Làm thử bánh tráng Trảng Bàng, du khách thích thú vì… khó quá
Số hộ làm nghề bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng không còn nhiều trong khi công việc tráng bánh nặng nhọc mà thu nhập không hấp dẫn người trẻ. Để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống này, tỉnh Tây Ninh còn rất nhiều việc phải lo.
Lễ hội Văn hoá – du lịch Nghề làm bánh tráng Trảng Bàng ở Tây Ninh vừa bế mạc hôm qua. Theo Ban tổ chức, Lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm những ngày vừa qua.
Hàng ngàn lượt khách đã đến lễ hội bánh tráng tham quan, mua sắm những ngày vừa qua.
Rất nhiều du khách, bạn trẻ thích thú trải nghiệm làm thử bánh tráng phơi sương. Song nhiều bạn cũng thừa nhận tráng bánh phơi sương không phải là một nghề nhàn hạ. Ông Nguyễn Hoàng Nam – Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, làng nghề bánh tráng là làng nghề thủ công, để tạo ra sản phẩm phải tốn nhiều công sức.
Nhiều bạn trẻ hào hứng khi được trải nghiệm ngay tại chỗ các công đoạn làm bánh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc tráng bánh hoàn toàn bằng thủ công nên cũng tốn lao động, ít nhất phải có 2 người cùng tham gia vào các công đoạn. Tuy nhiên thu nhập lại không cao, bình quân khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ngày/hộ.
Nghề bánh tráng phơi sương còn mang đặc thù kinh tế hộ gia đình, chưa hình thành được các làng nghề tập trung, còn nằm rải rác trong khu dân cư, thôn ấp. Điều này cũng dẫn đến khó khăn trong việc gắn kết, quảng bá và phát triển du lịch gắn với làng nghề.
Video đang HOT
Tráng bánh phơi sương không phải là một nghề nhàn hạ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Nam cho biết định hướng sắp tới, tỉnh xác định sẽ đầu tư và kêu gọi phát triển làng nghề bánh tráng Trảng Bàng gắn với phát triển du lịch cộng đồng để từ đó tạo nên giá trị gia tăng.
“Nếu gắn kết được với du lịch cộng đồng thì thu nhập từng hộ mỗi ngày cũng sẽ tăng cao hơn. Đây cũng là giải pháp để gìn giữ và phát huy hiệu quả nghề truyền thống”, ông Nam nói.
Duy trì nghề truyền thống cho lớp người trẻ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Được biết, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp với huyện Trảng Bàng thực hiện việc quy hoạch và đẩy mạnh mời gọi đầu tư để hỗ trợ phát triển, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Theo Danviet
Bí quyết "4 bước thần thánh" của bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Tây Ninh không phải là địa phương duy nhất có nghề bánh tráng. Tuy nhiên, đặc sản bánh tráng phơi sương của xứ Trảng Bàng lại nổi danh cả nước, vì những công đoạn cầu kỳ, cùng cách phối trộn hương vị rất đặc trưng không nơi nào có được.
Hiện ở Trảng Bàng có nhiều làng nghề làm bánh tráng phơi sương nổi tiếng như ở khu phố Lộc Du, Gia Huỳnh (thị trấn Trảng Bàng), ấp An Thành (xã An Tịnh).
Bà Phạm Thị Đương, nghệ nhân có 40 năm làm bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bà Phạm Thị Đương, ngụ khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng cho biết, nghề này rất cực, vì trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có 4 khâu cực kì quan trọng: Tráng bánh, phơi nắng, nướng rồi lại phơi sương.
Gia đình bà đã có 4 đời làm bánh tráng phơi sương, riêng bà cũng đã làm nghề hơn 40 năm. Ngoài kỹ năng được dạy, người thợ tráng bánh như bà Đương còn cần có năng khiếu, biết vận dụng các giác quan để có thể cảm nhận được mùi, vị bánh.
Nhiều người dân xứ Trảng cứ mê mẩn vị bánh có thể dùng ăn chơi hay làm quà cho những người con xa quê. Bà Đương chia sẻ, bánh của bà thường bán sỉ, bán lẻ cho khách tại địa phương, có khi trở thành đặc sản dùng làm quà biếu cho người xứ khác.
Đặc sản bánh tráng phơi sương có thể dùng ăn chơi hay làm quà cho những người con xa quê. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Nguyễn Hoàng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, bánh tráng phơi sương là nét văn hóa đặc trưng của người dân xứ Trảng. Không riêng gì Tây Ninh mà nhiều tỉnh thành trong cả nước đều có bánh tráng. Nhưng điều đặc biệt của bánh tráng phơi sương là quá quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn và rất kỳ công.
Nghề thủ công này thể hiện sự cần cù và sáng tạo trong lao động của người dân Trảng Bàng nói riêng và Tây Ninh nói chung.
Trước tiên, người làm bánh phải lựa loại gạo phù hợp, đem đi xay bột, rồi nêm vào ít muối. Đặc trưng của bánh tráng phơi sương là phải tráng 2 lớp. Tráng xong thì đem phơi bánh trên các vỉ dưới độ nóng phù hợp. Bánh vừa kịp khô thì gỡ ra đem vào nướng.
Tráng bánh phơi sương trải qua nhiều công đoạn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Nướng bánh cũng là 1 công đoạn nhọc nhằn đòi hỏi đôi tay nhanh nhạy, khéo léo và người nướng cũng phải chịu khó vì ngồi lâu bên bếp lửa nhiệt độ cao.
Bánh nướng xong thì đem đi phơi sương với lượng sương vừa đủ và canh vào thời điểm phù hợp để tạo ra chiếc bánh có độ ngon và dẻo đạt yêu cầu. Sau đó lại cho vào túi nilon đóng gói và bảo quản, đưa vào phân phối.
Điều đặc biệt là bánh tráng phơi sương có vị mặn vừa đủ. Vị mặn này sẽ được kết hợp với vị ngọt của thịt heo luộc; các hương vị chua, chát... khác nhau của rau rừng, rau sống.
Bánh tráng phơi sương được phối trộn với nhiều hương vị, sản phẩm đặc trưng khác, tạo ra sự kết hợp hoàn hảo
"Rồi tất cả lại hòa quyện với hương vị của nước mắm đặc trưng Tây Ninh, tạo ra sự kết hợp hoàn hảo nhiều công đoạn, nhiều hương vị, nhiều sản phẩm khác nhau tạo thành. Trong đó đóng vai trò chủ đạo là bánh tráng phơi sương", ông Nam mô tả.
Theo Danviet
Du lịch canh nông phải có chỗ để xe, nhà vệ sinh, đẹp từng centimet Sáng 14.12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Lâm Đồng đã tổ chức tọa đàm về phát triển du lịch canh nông nhằm tìm kiếm giải pháp để loại hình du lịch này phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Dẫn đầu cả nước về du lịch canh nông "Đến bây giờ, chúng ta...