Làm thư ký cho sếp cùng quê, chàng công sở bị “củ hành” đến mức phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ, từ tài xế cho đến quản gia
Cuộc đời không như là mơ, sau khi làm thư ký riêng cho sếp cùng quê một thời gian, anh chàng đã đăng đàn khóc kể về thực tế phũ phàng.
Trong môi trường công sở thật lắm nhiêu khê, đôi khi thứ mà người ta cần chỉ là có một đồng nghiệp cùng quê, sớm hôm tâm sự, ngày ngày có thể đi làm chung. Anh chàng dưới đây đã có được điều đó, thậm chí còn “xịn” hơn vì người cùng quê với chàng ta trong công ty không phải là đồng nghiệp mà là sếp.
Thế rồi như một định mệnh, người sếp ấy cất nhấc anh chàng lên làm thư ký riêng. Ôi, nghe đến đây thôi đã thấy sướng, cuộc đời màu hồng chắc chắn sẽ xuất hiện trong đầu của bất kỳ ai rơi vào trường hợp được đánh giá là may mắn như chàng công sở trên.
Tuy nhiên, cuộc đời không như là mơ, sau khi làm thư ký riêng cho sếp cùng quê một thời gian, anh chàng đã đăng đàn khóc kể về thực tế phũ phàng như sau:
“Có ai như em không? Có ông sếp cùng quê, thế là ông ấy kêu em làm thư ký cho ông. Từ việc lái xe, trà nước, nay em còn kiêm luôn quả quản gia. Hôm qua ông bực chuyện gì không biết, ông cáu với em. Bình thường em pha trà chẳng nói gì, nay em pha thì ông kêu mình ông uống mà sao pha lắm thế?
Em chẳng biết nói sao luôn. Pha nguyên ấm trà nhỏ thì kêu pha lắm, pha ít thì sợ bị nói là hà tiện. Chả nhẽ em lại đập ấm trà đi. Tính đã không ưa lươn lẹo dẻo mồm lại còn kêu đi làm thư ký riêng”.
Video đang HOT
Câu chuyện bi ai trên sau khi được chính chủ chia sẻ ít lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và bất ngờ thay, cứ tưởng anh chàng sẽ được hội anh chị em công sở khuyên nghỉ nhưng không, bên dưới phần bình luận, hầu hết các ý kiến đều nói thế này:
“Nên nhẫn nhịn nha bạn. Sếp bạn là người sống cảm xúc, có khuynh hướng nội tâm nên thỉnh thoảng bị sếp cằn nhằn vài câu là chuyện thường, cũng không có gì to tát cả. Mai mọi chuyện lại đâu vào đấy thôi”.
“Sếp tuyển bạn là có lý do đấy. Những người sống cảm xúc thường rất khó để làm thân với ai. Mình nghĩ sếp bạn coi bạn như anh em, người nhà nên mới có thái độ đó với bạn. Bởi nếu coi bạn là người xa lạ thì sẽ có khoảng cách vs bạn ngay từ câu nói. Lời khuyên là nên phớt lờ chuyện nhỏ, sếp mắng thì cứ cười. Vậy thôi”.
“Sếp nào cũng thế bạn ơi, vui vẻ thì không sao, bực lên thì cái gì chả là cớ để nổi cáu. Quan trọng là lương của bạn thế nào, chả thấy than thở thì chắc cũng cao. Mà lương cao thì nghe mắng vài câu có là gì, nhịn để bảo vệ tài chính đi nào”.
“Dưới một người trên vạn người, mình thấy không sao cả. Trong công sở thì chuyện này cũng bình thường, còn nếu muốn không ai động đến mình thì phấn đấu làm sếp hoặc mở công ty riêng để được làm ông tổng”.
Các bình luận của dân mạng dường như chỉ xoay quanh câu nói rất nổi tiếng của các cụ “một điều nhịn chín điều lành”, huống hồ nhiều người còn khẳng định việc sếp cáu giận là chuyện thường ngày ở môi trường văn phòng công sở. Thôi thì không biết nói gì hơn, chỉ mạn phép xin thêm ý kiến của chị em: Chị em nghĩ sao về câu chuyện trên?
Theo Helino
Sếp sinh năm 95 than vãn vì làm việc trên quyền một loạt các chị 8X: Cuộc chiến thế hệ là đây!
Có ai hiểu nỗi khổ của những nhân viên cấp trên trẻ tuổi không?
