Làm thế nào robot hút bụi có thể tự tìm đường và dọn sạch từng ngóc ngách trong nhà?
Đối với mỗi người, dọn dẹp nhà cửa ắt hẳn là công việc tốn công sức và thời gian nhất. Hầu hết chúng ta đều cần động lực thì mới có thể cầm cây chổi lên, ví dụ như ngày lễ hay có khách đến chơi chẳng hạn.
Ngày nay, thật may mắn là những công việc này đã có công nghệ hỗ trợ cho chúng ta. Với một chiếc máy hút bụi, chúng ta vẫn phải mang vác nó đi khắp nhà, nhưng với một con robot hút bụi, chúng ta chẳng còn cần phải đụng tay nữa và chỉ việc nhìn nó dọn sạch sàn nhà cho chúng ta.
Công nghệ robot hút bụi đã xuất hiện từ lâu. Những dòng robot đời đầu mỗi khi hết pin thì chúng chỉ đứng yên tại góc nào đó trong nhà và phát ra tiếng kêu, chúng ta phải tìm nó và đem đi sạc. Nhưng với những công nghệ mới nhất, những con robot hút bụi đã có những bước tiến đáng kể. Chúng có thể dọn sạch từng ngóc ngách mà không cần đến con người và lưu lại sơ đồ của căn nhà để có thể lên kế hoạch dọn dẹp có hiệu quả nhất. Với chương trình được cài đặt sẵn, robot hút bụi có thể tự làm sạch hộp chứa bụi của nó và tự về vị trí sạc mỗi khi gần hết pin.
Vậy bạn có biết làm thế nào để những con robot này có thể tự động điều hướng trong căn nhà của bạn không? Làm thế nào để chúng có thể tránh các vật cản hay tránh việc dọn một chỗ quá nhiều lần? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Cách robot hút bụi làm việc
Trong quá trình hoạt động, robot cần phải tự điều hướng để không đụng vào đồ vật trong phòng, như khi chúng ta dọn dẹp vậy. Chúng ta có thể tránh các đồ vật nhờ vào các giác quan, trong đó chủ yếu là thị giác, để có thể di chuyển tránh các đồ vật. Robot hút bụi cũng hoạt động trên cơ chế tương tự, chỉ khác ở chỗ nó dùng các cảm biến khác nhau cho những thông tin khác nhau. Các cảm biến bên trong giúp robot có thể tránh các mối nguy hiểm, dọn dẹp một cách hiệu quả và di chuyển sang những khu vực chưa được dọn.
Mỗi dòng robot của các hãng khác nhau sẽ có những loại cảm biến khác nhau, nhưng cơ bản là các thông tin thời gian thực từ cảm biến sẽ kích hoạt các chương trình đã lập trình trong máy, từ đó nó sẽ tự đưa ra các quyết định tại chỗ.
Các con robot này thường được thiết kế gọn nhẹ và nhỏ nhất có thể để giúp nó làm sạch từng ngóc ngách. Với những khu vực nó không thể đi vào và vô tình đụng phải, chúng sẽ sử dụng cảm biến để có thể di chuyển bằng hướng khác.
Một số cảm biến thường thấy trên robot hút bụi
Robot hút bụi đều được trang bị cảm biến hồng ngoại để phát hiện các bức tường trong nhà. Robot cần có cảm biến này để xác định vị trí bức tường và di chuyển dọc theo nó khi dọn dẹp bụi bẩn ở chân tường. Trên một số dòng robot, cảm biến hồng ngoại còn được dùng để thiết lập đường đi của robot thông qua các thuật toán lập trình sẵn. Cảm biến hồng ngoại còn giúp robot phát hiện vị trí các đồ vật trong phòng, từ đó giúp chúng dọn dẹp dễ dàng hơn. Với những robot có chức năng thiết lập bản đồ, cảm biến tường giúp robot xác định vị trí cửa để có thể di chuyển qua các phòng khác.
Cảm biến tường để xác định các góc phòng và cửa phòng
2. Cảm biến chướng ngại vật
Mối lo ngại lớn nhất đối với robot hút bụi là những vật cản trong phòng như đồ nội thất cơ động, chân ghế sofa, bàn ăn, ghế và các loại đồ chơi. Để đối phó với những vấn đề này, có một cảm biến được đặt trong tấm cản chống va đập của robot. Mỗi khi robot chạm vào một vật thể, cảm biến sẽ được kích hoạt và thông báo cho robot biết nó cần di chuyển theo hướng khác. Nhưng vì di chuyển xung quanh đồ vật có thể sẽ để lại vệt bẩn trên sàn, nhiều robot được lập trình để di chuyển tới chướng ngại vật theo nhiều hướng khác nhau và từ từ chạm vào nó để xác định liệu nó có phải chướng ngại vật mềm mà nó có thể đi qua thay vì bỏ qua khu vực đó.
