với công sức mình bỏ ra.
Từ văn phòng ở khu phố hẻo lánh quận Gangnam, Min Kyung đã giải quyết gần như tất cả các vấn đề của doanh nghiệp - từ việc thiết kế đồ lót, huy động vốn đến quản lý trang web và chăm sóc khách hàng.
Park Hee Eun, giám đốc công ty đầu tư Altos Venture ở Seoul, nói: "Chúng tôi được dạy về sự bình đẳng giữa nam và nữ ở trường, nhưng khi bước vào những công ty truyền thống, thứ phụ nữ nhận được lại là sự dè dặt và xem thường".
Thật buồn cười khi quyền lực nằm trong tay phụ nữ?
Theo Chỉ số kinh doanh toàn cầu (GEM), năm 2018, hơn 12% phụ nữ Hàn Quốc bắt đầu mở và quản lý công ty của mình. Trong khi ở Nhật Bản, con số này chỉ chiếm 4%.
Tương tự, báo cáo Mastercard về 57 nền kinh tế toàn cầu năm ngoái nói rằng Hàn Quốc cho thấy sự tiến bộ nhất trong việc thúc đẩy các doanh nhân nữ tham gia khởi nghiệp nhiều hơn nam giới.
Thế nhưng, những con số này không thể phủ nhận một sự thật, phụ nữ Hàn Quốc dù đã trở thành sếp vẫn luôn phải đối mặt với những thành kiến, thậm chí chống đối từ các đối tác, nhân viên nam.
Những đồng nghiệp nam thường đi uống bia sau giờ làm việc như một thói quen phổ biến đối với các nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc. Nhưng Min Kyung không được mời đi cùng vì cô là sếp và là phụ nữ.
Nếu các nữ doanh nhân muốn mở rộng mối quan hệ, họ buộc phải đủ quyết đoán và tự tin để đặt mình vào giữa những người đàn ông.
Dù đã trở thành sếp, phụ nữ Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với không ít thành kiến, sự dè dặt từ nhân viên nam. Ảnh: Jean Chung.
Jihae Jenna Lee (39 tuổi) chia sẻ rằng việc quản lý những nhân viên nam cũng vô cùng khó khăn.
Sau hơn một thập kỷ ở Phố Wall, cô trở về Hàn Quốc và năm 2015 bắt đầu AIM, nơi cung cấp những tư vấn về tài chính điều khiển bằng máy tính.
Năm 2016, cô đã thuê một quản lý cấp cao từ công ty môi giới ở Seoul để nâng cao chuyên môn khởi nghiệp của mình.
Thế nhưng, nam quản lý quyết định rời đi sau 3 tháng làm việc vì "gần như không thể chấp nhận việc sếp là phụ nữ".
Nhiều đàn ông Hàn Quốc không quen với việc nhìn thấy người phụ nữ đưa ra quyết định quan trọng, nắm quyền lực trong tay hay thậm chí là một đối tác công việc của mình.
Không dùng kính ngữ, quấy rối tình dục là chuyện thường xuyên xảy ra
Chính phủ Hàn Quốc ngày càng muốn nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và tìm mọi cách để giữ cho nền kinh tế phát triển khi dân số đang già đi.
Thế nhưng, điều này phần nào gây ra những hệ lụy tiêu cực như trường hợp của Park Hye Rin tại Energy Nomad, một công ty sản xuất với tổng số phụ nữ đặc biệt khan hiếm.
Việc phải quản lý đội ngũ làm việc gồm 13 người đàn ông hơn tuổi khiến cô cảm thấy bất an và bị cô lập.
Phụ nữ ở Hàn Quốc thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục. Ảnh: Korean Safari.
Thậm chí, trong các cuộc họp với các doanh nhân hoặc với đồng nghiệp của mình, cô thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục, nhưng cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì.
Vấn đề này quá rõ ràng và thường xuyên xuất hiện tại Energy Nomad, nơi nam giới chiếm ưu thế và các công ty tương tự.
Trong cuộc họp với người quản lý, anh ta đã bỏ hết kính ngữ mà đáng lẽ ra cần phải dùng với một giám đốc điều hành như Hye Rin và thay vào đó là thái độ xem cô như cấp dưới.
"Những đồng nghiệp nam nhìn nhận tôi như cách họ vẫn thường nhìn nhận những phụ nữ nội trợ, chuyên gánh vác việc bếp núc mặc dù tôi là CEO. Tôi cảm thấy mình phải phát triển nhanh nhất có thể để ngang hàng với các đồng nghiệp ở đây", Hye Rin chia sẻ.
Theo Zing
Đoạn clip gây rùng mình vài giờ qua ở Hàn: Kẻ biến thái đeo mặt nạ hề lẻn vào khu nhà trọ, liên tục nhấn mật mã để đột nhập vào nhà Vụ việc một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ về những tên biến thái đối với người dân Hàn Quốc, nhất là nữ giới nước này. Thời gian trở lại đây, những kẻ biến thái ngày càng lộng hành ở Hàn Quốc, từ người đàn ông theo chân cô gái say rượu về đến tận nhà cho đến kẻ lạ mặt...