Làm thế nào khi con dậy thì sớm?
Hiện nay sự phát triển tâm sinh lý của trẻ thường sớm hơn so với lứa tuổi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải để tâm tới hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ, từ đó có những cách xử lý phù hợp
Dậy thì sớm Các bác sĩ cho biết những dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ bao gồm: các bé gái chưa đến 8 tuổi đã bắt đầu xuất hiện lông mu, lông nách, tuyến vú phát triển; chưa đến 10 tuổi đã có kinh nguyệt, cơ thể cao lên, nặng hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Những tác hại của dậy thì sớm là ban đầu chiều cao của các bé dường như cao hơn nhiều so với các bạn cùng độ tuổi nhưng vì các bé dậy thì sớm hơn kích thích xương phát triển làm cho các đầu xương đóng sớm, khi trưởng thành chiều cao đạt được sẽ thấp hơn 3-5 phân so với dự kiến ban đầu, đồng thời cũng tạo ảnh hưởng xấu đến tâm lí của trẻ.
Biểu hiện của dậy thì sớm
Những bé gái dậy thì sớm biểu hiện đầu tiên là tuyến vú phát triển bất thường, có thể là một bên phát triển to hơn, hoặc cũng có thể là một bên phát triển sau đó mới đến bên kia.
Trước 8 tuổi cơ quan sinh dục của các bé chưa phát triển, không có bất kì sự tiết dịch nào, nếu như trong lúc tắm các mẹ nhìn thấy âm đạo tăng tiết nhầy đồng thời cơ thể bé cũng phát triển nhanh hơn thì nên lưu ý.
Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp, tương lai sẽ xuất hiện thêm lông nách, lông mu và chảy máu âm đạo. Ban đầu chủ yếu là chảy máu âm đạo bất thường, dần dần qua một quá trình thay đổi mới ổn định theo chu kì kinh hàng tháng.
Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ dậy thì sớm có những dấu hiệu phát triển sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.
Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Ham muốn tình dục trước tuổi: sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?
Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa). Để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nhiệm cận lâm sàng. X – quang bàn tay và cổ tay cũng rất quan trọng, cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh; xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon. Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm Gn-RH và mức hormon LH, hormon kích thích nang trứng tăng. Ở trẻ em với dậy thì sớm ngoại vi, mức độ hormon LH và FSH giữ nguyên. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì. Kiểm tra tuyến giáp nếu cho thấy bất kỳ dấu hiệu của suy giáp (chẳng hạn như mệt mỏi, trì trệ, tăng độ nhạy để táo bón, cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt); có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng…
Nếu bệnh do khối u hay u nang buồng trứng, tuyến thượng thận gây ra thì phải phẫu thuật để cắt bỏ. Sau khi phẫu thuật, phải định kỳ đến bệnh viện để kiểm ra, quan sát xem các triệu chứng bệnh có mất đi, nồng độ nội tiết tố sinh dục trong máu có giảm đi hay không. Nếu u nằm trong não, việc phẫu thuật hay không phải được quyết định bởi bác sĩ ngoại khoa thần kinh. Nếu dậy thì sớm do nguyên nhân bên ngoài, phải tìm ra con đường cụ thể gây tiếp xúc với nội tiết tố sinh dục để tránh tiếp xúc; khi nội tiết tố sinh dục có nguồn gốc từ bên ngoài được đưa hết ra khỏi cơ thể thì bệnh sẽ tự nhiên giảm bớt.
Video đang HOT
Khoảng chục năm lại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc có GnRH có thể ức chế một cách hữu hiệu sự tiết ra GnRH quá sớm, từ đó mà ức chế sự phát dục của noãn bào và sự tiết ra nội tiết tố sinh dục. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là ức chế sự hoàn thiện quá sớm của xương, có tác dụng cải thiện chiều cao cơ thể.
Các tài liệu y học nước ngoài cho thấy, các bé gái mắc bệnh dậy thì sớm thực sự nếu được điều trị bằng thuốc có chứa GnRH (ngừng thuốc khi đến tuổi dậy thì thật sự) thì quá trình dậy thì tự nhiên sau đó sẽ hoàn toàn bình thường. Sau khi đã trưởng thành, kinh nguyệt và công năng sinh dục của những người này cũng bình thường.