Mới đây, trên nhóm Facebook tâm sự về chuyện công sở, một cô gái trẻ đã giãi bày câu chuyện của mình và nhận được nhiều sự đồng cảm. Nguyên văn dòng trạng thái của cô ấy như sau:
"Em chào cả nhà ạ. Em sinh năm 95, ra trường cũng được 2 năm rồi và giờ đang là trưởng phòng kinh doanh tại công ty A. Em cũng mới được nhận chức này khoảng 2 tháng nay. Nếu có bác nào thắc mắc vì sao em trẻ thế mà đã lên làm trưởng phòng thì em xin chia sẻ luôn là em đã đi làm sale từ hồi năm nhất đại học. Kinh nghiệm có khá nhiều cộng thêm tấm bằng xuất sắc ở Đại học nên cấp trên tự tin cho em vào vị trí này.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như không có những cấp dưới không-đỡ-nổi của em. Thì như mọi người đã biết em còn trẻ như vậy ắt không tránh khỏi chuyện làm việc với những người hơn tuổi em. Thậm chí nhân viên dưới quyền em có người còn hơn em tận 1 giáp.
Từ ngày em được thăng chức, em cảm nhận được bầu không khí của phòng kinh doanh nặng nề và đáng sợ hẳn. Hình như mọi người nghĩ em còn trẻ nên chưa thực sự tôn trọng em.
Bằng chứng là 2 tháng vừa rồi doanh số của cả phòng thấp và chưa làm việc hiệu quả. Mọi người chểnh mảng và hay đi làm muộn, về sớm với vô vàn lý do. Các chị thường lấy lý do gia đình ra để xin nghỉ. Mà nghỉ xong bị lỡ rất nhiều việc. Lúc nào nhắn tin xin phép em cũng ỉ ôi năn nỉ, nào là "Em ơi em còn trẻ em thông cảm cho chị. Sau này em làm mẹ em sẽ hiểu", "Em còn trẻ em cứ cống hiến đi, các chị già rồi xin lùi phía sau thôi"... Có lúc các chị còn coi như không có sự hiện diện của em, nên chẳng thèm báo cáo gì hết.
Em từng họp để kiểm điểm rất nhiều nhưng vẫn không có hiệu quả, các chị đại 8X vẫn chẳng coi em ra gì. Thực sự em rất khổ tâm và không biết nên xử lý như thế nào ạ. Các bác cho em lời khuyên nhé ạ. Em cảm ơn."
Bên dưới ai ai cũng ngán ngẩm thay cho số phận của cô trưởng phòng trẻ. Nhưng có lẽ để thực sự hiểu cốt lõi vấn đề và đối phó thì không đơn giản chút nào.
Nguyên nhân đầu tiên của sự vô tổ chức, vô kỷ luật của những bà cô 8X kia là ở việc trưởng phòng của họ quá trẻ. Giả sử sếp mà 7X thì liệu các chị em còn dám bật không? Còn dám ý thức tồi như vậy không? Tư tưởng "con bé này còn trẻ, sợ gì" đã thấm vào máu của những chị đại công sở khiến họ làm việc bị "nhờn" và không coi ai ra gì.
Tiếp đến, có lẽ vì ghen tức với cô trưởng phòng, cho rằng mình bao năm phấn đấu mà chẳng thăng chức, vậy mà để một con bé ranh con cướp chỗ nên các chị mới làm mọi thứ để hạ bệ cô nàng 95 kia.
Nói tóm lại, tất cả nguồn cơn đều là do nằm tại vấn đề chênh lệch tuổi tác. Để đối phó với chuyện này, trưỏng phòng 95 không được nói quá nhiều và tỏ thái độ. Bởi cô ấy sẽ dễ bị vu khống và liên lụy vào những trường hợp không đáng có. Thay vì xử lý công việc bằng cái tình, bạn hãy cứng rắn hơn để cãi lý.
Cư dân mạng khuyên, chi bằng cứ hãy đặt ra các KPI cho công việc, ai không hoàn thành thì trừ lương. Giới hạn số buổi nghỉ của nhân viên, đánh vào các lợi ích về kinh tế. Dứt khoát hơn, trưởng phòng nên đề đạt với ban giám đốc để có cách xử lý triệt để, hiệu quả.
Đừng ngần ngại mạnh tay. Bạn thương họ thì ai sẽ thương bạn? Khi bạn có cách quản lý nhân sự khoa học và thấu tình đạt lý, sẽ chẳng còn ai dám "nhờn" với bạn nữa đâu!
Theo Helino
Tự cho rằng mình "nhiều muối", nàng công sở buông lời trêu đùa khiến đồng nghiệp người ngoại quốc giận suốt 1 tuần liền! Hàng loạt dân công sở có kinh nghiệm đã chia sẻ về những mẹo giao tiếp với đồng nghiệp hoặc đối tác người nước ngoài sao cho "vừa sang, vừa duyên dáng", vượt qua rào cản văn hóa một cách khéo léo. Pha trò hài hước cũng là một trong những khía cạnh giao tiếp giúp mọi người trong môi trường công sở...