Lạm thu vẫn gây bức xúc
Kết quả khảo sát mới nhất tình hình thu chi học phí và một số khoản thu khác năm học 2012-2013 trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, đây vẫn là vấn đề gây nhức nhối dư luận
Tiền học trở thành gánh nặng với nhiều gia đình. Ảnh: PHÚ KHÁNH
(Giờ sinh hoạt ngoài trời của các em học sinh tiểu học, ngoại thành Hà Nội)
Học thêm 400.000 đồng/tháng!
Đầu năm học 2012-2013, Ban Văn hoá – Xã hội (HĐNDTP Hà Nội) đã tổ chức Đoàn khảo sát tình hình thu chi học phí và một số khoản thu khác năm học 2012-2013 trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn 7 quận, huyện, thị xã (Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Ứng Hòa, Thanh Xuân, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây). Trong gần 2 tuần, đoàn đã làm việc với hàng loạt các cơ quan liên quan và tiến hành khảo sát sâu tại 10 trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT.
Theo kết quả khảo sát, về thu học phí, 100% các trường đều thực hiện đúng quy định. Việc miễn, giảm học phí cũng được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở các khoản thu khác. Kiểm tra cho thấy, dù các quận, huyện đã chỉ đạo quyết liệt song một số trường vẫn “lách luật” để thu tiền không có trong quy định. Đơn cử, trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) có khoản thu “hỗ trợ tiểu học” 10.000 đồng/học sinh/năm trường THCS Ngô Quyền (Thị xã Sơn Tây) “đẻ” ra khoản thu tiền học phẩm (đối với THCS) 50.000 đồng/học sinh/năm, tiền ghế chào cờ 40.000 đồng/năm trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai), trường THCS Sơn Tây (Sơn Tây) lại thu tiền photo đề thi, giấy thi…
Video đang HOT
Hầu hết các trường thu một số khoản chưa rõ ràng, có biểu hiện trùng lặp. Cụ thể, nhiều trường thu tiền học môn tự chọn (tin học) đối với bậc THCS, THPT dù theo báo cáo của Sở GD-ĐT khoản này đã được ngân sách đảm bảo. Có trường thu tiền môn học tự chọn hoặc tăng cường ở bậc tiểu học (học 2 buổi/ngày), trong khi khoản này đã thu theo mô hình 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.
Một số trường không xác định rõ tiền điện chạy máy điều hòa nhiệt độ của các lớp học (khoản này do phụ huynh học sinh đóng góp theo cơ chế xã hội hóa) với tiền điện sinh hoạt chung của trường vốn do kinh phí chi thường xuyên đảm bảo.
Hàng tháng, ngoài các khoản thu theo quy định, một số trường còn thu nhiều khoản thỏa thuận khác. Có nơi mức thu cao, (lên tới 400.000đồng/môn học/tháng) như tiền học môn tự chọn, môn tăng cường học thêm ở trường học thêm tiếng Anh tiền điện chạy điều hòa sổ liên lạc điện tử học tăng cường ngoại ngữ với người nước ngoài đón sớm, trả muộn (ở một số trường mầm non)… Hàng loạt khoản thu này đã dẫn đến gánh nặng chi phí cho các gia đình và quá tải chương trình. Đáng chú ý, các khoản thu tự nguyện nói trên hầu hết các trường mới thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chưa được cấp có thẩm quyền duyệt nhưng đã tiến hành thu.
Bao che cho vi phạm
Cũng theo kết quả khảo sát, kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh được triển khai vận động ngay từ đầu năm học với các mức khác nhau. Theo báo cáo của Ban đại diện cha mẹ học sinh, mức thu cao nhất là 500.000 đồng/học sinh, mức thấp là 50.000đồng/học sinh. Nhiều trường hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh còn thu quỹ khuyến học, quỹ chữ thập đỏ, quỹ Đoàn – Đội… với mức thu khá cao như trường THCS Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây) thu 150.000đồng/học sinh/năm, quỹ Đội gộp nhiều nội dung để thực hiện thu với định mức 130.000đồng/học sinh/năm… chưa đúng với quy định của điều lệ hoạt động của các tổ chức hội.
Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên, Trưởng Ban VH-XH (HĐND TP), bà Nguyễn Thị Thùy cho biết, văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập của Sở GD-ĐT ban hành còn chậm nên nhiều trường đã tạm thu theo quy định trước đây, thiếu sự thống nhất đồng bộ. Thêm vào đó, dù định mức ngân sách TP đã được tăng nhưng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn chưa đáp ứng đủ. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú. Ban VH-XH chỉ ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của một số quận, huyện chưa sâu sát, còn chủ quan. Việc triển khai thực hiện các văn bản của TP, quận, huyện có nơi chưa đúng quy định. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời còn qua loa, chiếu lệ. Một số nơi xử lý sai sót chưa quyết liệt, có nơi có biểu hiện bao che…
HĐND TP kiến nghị phải siết chặt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là việc thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện thu, chi học phí, các khoản thu khác cũng như việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Cùng với đó, phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền, không thể làm qua loa, chiếu lệ…
Theo ANTD
Hà Tĩnh: "luật làng" của xã Sơn Giang?
Dựa vào vị trí công việc, ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh đã tự ý thông báo tới các chủ phương tiện khi lưu thông qua địa bàn xã này phải nộp phí 200.000đồng cho một lượt khi chưa được cấp trên cho phép.
Theo phản ánh của rất nhiều chủ phương tiện có ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong quá trình lưu thông và vận chuyển hàng hóa mỗi khi đi qua tuyến đường liên xã Sơn Hồng, Sơn Lâm, Sơn Giang thuộc huyện Hương Sơn, họ đều bị phía cán bộ của UBND xã Sơn Giang ra thu số tiền 200.000 đồng.
Sau khi được hỏi về việc quy định nào cho phép việc thu tiền trên thì những cán bộ trên đã đưa ra một thông báo của UBND xã Sơn Giang do ông Chủ tịch xã Võ Văn Đức cho phép thu. Quá bức xúc trước "luật làng" của xã này, nhiều lái xe đã đi ngược phía đường 8 để né những "trạm phí" có một không hai của xã Sơn Giang đang áp dụng cao gấp nhiều lần so với các trạm thu phí đang hoạt động trên địa bàn cả nước. Nếu không đóng "hụi chết" cho phía UBND xã thì các chủ xe sẽ bị giữ phương tiện và bị xử lý theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Ai cho phép UBND xã Sơn Giang ra thông báo trên? Ảnh Trần Đại
Theo tài liệu những "chủ khổ" xe tải cung cấp, ngày 2-4-2012, ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang đã ra thông báo "Về việc thu phí vận chuyển đối với các phương tiện có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đường WB1" được gửi đến các đồng chí CA viên trên địa bàn 14 xóm và các chủ mua bán gỗ keo, mít trên địa bàn xã.
Lý do để thu số tiền 200.000 đối với mỗi lượt xe có trọng tải trên 10 tấn là tuyến đường WB1 từ cầu tràn Sơn Giang đến xã Sơn Lâm đã xuống cấp nghiêm trọng do các phương tiện có trọng tải lớn vận chuyển gỗ keo, gỗ mít và các vật liệu xây dựng khác đã lưu thông, làm hư hỏng tuyến đường trên. Vì thế, việc thu phí đường bộ của lãnh đạo xã Sơn Giang đối với chủ các phương tiện trên được bắt đầu thu từ 7 giờ 30, ngày 6-4-2012. Cái cớ để thu tiền các chủ phương tiện mà phía UBND xã Sơn Giang đưa ra là tu sửa đường hàng năm.
Qua tìm hiểu thực tế địa bàn xã Sơn Giang, trên địa bàn xã không có một điểm cân tải trọng xe cơ giới nào để xác định tải trọng trên 10 tấn để khẳng định là xe quá tải đi vào đường của xã Sơn Giang. Nhưng, nhiều chủ phương tiện vẫn phải làm luật và chỉ nhận được một phiếu thu có đóng dấu treo phía đầu cuống phiếu của UBND xã Sơn Giang.
Phải chăng, đây là "luật làng" ở xã Sơn Giang?
Phóng viên báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin sự việc trên.
Theo VNE
Mạo danh học viện nước ngoài tuyển sinh "chui"? Theo học được hai năm, bỗng dưng hàng chục học viên của Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Karrox (TT Karrox), có trụ sở thuê tại số 27, ngõ 329 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đột ngột bị mời ra khỏi trường. Nguyên do chính là nơi theo học của các học viên này đã...