Đơn thuốc của bác sĩ Có một số trường hợp các bé dậy thì sớm không cần điều trị nhưng cần phải loại bỏ những yếu tố gây dậy thì sớm, hơn nữa cần phải theo dõi trong một thời gian dài và khám định kì 3 đến 6 tháng một lần, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như nhảy dây, leo cầu thang, chơi bóng rổ, cầu lông… để thúc đẩy phát triển chiều cao của bé trong một thời gian ngắn.
Hiện nay ngoài sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ cũng có thể sử dụng hóc môn kích thích tăng trưởng để phát triển chiều cao.Thuốc chỉ sử dụng cho cá nhân và phải đề phòng tác dụng phụ, khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và phải thường xuyên đi khám định kì.
Hơn một nửa trẻ em mắc phải các bệnh dậy thì sớm, tuyến thận trên tăng dịch sản, thận trên có khối u, các trung khu thần kinh dậy thì sớm, ngoại sinh( thuốc) gây ra dậy thì sớm cần phải có thuốc điều trị thích hợp, xạ trị, điều trị hóa học và điều trị bằng phẫu thuật.
Theo www.phunutoday.vn
10 thay đổi trên cơ thể chị em phải đối mặt khi bước sang tuổi 30
Tuổi 30 là một trong những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt, đây là thời điểm mà cơ thể hay tâm sinh lý của phụ nữ có nhiều biến chuyển mà bạn không thể ngờ đến.
1. Các nếp nhăn bỗng từ đâu rủ nhau kéo đến
Theo bác sĩ da liễu Robin Ashinoff, MD tại Trung tâm Y khoa ĐH Hackensack (Mỹ), ở độ tuổi 30, các nếp nhăn đáng sợ sẽ bắt đầu xuất hiện.
Đó là bởi theo thời gian, ánh nắng Mặt trời sẽ khiến cấu trúc da trở nên lỏng lẻo hơn, không còn săn chắc như khi còn trẻ.
Các nguyên bào sợi là những cỗ máy sản sinh collagen trong da. Khi còn trẻ, chúng kết hợp chặt chẽ với collagen kéo căng làn da của bạn, ngăn nó bị xẹp, chùng. Nhưng khi 30, số lượng Collagen trở nên sụt giảm, khiến da nhanh chùng, nhăn.
2. Mỡ tích nhanh, giảm cân rất khó
Khi 30 tuổi, hệ trao đổi chất trong cơ thể bạn bắt đầu chậm lại, khiến cân nặng dư thừa trở nên khó kiểm soát và "hô biến" hơn.
Điều này vô tình tạo ra hệ quả là việc bạn ăn uống không điều độ - ăn ít rau xanh, lười vận động sẽ khiến lớp mỡ càng tích tụ nhiều, dày hơn ở dưới da, đặc biệt là phần mông, đùi, bụng...
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù bạn có ăn uống kham khổ, tập luyện chăm chỉ thì do sự mất cân bằng hormone nên ước mơ giảm cân nhanh như thời trẻ cũng chỉ là "giấc mơ" xa vời.
3. Khả năng sinh sản giảm
Theo các chuyên gia, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ bắt đầu giảm ở độ tuổi 30, đặc biệt là qua tuổi 35. Trước 35 tuổi phụ nữ có thể có thai khỏe mạnh và sinh em bé khỏe mạnh nhưng sau mốc này thường hay gặp những rủi ro về sức khỏe, trong đó tình trạng sẩy thai có thể gia tăng cao hơn.
4. Khớp cứng và dễ loãng xương
Theo các chuyên gia, khi bước sang tuổi 30, nếu cơ thể không hấp thụ được những thực phẩm giàu canxi và không được vận động nhiều, tình trạng loãng xương, khớp cứng sẽ rất dễ xảy ra. Nếu buổi sáng thức dậy bạn thấy khớp cứng hơn và đau mỏi người và khi đi bộ hay lúc uốn người hoặc đứng lên ngồi xuống đều có cảm giác nghe xương kêu răng rắc, lục khục ở các khớp thì đó là dấu hiệu bắt đầu của các cơn đau khớp.
5. Cảm xúc thất thường
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, những người ở độ tuổi 30 và 40 có khả năng trầm cảm cao hơn nhóm tuổi khác tới 15%. Ngoài ra, do sự thay đổi nội tiết tố, hormone cũng khiến tâm trạng của nữ giới trở nên thất thường hơn, đôi khi dễ nổi cáu.
