Làm thế nào để Việt Nam phát triển mạnh?
Cách duy nhất để một quốc gia phát triển đó chính là tìm ra được “Lợi thế kiếm tiền khác biệt” và số tiền đó phải kiếm từ bên ngoài lãnh thổ. Việt Nam muốn phát triển mạnh cũng không thể đứng ngoài quy luật này.
Việt Nam trải qua 30 năm đổi mới. Những thành tựu là rất lớn, tuy nhiên Việt Nam chưa có được sự vượt mạnh như các quốc gia cũng bằng ấy năm như Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan… Chúng ta đã lãng phí khá nhiều thời gian khi chưa tìm được Keypoint (điểm mấu chốt) của phát triển kinh tế.
Cần tìm ra USP cho kinh tế Việt Nam
Vào năm 1990, giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard đã cho xuất bản những kết quả của một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nước lại thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế. Porter và các cộng sự đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Giống như những người ủng hộ thuyết thương mại mới, công trình của Porter được định hướng bởi niềm tin rằng các lý thuyết hiện tại về thương mại quốc tế chỉ chỉ ra được một phần của câu chuyện. Đối với Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích được tại sao một quốc gia đạt được sự thành công quốc tế trong một ngành cụ thể. Porter gọi cái này là “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”.
Theo các chuyên gia thương hiệu thì nghiên cứu của Michael Porter giải thích một góc nhìn khác gọi là “Lợi thế kiếm tiền khác biệt” so với các quốc gia khác trên thế giới hay nôm na gọi tắt là USP (Unique Selling Point).
USP lý giải tại sao Thái Lan lại có 30 triệu du khách trong khi lợi thế du lịch không hơn Việt Nam thậm chí còn kém nhiều thứ. Hay Nhật Bản vươn lên số 1 thế giới về công nghiệp sản xuất sản phẩm có lý tính cao, nhưng giá thành hạ. Hoặc như Singapore trở thành Trung tâm văn phòng đại diện của các tập đoàn, công ty trên thế giới khi làm ăn tại Châu Á…
Cách duy nhất để một quốc gia phát triển đó chính là tìm ra được “Lợi thế kiếm tiền khác biệt” và số tiền đó phải kiếm từ bên ngoài lãnh thổ.
1. Nếu không lấy được tiền thiên hạ mà chỉ luân chuyển tài sản nội địa thì đất nước không tăng thu nhập với tốc độ cao được.
2. Nếu không tìm và làm ra được một lợi thế kiếm tiền thiên hạ (USP) thì sẽ rất khó lấy được tiền của thiên hạ vì các quốc gia khác có USP họ sẽ lấy mất.
3. Nếu không có USP này thì Việt Nam không có được sức mạnh tập trung của cả dân tộc, mà sẽ bị phân tán nguồn lực. Tác hại của phân tán nguồn lực là cái gì cũng làm nhưng không giỏi cái gì.
4. Nếu không có USP này thì Việt Nam sẽ mất cơ hội tạo di sản lâu đời hay chuyên sâu để tạo thành Văn hóa Dân tộc đặc sắc như Do Thái, người Nhật, người Hoa và được tôn trọng trên toàn Thế giới… mà sẽ mờ nhạt và giống như các nền văn hóa khác và chỉ được nhớ đến như là một nét dân gian lạ kỳ nào đó.
Khi đất nước có được một thế mạnh vượt trội với các quốc gia khác thì người Việt sẽ được tôn trọng hơn trong con mắt của bạn bè quốc tế và việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới gợi ý USP cho Việt Nam như thế nào? Giáo sư Michael E. Porter gợi ý trong chiến lược dài hạn, Việt Nam nên tập trung phát triển nông nghiệp để trở thành một nhà cung cấp lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, hoặc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về kho bãi, cảng biển để trở thành một điểm trung chuyển hàng hoá, kho vận toàn cầu. Trong khi đó, cha đẻ của Marketing hiện đại Philip Kotler phát biểu: “Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là “nhà bếp của thế giới”.
