Làm thế nào để trao quyền tự quyết cho con mà không làm mất vị thế của cha mẹ?
Trả lời được câu hỏi trên sẽ giúp các bậc làm cha mẹ cảm thấy “dễ thở” hơn trước những “xung đột” vẫn luôn diễn ra với con cái hằng ngày
Không có gì phải bàn cãi khi nói rằng, làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Từ việc chăm sóc đứa trẻ khi mới chào đời, sau đó là nuôi dạy mọi thứ để chúng khôn lớn trở thành người tự chủ và có trách nhiệm,…
Trên thực tế việc làm cha mẹ còn khó khăn hơn rất nhiều vì nó gắn với vô vàn cảm xúc. Những cảm xúc này luôn luôn chi phối mọi hành động khiến cha mẹ gặp không ít rắc rối. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên san sẻ cảm xúc cùng những việc làm hằng ngày với trẻ, bao gồm cả quyền đưa ra quyết định.
Ảnh minh họa
Làm thế nào phân chia quyền tự quyết với trẻ mà không làm mất vị thế của cha mẹ?
Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, đầu tiên chúng ta cần hiểu về 3 hình mẫu cha mẹ phổ biến nhất. Mỗi hình mẫu này lại tạo ra những hệ quả rất khác biệt trong gia đình cũng như trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Hình mẫu số 1: cha mẹ độc đoán. Đây là kiểu cha mẹ trong đầu luôn nghĩ rằng mình là người chịu trách nhiệm và luôn lo sợ về mọi điều có thể xảy ra nếu cho con cái nắm bất cứ quyền kiểm soát lớn nhỏ nào. Họ luôn coi mình có quyền tối thượng dựa trên việc cha mẹ là người lớn và có quyền đưa ra mọi quyết định.
Hình mẫu số 2: cha mẹ đồng ý với mọi đòi hỏi của con. Cha mẹ theo hình mẫu này thiếu khuôn khổ và sức ảnh hưởng tới con. Hình mẫu cha mẹ này thường sợ làm con giận và làm bất cứ việc gì để trẻ vui lòng, hạnh phúc. Họ cho rằng làm cha mẹ là phải làm cho con cái vừa lòng.
Hình mẫu số 3: cha mẹ có hình thức kỷ luật tích cực. Cha mẹ thuộc hình mẫu này dành sự tôn trọng đối với con cái của mình thông qua việc cho phép trẻ được tự chủ trong thế giới của chúng ở một vài mức độ nhất định. Họ tạo ra môi trường sống trong đó, con cái họ có cơ hội được chịu trách nhiệm và được tự gánh vác. Ranh giới được đặt đúng chỗ, mối quan hệ nhân quả được thiết lập và tuân theo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; môi trường này mang lại cơ hội học hỏi cho trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trong cách nuôi dạy con cái, 2 hình mẫu làm cha mẹ đầu tiên thiếu đi một yếu tố quan trọng là trao quyền cho con cái ở một mức độ nào đó. Với kiểu cha mẹ theo hướng kỷ luật tích cực, họ tạo ra môi trường mà trong đó con cái vẫn được tự do trong khuôn khổ.
Bằng việc tạo ra một môi trường để con trẻ được trao quyền nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, bạn sẽ nhận thấy rằng các cuộc chiến tiêu cực với bọn trẻ sẽ dần được giảm bớt. Trong một ngày bạn có thể đưa ra cho trẻ nhiều lựa chọn. Hãy cho con bạn 2 lựa chọn (bạn xác định giới hạn) và để trẻ được lựa chọn (con bạn có sự tự do -quyền được lựa chọn). Ví dụ: “Con muốn đi tắm bây giờ hay ăn tối xong?”, “Con muốn lau người bằng khăn xanh hay khăn vàng?”, “Con muốn tự mình dọn dẹp hay muốn mẹ giúp?”.
Tất cả những sự lựa chọn đơn giản này sẽ khiến con bạn cảm thấy chúng được kiểm soát thế giới của mình ở chừng mực nào đó. Tạo lập sự tự tin vào bản thân khiến trẻ bắt đầu có cảm giác “được tự mình” hoặc “có khả năng” chăm sóc chính mình. Khi bạn đóng vai trò “cha mẹ yêu cầu” mà không phải là “cha mẹ nói”, điều đó cho thấy mức độ tôn trọng khác nhau. Các lựa chọn này giữ chúng ta tránh xa việc ra lệnh và mang lại cho con cái cảm giác được tự chủ.