Lý do được đưa ra là sự căng thẳng và kiệt sức giữa công việc - gia đình ở tuổi 30 có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng.
Không phải ai cũng có thể tìm ra các chiến lược giúp mình vững tin đương đầu với những thử thách này, vì thế áp lực cuộc sống đẩy họ vào vòng xoáy cuộc đời, 1 cái vòng luẩn quẩn của sự chán nản, từ đó dễ rơi vào con đường trầm cảm.
6. Tóc xơ và dễ gãy rụng
Theo các chuyên gia, phụ nữ có thể bị rụng từ 50 - 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng con số này thậm chí sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi bước vào tuổi 30. Nguyên do là vì khi bước sang tuổi 30, mức độ stress trong cuộc sống dễ tăng cao, sự trao đổi chất trong cơ thể kém hơn khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, sự thiếu hụt sắt và vitamin D cũng có thể gây ra chứng rụng tóc ở nữ giới. Theo các chuyên gia, các nàng nên bổ sung lượng cho sắt cơ thể ở mức 18mg/ngày - nhiều hơn phái mạnh 10mg.
7. Dễ stress
Khi bước sang tuổi 30 ai cũng cảm nhận một thế giới hoàn toàn mới với nhiều căng thẳng hơn trong cuộc sống hàng ngày mà có thể trước tuổi đó họ chưa từng đối mặt. Khi ở mốc 30 tuổi, mọi người đều hướng đến các mối quan hệ nghiêm túc hơn, kết hôn, "ngôi nhà và những đứa trẻ", mua xe, tiết kiệm... Mỗi người còn sẽ bắt đầu phải đối mặt với thực tế cha mẹ già đi... Tất cả những suy nghĩ đó rất dễ khiến những người khi bước sang tuổi 30 cảm thấy stress tăng lên mỗi ngày.
8. Kinh nguyệt thất thường
Do hormone estrogen và progesterone giảm xuống nên chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng có sự thay đổi rõ nét.
Thời gian diễn ra chu kỳ sẽ ngắn hoặc dài hơn, lượng dịch kinh nguyệt ít hơn bình thường 1 chút.
Tiến sĩ Jessica Shepherd thuộc trường ĐH Illinois (Mỹ) cho rằng, phụ nữ có thể sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh - giai đoạn chuyển tiếp trước mãn kinh vào cuối những năm 30 tuổi.
Tuy nhiên, nếu sự thay đổi kinh nguyệt là bất thường lớn thì bạn cần đi khám bác sĩ sớm nhé!
9. Dễ tăng cân hơn
Rất nhiều chị em phụ nữ bắt đầu tăng cân khi bước vào độ tuổi 30 bởi vì cơ chế chuyển hóa bắt đầu chậm lại. Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn cần xây dựng một chương trình tập luyện thể chất phù hợp, bao gồm các bài tập nhịp điệu, chạy bộ, nhảy dây, chạy xe đạp hoặc bơi lội.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát chế độ ăn uống sao cho hợp lý, cân bằng giữa hàm lượng carb và chất béo hấp thu, đồng thời hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, tăng cường ăn tất cả các loại trái cây, rau củ quả. Một điều quan trọng không kém là hãy tránh xa các thức ăn nhanh, chiên xào đầy dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn nhé.
10. Dễ bị loãng xương
Dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng sự mất dần mật độ xương sẽ bắt đầu ở những năm 30 và có thể dẫn đến tình trạng xương mỏng, yếu hay phát triển thành căn bệnh loãng xương khi về già.
Không chỉ xương bị suy yếu, các cơ bắp của bạn cũng sẽ bắt đầu mất đi độ bền chắc, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc cản trở đến vóc dáng, sức mạnh và khả năng hoạt động cân bằng giữa các cơ.
Theo www.phunutoday.vn
Chẳng may bị hóc xương cá, hãy áp dụng ngay những cách đơn giản và hiệu quả sau Vô tình nuốt phải một miếng xương cá nhỏ trong lúc ăn cơm tối, bạn nên làm gì? Tình huống hay gặp nhưng ít người biết cách xử lý đúng. Ăn cá rất ngon và cực tốt cho sức khỏe. Nhưng có một vấn đề duy nhất khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người già ngại ăn cá đó chính...