Video đang HOT
Giáo sư Michael E. Porter
Để tìm cho ra được USP của một đất nước thì không thể chỉ nghe ý kiến của các chuyên gia kinh tế trên thế giới mà cần sự sáng tạo của toàn dân tộc. Tất cả những ai được coi là trí thức tại Việt Nam cần phải đóng góp để tìm ra được lợi thế này, muốn vậy cần phải có một dự án tầm quốc gia và Chính phủ hậu thuẫn để nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp cho Lợi thế quốc gia, để phát triển lợi thế này trở thành một “Lợi thế kiếm tiền thế giới” đúng nghĩa và lâu dài.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã có tham luận rất hay tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với ý kiến lấy kinh tế tư nhân làm trung tâm của nền kinh tế và cần đổi mới cơ chế chính trị trong 70 năm qua đề phù hợp với sự đổi mới của kinh tế và tập trung vào nâng cao năng suất lao động của toàn dân. Tuy nhiên đổi mới chính trị chỉ là một điều kiện cần và nâng cao năng suất của toàn dân là cần thiết nhưng không phải là điều kiện đủ và cái “đủ” là cần phải biết tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia và nâng cao năng suất tại lợi thế này mới giúp cho đất nước cất cánh trong giai đoạn tới.
Theo An ninh thủ đô
Kinh tế 2016 sẽ khởi sắc!
Một quốc gia muốn phát triển không thể thiếu những tập đoàn tư nhân mạnh.
TS Trần Đình Thi ên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh như trên khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trước thềm năm mới 2016.
Ông Thiên nhìn nhận kết quả nổi bật, điểm sáng của kinh tế năm 2015 là: Tiếp tục giữ vững được sự ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát được lạm phát ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh, chỉ 0,6%), trong khi tăng trưởng được duy trì ở mức cao 6,68%. Đây là con số tăng trưởng đạt mức cao nhất trong tám năm qua. Một điểm sáng nữa là số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao.
Kinh tế Việt Nam thiếu trụ cột
. Phóng viên: Có ý kiến đánh giá rằng mặc dù kinh tế tăng trưởng nhưng phần đóng góp của khu vực kinh tế trong nước lại rất ít, thưa ông?
TS Trần Đình Thiên: Đúng vậy.
Tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta phần lớn vẫn phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Thêm nữa, tuy nhiều công ty được thành lập nhưng số đóng cửa cũng không ít. Điều đáng lo ngại nữa là số DN nhỏ li ti tăng lên rất nhanh. Nếu tốt lên mà chỉ tốt cho công ty nước ngoài thì không ổn.
. DN đầu tư nước ngoài cũng là một bộ phận của kinh tế Việt Nam, nếu họ tốt lên là điều đáng mừng chứ sao lại lo?
Chúng ta không phản đối việc khu vực FDI tốt lên nhưng phải nhận thấy khu vực kinh tế trong nước yếu đi hoặc không mạnh như mong đợi là một tình trạng nghiêm trọng. Các công ty nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh nhưng lợi ích họ thu được thì thuộc về họ. Còn các công ty Việt không lớn lên được thì lại là DN của chúng ta.
Cho nên khu vực trong nước phải tốt lên, đó mới là điều quan trọng nhất.
. Theo ông, tại sao DN Việt Nam không mạnh lên mà lại yếu đi?
Do kinh tế Việt Nam thiếu những trụ cột. Trước đây chúng ta lấy các công ty, tập đoàn nhà nước làm trụ cột của nền kinh tế. Nhưng kinh tế tư nhân và các tập đoàn tư nhân mới nên là trụ cột. Hiện nay số lượng DN tư nhân có thể làm trụ cột cũng còn ít và chưa mạnh nên không thể làm trụ cột được.
Mặt khác, số DN này lại không gắn bó với các khu vực khác. Họ chỉ kinh doanh trong lĩnh vực của mình. Trong khi để làm trụ cột, một công ty, tập đoàn tư nhân phải hình thành được một chuỗi sản xuất, giá trị để các DN khác "bám" theo và phát triển.
Cho nên tới đây, không chỉ môi trường kinh doanh phải cải thiện để khu vực nội địa, nông thôn được cởi trói mà còn phải biết cách tạo ra những trụ cột của nền kinh tế. Không có một quốc gia nào muốn phát triển mà lại thiếu những tập đoàn tư nhân mạnh. Nếu chỉ dựa vào FDI thì DN Việt không lớn nổi.
Cộng đồng DN Việt cần phải tái cấu trúc, cắt giảm chi phí, cải tiến hệ thống phân phối... để cạnh tranh với thị trường khi hội nhập quốc tế. Ảnh: HTD
Thị trường không còn biên giới
. Dường như các DN trong nước đang đuối sức ngay trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến việc chinh phục thị trường quốc tế, thưa ông?
Giờ ta phải thay đổi quan điểm. Khi hội nhập thì không còn phân biệt thị trường trong nước và ngoài nước. Vì khi hội nhập, biên giới giữa các thị trường cũng biến mất. Có lẽ đã đến lúc việc phân biệt thị trường trong nước và nước ngoài không nên đặt ra quá cao nữa.
. Vậy theo ông, làm sao để DN tận dụng được những lợi thế mà hội nhập mang lại và tốt lên?
Việc DN Việt không tận dụng được các cơ hội trong hội nhập một phần do DN yếu nhưng cơ chế, chính sách cũng là một tác nhân không nhỏ ngăn cản DN tiếp cận với những cơ hội do hội nhập mang lại.
Do đó, chúng ta phải nói hai chuyện cốt lõi. Một là cần phải xem lại chiến lược phát triển kinh tế của ta, làm sao để các chính sách phải giúp DN tận dụng được những cơ hội, lợi thế do hội nhập mang lại. Hai là phải làm sao tránh tình trạng những lợi ích do hội nhập mang lại thì khu vực DN FDI hưởng, còn khu vực DN trong nước thì phải hứng chịu những thách thức.
Hóa thân con kiến thành con thỏ
. Với việc Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại tự do, theo ông bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ như thế nào?
Tôi nghĩ bức tranh kinh tế năm 2016 cũng không khác năm 2015, tức là chúng ta có thể vẫn giữ được tỉ lệ tăng trưởng như năm 2015. Nhưng quan trọng nhất là khi hội nhập thì đòi hỏi cách thức phát triển khác. Bởi chúng ta đã cam kết chơi một trò chơi với đẳng cấp rất cao, đòi hỏi rất khắc nghiệt.
Do vậy năm 2016 phải là năm khởi đầu cho một "cuộc chơi" khác cả về phương thức lẫn chất lượng. Chúng ta nên tập trung vào việc tái cơ cấu để thay đổi căn bản nền kinh tế và phải có chủ trương mới, chẳng hạn như tập trung cho các DN, tập đoàn tư nhân để có thể trở thành trụ cột của nền kinh tế.
Bản thân DN cũng phải thay đổi, nâng đẳng cấp của mình lên. Một thời đại DN Việt Nam đã qua rồi. Đây là thời đại của sáng tạo, cạnh tranh, tiến lên và bám vào chuỗi sản xuất. Nếu chỉ mạnh ai nấy làm, kiếm ăn... thì muôn đời DN không thể phát triển.
. Ông cho rằng đâu là nút thắt quan trọng nhất về chính sách cần phải tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế phát triển?
Chúng ta có thể hình dung rằng: Nền kinh tế Việt Nam như một con kiến. Khi nó chạy một bước thì chỉ tiến được một chút. Chúng ta đang cố gắng thúc đẩy con kiến chạy nhiều bước. Nhưng kiến chạy nhiều bước thì giải quyết được vấn đề gì khi xung quanh nó toàn ngựa, thỏ, thậm chí là đại bàng. Con thỏ cũng không quan tâm xem con kiến chạy được bao nhiêu bước.
Singapore ngày xưa cũng như con kiến nhưng giờ họ thành con thỏ nhờ có nhiều chính sách đột phá, thu hút được các tập đoàn xuyên quốc gia về đóng trụ sở, làm cảng trung chuyển quốc tế, làm sân bay hàng đầu trong khu vực... Còn Việt Nam thì công nghiệp vẫn cứ là nhập khẩu về lắp ráp, gia công. Có phải chăng chúng ta chỉ muốn làm con kiến?