Ảnh minh họa
Bạn hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:
- Mỗi ngày, bạn có trao cơ hội cho con được quyền tự quyết và cảm giác tự chủ trong thế giới của trẻ không?
- Bạn có thường đưa cho con các lựa chọn khác nhau để chúng được phát triển tự do trong khuôn khổ không?
- Bạn có xác lập chuỗi nguyên nhân – kết quả để trẻ học được nhiều điều từ việc đưa ra lựa chọn không?
Nếu câu trả lời là “không”, thì từ hôm nay các bậc cha mẹ nên thay đổi và có thể tạo ra những chuyển biến tích cực. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy “trận chiến” với con cái giảm đi khi trẻ được chia sẻ quyền lực với cha mẹ.
Theo Danviet
Bí quyết khuyến khích con làm việc tốt của phụ huynh khắp thế giới
Làm việc tốt là 1 bản năng bẩm sinh của mỗi người. Nhưng nếu không biết khuyến khích và nuôi dưỡng thì lòng tốt sẽ không thể phát triển.
Các nhà tư tưởng lớn từ Martin Luther King Jr. đến Đạt Lai Lạt Ma đều chia sẻ với chúng ta về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác. Một nhà lãnh đạo tinh thần đã từng nói: "Câu hỏi liên tục và dai dẳng nhất của cuộc đời tôi là 'Bạn đang làm gì cho người khác?', và tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi làm những việc này vì nó không chỉ tốt cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bạn."
Ông David Schonfeld, MD, giám đốc khoa nhi học về hành vi tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Trẻ em Cincinnati cho biết: "Mong muốn giúp đỡ người khác là bẩm sinh. Và ý thức làm việc tốt của họ phát triển khi họ lớn lên. Ban đầu, trẻ em thích giúp đỡ người khác bởi vì chúng muốn làm điều đó. Sau đó, trẻ tiếp tục làm như vậy bởi vì chúng nhận được lời khen ngợi. Cuối cùng, trẻ bắt đầu tự nhận ra những khó khăn của người khác, và chúng giúp đỡ họ một cách tự nhiên."
Trẻ em muốn giúp đỡ và muốn làm việc thiện. Và với tư cách là cha mẹ, công việc của chúng ta là nuôi dưỡng và hướng dẫn khuynh hướng tự nhiên của đứa trẻ để biến thành một thói quen suốt đời. Hãy thử một vài trong số những cách đơn giản để thúc đẩy thói quen giúp đỡ của con bạn.
Cùng trẻ giúp đỡ theo cộng đồng
Khi một người hàng xóm bị bệnh hoặc một gia đình trong địa phương rơi vào những thời điểm khó khăn, những người lớn tuổi biết phải làm gì. Họ gửi hoa, thực phẩm, hoặc hoa quả thuốc men đến giúp đỡ. Hãy đưa trẻ tham gia vào các dự án này. Hỏi con có muốn hoặc có khả năng làm gì để cùng giúp đỡ, ví dụ, mang hoa đến, giúp họ lau bàn, quét sân hoặc xách nước giùm... Đôi khi bạn đi cùng trẻ đến thăm gia đình đó, hãy để con tự tìm hiểu làm thế nào để giúp đỡ. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để trẻ bắt đầu với công việc thiện nguyện.
Biết chia sẻ
Dạy con biết quan tâm và chia sẻ với các bạn còn khó khăn trong lớp, trong khu phố bằng cách cho trẻ xem những món đồ chơi phong phú, tủ quần áo đầy ắp của mình và so sánh với những bạn còn thiếu thốn xung quanh. Khích lệ con biết chia sẻ đồ chơi hay quần áo ấm, đồ ăn ngon cho bạn bè. Khi hoa hồng của bạn nở rộ ở ban công, hay vườn sau, hãy cắt vài cành và nhờ con đưa sang tặng hàng xóm. Thỉnh thoảng vào những dịp cuối tuần nấu món ăn ngon, bạn hãy cùng con đưa mời ông bà, hay họ hàng. Trẻ sẽ học được sự hào phóng thơm thảo từ cha mẹ.
Dạy trẻ biết yêu và giữ gìn môi trường
Không bao giờ xả rác bừa bãi, thậm chí nhìn thấy rác không đúng nơi quy định, hãy nhặt và bỏ vào thùng. Khi bạn làm sạch nhà cửa, không xả rác ra đường, không vặt cây và dẫm lên thảm cỏ, trẻ sẽ học và làm theo.
