Làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị những gì?
Thông tin cụ thể về những điều cần lưu ý khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) vừa được chia sẻ tại “Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn” do Bệnh viện Bưu điện tổ chức sáng 2/8 ở Hà Nội.
Theo các bác sĩ, làm thụ tinh ống nghiệm, cần chuẩn bị sức khỏe, thời gian và khoảng 100 triệu đồng.
“Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn” tại Bệnh viện Bưu điện sáng 2/8 thu hút sự quan tâm của đông đảo các cặp vợ chồng mong sớm có con.
Theo TTƯT, TS.BS. Đỗ Văn Tráng, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện, hiện Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã làm được hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới và ở Việt Nam thực hiện được như: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA), lấy tinh trùng từ vi phẫu tinh hoàn (Micro TESE), đông phôi theo phương pháp thủy tinh hóa, hỗ trợ phôi thoát màng, chuyển phôi đông lạnh…
Đặc biệt, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện còn thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm khó như: người lớn tuổi, người có tinh trùng bất động 100%…, đem lại thêm nhiều hy vọng cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.
Thầy thuốc ưu tú – Tiến sĩ – Bác sĩ Đỗ Văn Tráng, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện cho biết: “Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo an toàn, giảm đa thai và các biến chứng không mong muốn cho người bệnh”.
“Tỷ lệ trứng được thụ tinh theo các phương pháp IVF/ICSI là trên 70%. Chia theo chu kỳ chuyển phôi thì 68% số ca có thai, và tỷ lệ đem được em bé về nhà là 43%. Mục tiêu của chúng tôi là tăng các chỉ số này theo từng năm. Thực tế là năm 2019, các chỉ số đều tăng 2-4% so với năm 2018″, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện tự hào chia sẻ về kết quả đạt được của Trung tâm trong thời gian qua.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã lưu ý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Việc xác định nguyên nhân vô sinh càng sớm thì sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả càng cao.
Video đang HOT
“Các cặp vợ chồng có thời gian chung sống từ 12 tháng và tần suất quan hệ tình dục từ 2 lần/tuần trở lên, không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai thì nên đi khám. Với phụ nữ hơn 35 tuổi thì cơ hội có thai thấp hơn, nên đi khám khi 6 tháng quan hệ bình thường mà vẫn chưa có thai. Nhiều cặp vợ chồng đã mất quá nhiều thời gian để đi chữa vô sinh bằng thuốc nam, dẫn đến tỷ lệ có thai ngày càng thấp, vì phụ nữ càng cao tuổi thì số lượng và chất lượng trứng ngày càng giảm”, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã tư vấn.
Bác sĩ của Bệnh viện Bưu điện đã chia sẻ cụ thể những điều cần lưu ý khi muốn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Chia sẻ cụ thể hơn về những vấn đề cần chuẩn bị cho quá trình IVF, Bác sĩ Bạch Thị Thu Cúc khuyến nghị: “Trước khi đi thăm khám, các cặp đôi hiếm muộn nên tìm hiểu thông tin cần thiết qua trang thông tin chính thống của các bệnh viện chuyên ngành hoặc trung tâm hỗ trợ sinh sản có uy tín. Không tùy tiện nghe và làm theo hướng dẫn trên mạng xã hội”.
Một chu kỳ điều trị IVF kéo dài khoảng 1 tháng (nếu chuyển phôi tươi), hoặc 2-3 tháng, thậm chí dài hơn tùy theo tình trạng cụ thể của từng người. Các cặp vợ chồng cần chuẩn bị về thời gian, sắp xếp công việc, gia đình và các kế hoạch cá nhân để việc điều trị đạt hiệu quả nhất.
Cả vợ và chồng nên tăng cường sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ, hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
Lối sống không lành mạnh sẽ giảm tỷ lệ thành công của IVF, tăng khả năng dị tật bẩm sinh và bệnh tật cho cả mẹ và bé sau này.
Ước tính tổng chi phí cho một chu kỳ IVF tại bệnh viện trung bình ở Việt Nam là khoảng 60-100 triệu đồng. So với thế giới và khu vực Đông Nam Á, đây là mức chi phí thấp. Nhưng so với mức thu nhập ở Việt Nam thì đây vẫn là khoản tiền tương đối lớn.
Các cặp vợ chồng may mắn có con nhờ sự hỗ trợ của Bệnh viện Bưu điện chia sẻ cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân tại “Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn”.
Nhằm tạo thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, trong “Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn” lần này, Bệnh viện Bưu điện công bố chương trình tài trợ cho 100 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chỉ định làm IVF. Mỗi ca sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng trong quá trình làm IVF tại Bệnh viện Bưu điện. Danh sách 100 cặp vợ chồng may mắn sẽ được công bố trên website của Bệnh viện sau ngày 31/8/2019.
Ngay sau “Ngày hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn”, Bệnh viện Bưu điện tổ chức 3 ngày khám, tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn (từ ngày 3-5/8). Các bệnh nhân sẽ được miễn phí khám, tư vấn, siêu âm, chụp X-quang và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
Theo infonet
Hỗ trợ kinh phí làm IVF cho 100 cặp vợ chồng hiếm muộn
100 cặp vợ chồng hiếm muộn chưa có con lần nào, có hoàn cảnh khó khăn và có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ được Bệnh viện Bưu điện hỗ trợ một phần kinh phí điều trị.
100 cặp vợ chồng sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí làm IVF.
