Làm thế nào để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng ô tô?
Đời sống xã hội càng được nâng cao cũng là lúc nhu cầu di chuyển bằng ô tô ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, cũng giống như việc bảo trì xe máy định kỳ, ô tô cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên với chi phí cao hơn rất nhiều bởi độ phức tạp của động cơ và phụ kiện.
Giảm tải nỗi lo về chi phí
Hiện nay trên thị trường các dòng xe ô tô đã được ra mắt với nhiều mẫu mã và mức giá khác nhau, người tiêu dùng không còn phải lo lắng vì bỏ ra số tiền quá lớn mới có thể sở hữu được một chiếc ô tô như mong muốn nữa. Tuy vậy việc khiến họ đau đầu lại là vấn đề “nuôi” xe làm sao để xe luôn được khỏe mạnh, không bị xuống cấp.
Bảo dưỡng xe ô tô là một trong những việc làm tất yếu để đảm bảo tuổi thọ của xe, nhưng song song đó là mỗi lần bảo dưỡng chủ xe phải trả chi phí rất cao phụ thuộc vào các hạng mục bảo dưỡng khác nhau và phụ tùng cần thay thế. Không ít chủ xe vì không gồng gánh nổi phần chi phí này thường xuyên mà phải bán lại xe với giá rẻ.
Mỗi khi đến hạn bảo dưỡng, trước khi đem xe đến cơ sở để kiểm tra các vấn đề phức tạp hơn, các chủ xe có thể dựa vào một số nguyên tắc đơn giản sau và tự tay thực hiện việc chăm sóc “xế hộp” của mình để giảm bớt một số chi phí không cần thiết: kiểm tra áp suất cho lốp xe, sử dụng đúng loại dầu nhớt, thường xuyên rửa xe để ngăn ngừa đóng bụi và cặn bám.Havoline – Tăng cường tuổi thọ, bảo vệ động cơ
Với 20 năm có mặt tại Việt Nam, thương hiệu dầu nhớt Caltex đã cung cấp các giải pháp cho người tiêu dùng trong việc sử dụng và bảo vệ nhiều loại xe, trong đó dòng sản phẩm dầu nhớt Havoline dành cho xe ô tô đã trở nên quen thuộc và ngày càng được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm dầu nhớt Havoline dành cho xe ô tô nổi bật với công nghệ lá chắn chống cặn Deposit Shield, bảo vệ những gì quý giá nhất đối với các chủ xe. Công nghệ này giúp kiểm soát cặn bám hiệu quả, bảo vệ chống mài mòn động cơ ngay cả khi vận hành trong hầu hết điều kiện khắc nghiệt và ngăn chặn sự hình thành cặn bám. Havoline với công thức tiên tiến, tối đa hóa hiệu suất động cơ đồng thời cung cấp sự bảo vệ vượt trội giúp chủ xe tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng. Bộ sản phẩm của Havoline bao gồm dầu động cơ xe con và các sản phẩm phụ trợ khác như chất làm mát, dầu hộp số tự động và dầu phanh và ly hợp, đem đến sự bảo vệ toàn diện cho động cơ xe ô tô
Dòng sản phẩm dầu nhớt động cơ Havoline dành cho xe ô tô bao gồm:
Với dòng sản phẩm này từ Caltex, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được phần lớn các chi phí bảo dưỡng “xế hộp” của mình nhờ vào việc động cơ được bảo vệ liên tục, giảm thiểu thấp nhất các khoản đầu tư có thể phát sinh, an tâm sử dụng xe ô tô để đối phó với mọi thể loại thời tiết nắng mưa thất thường của Việt Nam.
Video đang HOT
Từ nay đến hết ngày 31.8, nhận ngay quà tặng áo thun cực chất từ Caltex khi mua các sản phẩm nhớt động cơ dành cho xe con trên Lazada, đồng thời tất cả sản phẩm nhớt dành cho xe máy cũng sẽ được giảm giá vô cùng hấp dẫn.
Theo Thanhnien
Khi nào nên thay các phụ tùng quan trọng của ô tô?
Không đơn giản là nhớ rửa xe, thay dầu, đổ xăng,...bảo dưỡng ô tô đúng cách còn là khi bạn nắm vững lịch trình thay các phụ tùng quan trọng của ô tô
Theo dõi lịch thay thế phụ tùng cho ô tô
Lịch thay phụ tùng, bảo dưỡng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau:
Lọc nhiên liệu
Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu. Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
Dầu lái trợ lực
Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.
Khi nào cần thay? Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.
Pin/Ắc quy
Pin/ ắc quy nên thay từ 48 - 60 tháng/lần
Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.
Khi nào cần thay? Thông thường là từ 48 - 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.
Lọc gió
Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.
Khi nào cần thay? Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.
Dầu hộp số tự động
Ở xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Nó chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số. Chi phí sửa chữa sẽ rất cao nếu bạn không chú ý thay dầu hộp số đúng hạn.
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.
Bugi
Nếu không có bộ phận này, ô tô không thể nổ máy. Động cơ đốt trong ngày một sạch hơn và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo bugi giúp chủ xe ít phải bảo dưỡng hơn, nhưng rút cục cũng đến lúc cần thay bugi. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của xe, tăng lượng khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.
Khi nào cần thay? 48.000 - 160.000 km.
Dây curoa động cơ và dây curoa cam
Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) - ở một số xe có dây xích truyền động trục cam - timing chain) - có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.
Khi nào cần thay? 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 - 145.000 km đối với dây curoa cam.
Dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát ở trong bộ tản nhiệt đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ - chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000 km.
Lốp
Nhìn kiểu mòn của lốp có thể biết lái xe quá "húng", áp suất lốp không phù hợp hoặc hệ thống treo có bộ phận bị mòn hỏng. Dù nguyên nhân là gì thì lốp mòn là phải thay. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp. Một cách khác mà người Mỹ thường dùng một đồng xu có hình Tổng thống Lincoln, cắm vào rãnh lốp để kiểm tra độ mòn, nếu bạn có thể nhìn ngang thấy toàn bộ đầu tổng thống tức là lốp đã mòn đến mức cần thay.
Khi nào cần thay? Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.
Phanh
Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay phanh và dầu phanh đúng lúc.
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.
Lời cuối, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Quan trọng hơn cả vấn đề tài chính là hãy luôn sở hữu một chiếc xe an toàn về kỹ thuật.
Theo Askmen
30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới 30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới: Thực tế, có không ít những bác tài sẽ nghĩ là chỉ mang xe đi bảo dưỡng khi nó gặp vấn đề gì đó về động cơ hay hư hỏng một vài vị trí do va chạm trong lúc tham gia giao thông. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn...