Lạm thu bị phát hiện: Trả lại tiền thôi chưa đủ
Đầu năm học mới là hàng loạt trường lại bị phát hiện lạm thu và cứ phát hiện lạm thu thì trường trả lại tiền… điệp khúc này năm nào cũng diễn ra khiến không ít phụ huynh bị mất lòng tin vào môi trường giáo dục.
Cầm số tiền hơn 800.000 đồng và đặt bút ký vào danh sách nhận lại tiền điều hòa, máy chiếu mà chị Nguyễn Thị M – phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Uy Nỗ (Đông Anh – Hà Nội) buồn rười rượi.
Chị M cho biết, trước đó, vì gia đình có việc đột xuất, chị đã không tham dự được buổi họp phụ huynh đầu năm cho con. Chính vì vậy, khi cô giáo báo nộp tiền các khoản, chị cũng nộp luôn và không thắc mắc gì. Đến khi đọc trên báo chí thấy trường con mình bị phát hiện thu không đúng một số khoản và phải trả lại tiền cho phụ huynh chị đã rất bàng hoàng.
Nhận lại số tiền trường thu sai nhưng phụ huynh không hề vui (ảnh minh họa: IT)
“Đi đâu người ta cũng hỏi: “Con em có học trường đó không? Lạm thu thế thì dạy tốt sao được? Có định chuyển trường cho con không?… Thú thật mấy trăm nghìn không phải là nhiều nhưng nó làm mình mất niềm tin với môi trường giáo dục – nơi mình gửi gắm hi vọng về tương lai cho con quá” – chị M nói.
360.000 đồng là số tiền mà chị Phạm Thị B ở Hải Bối (Đông Anh – Hà Nội) vừa nhận lại từ giáo viên chủ nhiệm của con sau khi trường Tiểu học Hải Bối bị phát hiện thu sai số tiền hỗ trợ lớp mũi nhọn, lớp chọn. Chị B thở dài: “Nếu không bị phát hiện thì 360.000 nhân lên với hơn nghìn học sinh sẽ ra số tiền không nhỏ đâu. Rồi số tiền đó sẽ đi đâu? Không thể cứ phát hiện thu sai thì trả lại, nếu không bị phát hiện thì ỉm luôn à?”
Không chỉ ở Đông Anh, thời gian gần đây, hàng loạt trường bị phát hiện lạm thu cũng lần lượt ca bài ca… trả lại tiền cho phụ huynh. Trường mầm non Hợp Tiến (xã Hợp Tiến, Mỹ Đức) cũng vừa phải trả lại số tiền lạm thu hơn nửa tỷ đồng. Trong đó có có gần 149 triệu tiền xã hội hóa và gần 372 triệu tiền phụ huynh tự nguyện đóng góp phụ vụ trẻ. Số tiền mỗi phụ huynh nhận lại được là 460.000 đồng.
Ngày 24.9, trường Tiểu học Thạch Quý (phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh) cũng phải trả lại cho phụ huynh số tiền hơn 82 triệu đồng tiền thu sai khoản xã hội hóa trang thiết bị trường học. Ngày 26.9, ban đại điện cha mẹ học sinh trường Tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh) đã trả lại số tiền 332 triệu đồng từ 48 khoản dự kiến thu dưới danh nghĩa xã hội hóa. Hiệu trưởng trường này cũng thừa nhận, dù trường không trực tiếp đứng ra thu nhưng trường cần có hỗ trợ tài chính từ phụ huynh trong các hoạt động ngoại khóa thiếu kinh phí.
Video đang HOT
Lạm thu khiến phụ huynh mất lòng tin vào môi trường giáo dục (ảnh minh họa: IT)
Cứ bị phát hiện thu sai thì trả lại tiền là xong… người đứng đầu không phải chịu trách nhiệm gì về những khoản thu sai đó là điều cực kỳ vô lý. TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, việc xử lý lạm thu như vậy còn chưa triệt để. Theo ông, việc thu sai có trách nhiệm lớn nhất thuộc người đứng đầu các trường chứ không phải “đá bóng” trách nhiệm hết cho ban đại diện cha mẹ học sinh: “Nếu hiệu trưởng không đủ năng lực giải trình các khoản thu đúng quy định thì phải thay thế người khác” – ông Lâm bày tỏ.