Ngày 2-8, tại Hà Nội, Bệnh viện Bưu điện đã tổ chức Ngày hội tư vấn vô sinh, hiếm muộn với chủ đề "IVF Bưu điện - Hiệu quả, an toàn, thân thiện" và đồng thời chính thức công bố chương trình hỗ trợ một phần kinh phí điều trị cho 100 cặp vợ chồng hiếm muộn chưa có con lần nào, có hoàn cảnh khó khăn và có chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). "Ngày hội tư vấn vô sinh, hiếm muộn" là sự kiện thường niên được Bệnh viện Bưu điện tổ chức hàng năm nhằm tuyên truyền, cung cấp cho cộng đồng những hiểu biết về nguy cơ, nguyên nhân gây tổn thương sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh cũng như phát hiện sớm và điều trị kịp thời vô sinh, hiếm muộn nhờ các tiến bộ trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.
BS Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, hiện Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện làm được hầu hết các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản mà các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới thực hiện như: bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA), lấy tinh trùng từ vi phẫu tinh hoàn (MICRO TESE), đông phôi theo phương pháp thủy tinh hóa, hỗ trợ phôi thoát màng, chuyển phôi đông lạnh... Không chỉ thế, Trung tâm còn thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh trong ống nghiệm khó như: người bệnh lớn tuổi, người bệnh có tinh trùng bất động 100%... làm nên tiếng vang và là niềm hy vọng cho các gia đình vô sinh, hiếm muộn.
Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật khó, mang lại hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn.
"Hiệu quả điều trị tích cực tại IVF Bưu điện còn được thể hiện qua tỷ lệ thụ tinh (phương pháp IVF/ICSI - tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) đạt trên 70%, trung bình năm 2018-2019 đạt khoảng 74%; tỷ lệ có thai đạt xấp xỉ 60%; tỷ lệ trẻ sinh sống đạt khoảng 43%. Mục tiêu của Trung tâm là sẽ tăng các chỉ số trên theo từng năm, và thực tế so với năm 2018, năm 2019 này các chỉ số đều tăng từ 2- 4%", BS Nhã nói.
Tại "Ngày hội tư vấn vô sinh hiếm muộn" với chủ đề "IVF Bưu điện - Hiệu quả, an toàn, thân thiện", ngoài các nội dung liên quan đến chủ đề vô sinh - hiếm muộn và các phương pháp điều trị tại Bệnh viện Bưu điện; các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện đã dành nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi, tư vấn các nội dung liên quan đến quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) an toàn, hiệu quả tại Bệnh viện Bưu điện và đồng thời cung cấp thêm thông tin về việc cần chuẩn bị gì cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, những cải tiến mang lại sự an toàn và hiệu quả toàn diện trong điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Bưu điện.
Bên cạnh đó, các bác sĩ, chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện cũng đã trực tiếp tư vấn, giải đáp thắc mắc của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn về nguyên nhân gây vô sinh, những kỹ thuật mới trong hỗ trợ sinh sản đã và đang được áp dụng thành công tại Bệnh viện Bưu điện... qua đó giúp họ có thêm hiểu biết, sớm tiếp cận phương pháp điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao.
BS Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện (giữa) chào đón những đứa con đầu lòng của các cặp vô sinh hiếm muộn.
Để tiếp thêm nghị lực, tạo thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng kém may mắn, trong ngày Hội Tư vấn vô sinh, hiếm muộn 2019, Thầy thuốc ưu tú, TS, BS Đỗ Văn Tráng, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện đã công bố chương trình tài trợ cho 100 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào và có chỉ định làm TTTON (IVF). 100 trường hợp được Hội đồng Bệnh viện xét duyệt sẽ được hỗ trợ mỗi ca ba mươi triệu đồng trong quá trình làm TTTON tại Bệnh viện Bưu điện. Danh sách 100 cặp vợ chồng may mắn được hỗ trợ năm nay sẽ được công bố trên website của Bệnh viện Bưu điện sau ngày 31-8.
Đây là lần thứ tư Bệnh viện Bưu điện hỗ trợ cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trước đó, trong ba năm vừa qua, Bệnh viện đã hỗ trợ cho 190 cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm. Nhiều cặp vợ chồng trong số này đã điều trị thành công, mang thai và sinh con đầu lòng.
Nhân Ngày hội tư vấn vô sinh, hiếm muộn 2019, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Bưu điện sẽ tổ chức khám, tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn trong ba ngày (từ ngày 3 đến ngày 5-8). Theo đó, trong thời gian này, các bệnh nhân đến với Trung tâm sẽ được miễn phí: khám, tư vấn, siêu âm, chụp X-quang và thực hiện các xét nghiệm (theo chỉ định của bác sĩ).
Đây là lần thứ hai trong năm Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện tổ chức khám, tư vấn miễn phí cho người bệnh. Trước đó trong tuần lễ khám, tư vấn miễn phí diễn ra vào tháng 2-2019, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện đã khám, tư vấn miễn phí cho gần 10.000 lượt bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Qua đợt khám này, rất nhiều người đã phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và đã mang thai con đầu lòng.
LAM NGỌC
Theo nhandan
Niềm hạnh phúc "Mang lại phép nhiệm màu"... Từng chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước: "Nghiên cứu qui trình nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh nam giới"; Được ghi tên trên sách Vàng về công trình nghiên cứu Quy trình chuẩn đoán một số bệnh di truyền trước chuyển phôi để sàng lọc phôi thụ tinh trong ống nghiệm... Giáo sư, Bác...