Tôi cho rằng hội nhập đòi hỏi chúng ta phải hóa thân con kiến thành con thỏ chứ đừng cố gắng tăng tốc con kiến. Mà muốn làm được điều này thì điều quan trọng nhất là phải thay đổi cấu trúc kinh tế, hướng vào chất lượng và hiệu quả.
. Xin cám ơn ông.
Đứng trước nhiều sức ép Năm vừa qua, chúng ta điều hành tỉ giá tương đối tốt, tạo ra sự ổn định và phản ánh cung cầu rất tốt. Nhưng năm 2016 sẽ khó khăn hơn khi đứng trước nhiều sức ép về giảm phát, tỉ giá, lãi suất và thu ngân sách. Cụ thể, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất thì bắt buộc các quốc gia khác sẽ phải điều chỉnh tỉ giá theo. Sự gắn bó giữa VND và USD hiện đang khá chặt chẽ, hơn các ngoại tệ khác. USD tăng-giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Nhân dân tệ của Trung Quốc vừa qua phá giá và được cho vào giỏ thanh toán tiền tệ quốc tế. Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân dân tệ biến động khi chúng ta nhập nhiều vật tư, nguyên liệu từ Trung Quốc. Muốn tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ biến động tỉ giá, chúng ta cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ, kể cả đối với đồng EUR và nhân dân tệ. Tức là việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, xuất khẩu cần được tiến hành đồng thời với đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. TS CAO SỸ KIÊM
Bà LÊ THỊ THANH LÂM, Phó Tổng Giám đốc SaigonFood: Vùng vẫy để vượt khó Chúng tôi đã và đang thành công nhờ đi hai chân: Phát triển song song cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Tuy vậy, sức mua vẫn còn yếu và đây là khó khăn lớn nhất đối với thị trường nội địa. Ngoài ra các hệ thống phân phối nước ngoài không ngừng tăng chiết khấu, thưởng doanh số... là nỗi "ám ảnh" với DN Việt. Tuy nhiên, cộng đồng DN Việt vẫn phải tìm mọi cách để vượt qua khó khăn như tái cấu trúc, cắt giảm chi phí, cải tiến quy trình, cải tiến hệ thống phân phối. Chúng tôi phải bươn chải, vùng vẫy để phát triển thêm nhiều điểm bán mới, thêm các mặt hàng mới. Ông NGUYỄN VĂN ĐẠO , Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng: Cơ hội lớn của 2016 Năm qua là một năm sóng gió của ngành thủy sản Việt Nam. Chẳng hạn nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe được các nước nhập khẩu dựng lên. Rồi áp lực thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp... Tuy nhiên, nhờ đa dạng hóa thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, tiếp cận các thị trường khó tính là Nhật nên doanh thu năm 2015 của công ty vẫn tăng 20%. Năm 2016, cơ hội sẽ rất lớn khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, thủy sản có thể xuất khẩu tăng mạnh sang Hàn Quốc, Nga khi hàng rào thuế dỡ bỏ, hạn ngạch nhập khẩu nâng lên. Song tiêu chuẩn chất lượng, đòi hỏi cao từ thị trường cũng rất lớn. Vì thế công ty đã đầu tư hơn 20 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cá tra, tôm giá trị gia tăng như tẩm bột, chiên, hấp và các sản phẩm chế biến đặc biệt phù hợp với từng thị trường.
CHÂN LUẬN thực hiện
Theo_PLO
Dầu thô giảm sâu, giá xăng Việt Nam đang đắt hay rẻ? Theo Globalpetrolprices trang cập nhật giá xăng dầu của các quốc gia, tính đến ngày 21/12/2015, xăng Việt Nam đang có giá 0,77 USD/lít, thấp hơn khá nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, tuy nhiên lại cao hơn Malaysia; Indonesia... Giá xăng Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực Theo Globalpetrolprices, giá xăng trung bình của thế giới...