Ông Tống Duy Hiến – Phó Chánh thanh tra Bộ GD ĐT cũng cho biết, đợt thanh tra mới đây Bộ cũng đã phát hiện không ít trường lạm thu với danh sách các khoản thu tự nguyện lên tới 30 khoản. Thanh tra Bộ đã yêu cầu các trường phát hiện lạm thu phải chấm dứt ngay việc thu và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh. Tuy nhiên, ông Hiến thừa nhận việc xử lý như trên mới chỉ giải quyết phần ngọn.
“Để giải quyết tận gốc vấn đề lạm thu đầu năm học, tới đây Bộ GD ĐT sẽ xem xét sửa đổi Thông tư số 55 quy định điều lệ về Ban đại diện cha mẹ học sinh và các văn bản có liên quan đến thu chi đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị chính quyền địa phương bố trí đủ kinh phí tối thiểu 20% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo nguồn chi cho các cơ sở” – ông Hiến nói.
Theo Danviet
Tăng lương cho giáo viên có chấm dứt lạm thu đầu năm?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề lạm thu, trong đó có chuyện lương bổng của giáo viên và cán bộ quản lý các trường hiện vẫn còn thấp.
Đến hẹn lại lên, như những thông tin báo chí phản ánh nhiều ngày qua, dù mới bước vào đầu năm học mới chưa đầy một tháng, nhưng các phụ huynh đã cảm nhận được "sức nóng" và "độ nặng" của các khoản đóng góp đầu năm.
TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED đã đưa ra quan điểm riêng về việc lạm thu đầu năm trong các trường học hiện nay.
TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED. (Ảnh: Vietnamnet)
PV: Những năm qua, lạm thu đầu năm trong các trường học đã trở thành chuyện "đến hẹn lại lên". Theo ông, đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
TS Nguyễn Khánh Trung: Có nhiều nguyên nhân, trước hết là chuyện lương bổng của các giáo viên và cán bộ quản lý của các trường, đây cũng là câu chuyện đã nói mãi như chuyện lạm thu. Theo tôi, muốn chống chuyện lạm thu, tham nhũng, phong bì quà cáp kiểu tiêu cực trong giáo dục như lâu nay, trước hết hãy tạo ra một môi trường thích hợp.
Cụ thể là cần tăng lương cho các giáo viên và cán bộ trong trường học một cách xứng đáng để họ có thể đủ sống và yên tâm tập trung vào nghề nghiệp và sứ mệnh của mình.
Tôi nghĩ với 20% ngân sách quốc gia dành cho giáo dục cùng với việc người dân bỏ tiền túi rất nhiều (Việt Nam nằm trong tốp dẫn đầu các nước Châu Á) đóng góp cho giáo dục như hiện nay. Nếu cộng lại, chúng ta đủ sức để trả lương cho các giáo viên một cách xứng đáng, thế nhưng tiền bạc đi đâu hết ?
Nguyên nhân thứ hai đến từ luật pháp. Sau khi đã tăng lương đầy đủ để người giáo viên và cán bộ quản lý trong trường học có thể sống với nghề, thì cần phải nghiêm trị những tội phạm trong trường học. Chẳng hạn nếu phát hiện ra trường cố tình lạm thu, thì hãy loại ngay những người liên quan ra khỏi ngành giáo dục và xử lý nghiêm theo pháp luật.