Video đang HOT
Cảm biến chướng ngại vật giúp robot di chuyển qua các đồ vật trong phòng.
Các bậc thay đổi độ cao sàn nhà có thể khiến robot gặp nguy hiểm như mắc kẹt hay thậm chí là bị hư hại. Các bậc thang hay gác xép có thể rất nguy hiểm và khiến robot bị hỏng nếu chúng có khả năng điều hướng kém. Để đảm bảo robot không bị rơi, một cảm biến hồng ngoại sẽ được đặt bên dưới để đo khoảng cách đến sàn nhà. Nếu tín hiệu nhận về ngay lập tức có nghĩa là robot vẫn đang nằm trên cùng một mặt sàn. Nếu tín hiệu mất một khoảng thời gian để quay về thì có nghĩa là phía dưới có bậc thềm hay bậc thang, sau đó nó sẽ kích hoạt một giao thức được lập trình sẵn để thay đổi hướng di chuyển.
Cảm biến này dùng để đo tổng quãng đường di chuyển trong phòng và đảm bảo rằng nó không bỏ sót điểm nào trong quá trình hoạt động. Cảm biến ánh sáng được đặt ở bánh xe của robot, nhờ đó nó có thể đo số vòng quay bánh xe. Kết quả đo được cùng với chu vi của bánh xe, robot sẽ tính được tổng quãng đường mà nó đã đi.
Một số nhà sản xuất sử dụng cảm biến để thông báo cho robot biết có một lượng lớn bụi bẩn trong khu vực. Robot sẽ sử dụng cảm biến âm thanh để phát hiện khi một lượng lớn bụi được hút vào, do bụi sẽ làm các tấm kim loại bên trong rung động. Robot sẽ quay lại dọn dẹp thêm một lần nữa vì nó nhận ra rằng sàn nhà vẫn chưa sạch!
Cảm biến bụi bẩn giúp tăng hiệu quả quá trình dọn dẹp
6. LiDAR (đo khoảng cách bằng ánh sáng) và Image Mapping (vẽ bản đồ bằng hình ảnh)
Các thế hệ robot hút bụi mới nhất hiện nay được trang bị các chương trình phát hiện và vẽ bản đồ mạnh mẽ. Những tính năng thường được trang bị trên các dòng robot cao cấp với các công nghệ mới nhất. Mỗi nhà sản xuất đều xây dựng tính năng này theo cách riêng dựa trên công nghệ sử dụng, do đó mỗi dòng robot sẽ có sự khác biệt về tính năng.
Một số nhà sản xuất sẽ tích hợp máy ảnh để ghi lại hình ảnh toàn bộ căn phòng, đánh dấu các vị trí đồ đạc, trần nhà, tường và cách bố trí trong phòng. Điều này cho phép robot nhận thức môi trường xung quanh và giúp nó nhận diện khu vực cần làm sạch, thiết lập kế hoạch cho quá trình làm việc để tăng hiệu quả công việc và sử dụng pin hiệu quả hơn.
Một số robot thì sử dụng LiDAR để lên bản đồ khoảng cách giữa robot và các vật thể trong phòng. Robot sẽ tạo một bản đồ bằng các phép đo đạc, từ đó nó có thể nhận diện môi trường xung quanh. Vì vậy mà nó biết được khu vực nào nó đã đi qua và cho phép robot tối ưu hóa chuyển động.
Vẽ bản đồ bằng hình ảnh giúp robot tái tạo chính xác bố trí các phòng trong nhà.
Kết luận
Hàng loạt các cảm biến và công nghệ vẽ bản đồ bằng hình ảnh được sử dụng để giúp robot hút bụi có thể xác định căn phòng và điều hướng chính xác. Chúng giúp những con robot này thông minh hơn và có khả năng tìm ra cách tối ưu hóa đường di chuyển để làm sạch căn phòng. Tùy vào từng mức giá và từng hãng sản xuất mà các loại cảm biến và tính năng trên từng dòng robot hút bụi sẽ khác nhau. Cho nên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua loại phù hợp với gia đình!
Theo VN Review
Tìm hiểu về Robot hút bụi, lau nhà tự động: Ưu và nhược điểm của loại thiết bị này
Lau nhà và dọn sạch bụi bẩn luôn là một phần công việc của các bà nội trợ. Kỷ nguyên 4.0 mang đến nhiều loại máy móc thông minh để giải phóng sức lao động của con người và robot hút bụi, lau nhà là một trong số đó.
Robot hút bụi, lau nhà không chỉ giúp dọn sạch nhà cửa mà còn giúp giải phóng sức lao động của các bà nội trợ. Nhiều người sau khi sử dụng qua loại sản phẩm này đã dành nhiều lời ca ngợi chúng: như không cần làm gì mà nhà vẫn sạch, có thêm được thời gian nghỉ ngơi hay làm việc khác thay vì phải sử dụng chổi và các dụng cụ lau nhà truyền thống vừa tốn sức vừa tốn thời gian...
Vậy robot hút bụi, lau nhà là gì? Chúng có những ưu nhược điểm nào?
Robot hút bụi lau nhà tự động là gì?
Robot hút bụi lau nhà còn được gọi là Robot tự động (tên tiếng Anh là Robot Vacuum Cleaner). Nó có khả năng thay thế hoàn toàn công việc hút bụi lau nhà cầm tay tốn thời gian và sức lực. Lập trình thông minh giúp Robot tự động tạo bản đồ làm việc, có thể làm việc trên mọi địa hình như thảm, gầm bàn ghế. Đặc biệt, robot có thể làm sạch mọi loại bụi bẩn kể cả bụi không khí nhỏ dưới 2.5 micro mét, làm sạch tóc lông thú dễ dàng mà bình thường rất khó có thể làm sạch bằng tay.
Ưu điểm của Robot hút bụi lau nhà tự động
- Người dùng có thể chủ động "set" lịch trình để máy tự động hút bụi.
- Robot có khả năng hút sạch bụi bẩn nhỏ, lông thú, tóc...
- Gần như hoạt động tốt trên mọi loại bề mặt như sàn nhà, thảm, gầm bàn ghế...
- Đa số robot hút bụi khi hoạt động gây ra tiếng ồn rất nhỏ nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn.
- Nhiều loại robot có khả năng tự sạc pin sau khi kết thúc phiên làm việc và người dùng không cần di chuyển chúng như máy hút bụi cầm tay.
- Đa chế độ hút bụi, lau khô, lau ướt...
- Điều khiển thông minh từ xa với smartphone, máy tính bảng qua wifi, bộ điều khiển, ứng dụng.
- Một trong số những tính năng được yêu thích nhất của robot hút bụi là khả năng hút những bụi bẩn nhỏ, lông thú cưng, bụi bẩn từ quần áo, không khí, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình (đặc biệt là với những người hay bị dị ứng với bụi, lông động vật...).
- Dễ dàng vệ sinh: sau khi hoàn thành công việc, robot hút bụi tự động có ngăn chứa và bộ lọc bụi riêng để giữ cho bụi bẩn không bị lọt ra ngoài, việc của bạn chỉ là lấy ra và mang đi đổ thôi, rất dễ dàng.
- Giải phóng 100% các bà nội trợ khỏi công việc lau dọn nhà cửa.
- Thời gian sử dụng khoảng 5 năm nên chi phí rẻ hơn việc trang bị máy hút bụi cầm tay hay cây lau nhà.
Nhược điểm của robot hút bụi, lau nhà tự động:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao, thường từ 5 triệu đồng trở lên.
- Các dòng máy của Đức, Nhật thường khó tìm phụ kiện thay thế nếu hỏng hóc.
- Chi phí thay phụ kiện rất đắt, ví dụ: pin của máy iRobot có giá khoảng 3-4 triệu đồng. Màng lọc, và chổi quét có giá từ 1-2 triệu đồng.
- Do thiết kế phức tạp nên việc hỏng 1 chi tiết nhỏ có thể kéo theo trục trặc cả hệ thống.
- Bộ cảm biến đôi khi hoạt động kém với các bề mặt có màu tối.
- Robot hút bụi vẫn chưa có khả năng leo cầu thang.
- Khả năng chịu va chạm kém, thậm chí đâm liên tục vào tường tạo nên tiếng ồn khó chịu.
Theo VN Review
Đánh giá robot hút bụi Probot Nelson A6S Pro: lực hút mạnh, có chế độ lau nhà Nếu muốn một robot thông minh có lực hút mạnh, hút được nhiều loại bụi và có thể điều khiển từ xa qua mạng thì Probot Nelson A6S Pro là sản phẩm đáng cân nhắc. Nelson A6S Pro là máy hút bụi thuộc phân khúc tầm trung trong thị trường robot hút bụi tự động hiện nay. Máy có giá bán 8,9 triệu...