Phân công việc vặt
Trẻ cần hiểu rằng phải giúp đỡ gia đình làm việc nhà vì mình cũng là thành viên trong gia đình. Trẻ có thể làm các việc phù hợp với bản thân như cho mèo ăn, dọn sạch bàn ăn, lau bát đĩa và tự dọn giường. Nên có một biểu đồ để theo dõi và khen thưởng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của trẻ. Con của bạn sẽ cảm thấy tự hào khi được chia sẻ việc nhà.
Dạy trẻ cách làm việc theo nhóm
Khi đưa con đến tham gia một bữa tiệc của các bạn nhỏ trong khu, trong lớp hoặc cùng cơ quan cha mẹ, hãy dạy trẻ cùng tham gia vào việc giúp đỡ những người trong ban tổ chức, như thổi bóng, xếp ghế, trải bàn... Khi luôn được khích lệ cùng tham gia làm việc theo nhóm, trẻ sẽ dễ gắn kết, hòa đồng với bạn bè đồng thời sẽ trở nên năng động hơn.
Quan tâm và chia sẻ với những người khuyết tật
Dạy con không chê cười hay trêu trọc người khuyết tật. Không những thế phải luôn tôn trọng và giúp đỡ họ trong khả năng của trẻ ngay khi có thể hoặc khi nhờ vả. Với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn ở trong lớp học hay khu nhà, hãy dạy trẻ chia sẻ thực phẩm, hoặc tài chính nếu có thể. Ví dụ, chuẩn bị bữa sáng cho trẻ dư thêm một suất để trẻ tặng một bạn nghèo trong khu, hoặc khích lệ trẻ tặng tiền tiết kiệm cho bạn nhỏ cần phẫu thuật... Sau đó nên có lời khen ngợi trẻ kịp thời.
Hãy chỉ cho con những sắc màu tươi sáng xung quanh
Dù cuộc sống có vẻ ngày càng khó khăn, đôi khi, có quá nhiều tin xấu xung quanh chúng ta. Dù thế, hãy chỉ cho con bạn những điều tốt đẹp đang xảy ra và vẫn có rất nhiều những người tốt đang giúp đỡ người khác. Cắt ra các bài báo về các nhóm sinh viên tự nguyện xây dựng nhà cửa hoặc thu thập quần áo sau thảm họa thiên nhiên. Các bác sĩ đang cố hết sức cứu người, những chú công an không quản nguy hiểm bắt cướp, nhiều nghệ sĩ làm việc thiện... Điều này làm cho trẻ em cảm thấy tốt hơn về thế giới chúng đang sống và cũng giúp lũ trẻ suy nghĩ sáng tạo về những cách có thể tạo sự khác biệt cũng như có tinh thần hăng hái giúp đỡ người khác.
Đừng chỉ trích những nỗ lực của họ
Vâng, bạn có thể lau nhà nhanh hơn, gấp quần áo tốt hơn, và rót sữa mà không đổ ra, nhưng nếu tiếp tỏ ra không hài lòng hoặc phê bình quá nhiều, con trẻ sẽ cảm thấy không có kỹ năng và sẽ không có hứng thú cung cấp "dịch vụ" một lần nữa. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn, bạn có thể biến một thời điểm có thể dạy con thành một cơ hội bị bỏ lỡ. Tiến sĩ Schonfeld nói: "Trẻ em muốn giúp nấu ăn, rửa xe, và làm việc nhà, và chắc chắn, lũ trẻ sẽ học để làm nó từ từ và không hoàn hảo lúc đầu. Bạn hãy kiên nhẫn dạy cho chúng rằng tự bản thân con có thể tạo sự khác biệt ở nhà, sau đó con sẽ thấy tốt hơn khi bước ra thế giới bên ngoài".
Dạy con biết cảm ơn và xin lỗi
Dạy trẻ biết khen ngợi người khi diện áo mới, biết nói câu "chào buổi sáng" với người hàng xóm, biết cảm ơn người giao hàng pizza và biết xin lỗi khi phạm lỗi với bất kỳ ai. Đôi khi một nhận thức đơn giản hoặc những biểu hiện lịch sự sẽ là một sự đánh giá của lòng tốt.
Theo Danviet
Cha mẹ dù hiểu biết đến mấy cũng dễ làm hại con bằng 10 câu nói này Dưới đây là những câu nói tưởng chừng như vô hại nhưng tuyệt đối không nên áp dụng với con. 1. "Con làm tốt lắm!" Việc thường xuyên lặp đi lặp lại lời khen này sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó, thậm chí làm xuất hiện tính tự thỏa mãn với kết quả của mình và không...