Nguyên nhân thứ ba thuộc về "truyền thống", chuyện lạm thu, cũng như nhiều chuyện tiêu cực khác trong trường học đã tồn tại từ lâu, trở thành "truyền thống" bền vững và có khi trở thành "chuẩn mực" trong xã hội. Nghĩa là nó trở thành phổ biến, bình thường trong não trạng của nhiều người, họ sẽ xem nhẹ hay bỏ qua.
Giải quyết vấn đề này rất khó so với hai điều đã nói ở trên vì nó là câu chuyện không của riêng nhà trường mà của toàn xã hội. Làm sao để trước các hiện tượng tiêu cực, bất công, người dân sẵn sàng dấn thân đấu tranh nhằm đem lại một môi trường xã hội trong sạch mà họ vẫn an toàn, được mọi người ủng hộ và bảo vệ. Khi mỗi người đều có ý thức và dứt khoát bài trừ tiêu cực như vậy, thì chắc chắn chuyện lạm thu cũng như những tiêu cực khác sẽ được khống chế.
PV: Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng Ban đại diện cha mẹ học sinh trở thành "cánh tay nối dài của hiệu trưởng" trong chuyện lạm thu, do đó, nên loại bỏ Ban này. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Khánh Trung: Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết, trong một số trường hợp nên là "cánh tay nối dài" của hiệu trưởng và các giáo viên, nhưng không phải để lạm thu tiền bạc mà để giáo dục con em mình, hỗ trợ nhà trường trong các sự kiện lớn vì lợi ích của học sinh.
Tuy nhiên, ban đại diện được các phụ huynh bầu, nên cũng là người đại diện phụ huynh để giám sát các hoạt động của nhà trường, đáng lý ra trong câu chuyện lạm thu, khi phát hiện ra, thì ban đại diện phải lên tiếng và phải đấu tranh với tiêu cực. Tóm lại, ban đại diện phụ huynh nên có, nhưng hãy loại bỏ các ban nào tiếp tay cho tiêu cực.
TS Nguyễn Khánh Trung: Ở Phần Lan và ở Pháp đều có Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhưng tôi chưa thấy họ lạm thu gì. Ngược lại, họ hỗ trợ nhà trường rất tích cực trong các hoạt động. Ở Pháp chẳng hạn, nơi ngôi trường con tôi đang học, hàng năm ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm đều đứng ra tổ chức các lễ hội lớn, nhất là lễ hội Noel và lễ hội kết thúc năm học. Lễ hội với những tiết mục văn nghệ dành cho tất cả các học sinh để giáo dục các cháu các kỹ năng khác nhau, nhưng cũng để quyên góp tiền quỹ thông qua các hoạt động. Chúng tôi chưa bao giờ phải đóng góp tiền bạc trực tiếp cho nhà trường hay cho ban đại diện phụ huynh, nhưng chỉ ủng hộ bằng cách tiêu thụ "hàng hoá" của hội phụ huynh như trả tiền để ăn tối do hội tổ chức.VOV.VN - Không nên giải thể Ban đại diện cha mẹ học sinh, địa chỉ cuối cùng cần quy trách nhiệm là hiệu trưởng các trường xảy ra lạm thu.
PV: Được biết ông từng có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục tại các nước như Pháp, Hà Lan, vậy tại các quốc gia này, có tồn tại Ban đại diện cha mẹ học sinh như ở Việt Nam và họ hoạt động như thế nào, thưa ông?
Số tiền thu được, ban đại diện phụ huynh lại ủng hộ các cháu, chẳng hạn như góp phần lo cho các cháu một chuyến đi tham quan xa hay mua thêm cho các học sinh một số đồ chơi ở sân trường.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Nguyễn Trang (VOV)
Hiệu trưởng trường thu quỹ "khủng" viết đơn xin ra khỏi ngành Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương (huyện An Dương, Hải Phòng) đã viết đơn xin ra khỏi ngành giáo dục vì thấy mệt mỏi, trả lại sự bình yên cho nhà trường. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, 24.9, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương cho biết đơn của bà đã được gửi đến các cơ...