Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?
Buồn phiền là trạng thái mà bất kỳ ai cũng đều gặp phải, thế nhưng nhiều người vẫn mãi u sầu và chưa biết cách thoát khỏi. Câu chuyện giữa Bồ Đề Đạt Ma và cậu học trò dưới đây sẽ giúp các bạn bừng tỉnh và vượt qua buồn phiền.
Câu chuyện này là một điển tích nổi tiếng của Thiền Tông, kể về cuộc gặp gỡ giữa sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma – người được cho là kế thừa y bát thứ 28 từ Đức Phật Thích Ca, với học trò xuất sắc bậc nhất của ngài – thiền sư Huệ Khả, tổ thứ hai của Thiền Tông Trung Hoa.
Thuở nọ ở Trung Hoa có một người rất tinh thông sách thánh hiền, ông đã thuộc làu sách của các bậc Trang Tử, Lão Tử từ khi còn nhỏ, cho tới kinh sách nhà Phật khi trưởng thành, nhưng vẫn thấy có nhiều điều khúc mắc còn chưa thể giải thích được.
Nghe tin có vị đại sư rất kì lạ khi đó đang độc cư trên núi cao, ông bèn tìm đến thỉnh giáo cao tăng. Vừa trông thấy đại sư, người này liền cảm nhận được phẩm tính của một bậc đại giác nơi ngài, bèn quỳ xuống xin thưa rằng:
- Thưa thầy, tâm con luôn bất an, xin thầy an tâm cho con!
Vị đại sư đáp:
- Đưa tâm con ra đây, ta sẽ an cho!
Người này sững lại một lúc vì quá bất ngờ với câu trả lời, nhưng cũng làm theo lời đại sư thử đi tìm tâm mình, mà tìm hoài không thấy.
- Thưa thầy, con tìm không thấy tâm đâu cả!
Cùng lúc đi tìm tâm mà không thấy, trong lòng ông có một niềm hân hoan kỳ lạ phát khởi, một cảm giác an lạc vô cùng xưa nay chưa từng có.
- Ta đã an tâm cho con rồi đó! – đại sư nói.
Cũng như sư Huệ Khả trong câu chuyện trên, nhiều khi chúng ta nhận thấy có nỗi buồn xuất hiện trong cuộc đời, rồi sau đó mặc nhiên thừa nhận mình đang buồn bã, tâm mình đang bất an, khiến cho cảm giác tiêu cực xâm lấn ngày một nhiều hơn.
Khi có một cảm xúc buồn bã khởi lên, không ai khác chính bạn là người nhận ra nó đang xâm chiến tâm mình. Nếu ngay lúc này bạn nhìn thẳng vào nó, quan sát nó, bạn sẽ thấy rõ một điều đơn giản thôi: nỗi buồn không ở đó mãi. Đó chính là đặc tính Vô Thường của Tâm.
“Nếu bạn cảm thấy muộn phiền, đừng liên tục than vãn “Tôi đang buồn” với người khác.
Nếu bạn muốn thoát ra khỏi muộn phiền, hãy nhìn thẳng vào nó.
Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi của nỗi buồn”
Đại đức Hae Min (Hàn Quốc) đã viết như vậy trong một cuốn sách của ông được dịch ra tiếng Việt cách đây ít lâu.
Kỳ thực ai trong chúng ta cũng từng trải qua vô số nỗi buồn và hoàn toàn có thể nhận ra: Không có ai buồn mãi được, cảm xúc vẫn thay đổi thường xuyên. Nỗi buồn đến và đi, xuất hiện và biến mất. Bạn chỉ cần làm duy nhất một việc là nhận ra điều đó.
Khi nhận ra được điều này, ta sẽ thấy nỗi buồn không có quyền quyết định, ảnh hưởng tới bạn được nữa. Và ngay cả khi buồn có trở lại, bạn chỉ cần nhận ra thôi, với tự tính vô thường, nó sẽ tan biến.
Ở vào thời khắc bạn quay về bên trong, đối diện với nỗi buồn và cố tìm xem nó đang ở đâu, như sư Huệ Khả đi tìm tâm mình mà tìm không thể tìm được thứ gọi là “tâm”, thì nỗi buồn của bạn cũng tự nhiên biến mất, bạn không thể tìm thấy một thứ gọi là “nỗi buồn” được nữa. Thời điểm đó chính là lúc bạn đang thực sự sống trong hiện tại.
Nỗi buồn hay cũng chính là những suy nghĩ lo lắng về tương lai, tiếc nuối về quá khứ… chúng đều là những điều cản trở bạn cảm nhận được niềm vui an nhiên của cái “đang là”, chúng là thức ăn nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực lớn lên trong bạn.
Nếu đặt lòng mình vào cái đang thực sự xảy ra, những suy nghĩ của bạn sẽ được nghỉ ngơi. Đó chính là trạng thái “An trú trong hiện tại” mà các thiền sư thường nói tới.
“Nhiều người không thoát ra khỏi ám ảnh quá khứ
Nhiều người khác lại bị trói chặt bởi viễn cảnh tương lai
Phương pháp của đạo Phật là phá tan những ràng buộc như vậy để có tự do trở về sống trong giây phút hiện tại với những nhiệm màu của nó” (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
Thanh Tâm, Vườn hoa Phật giáo
Theo guu.vn
Từ một câu nói vô tình của đồng nghiệp, tôi đã phạm phải sai lầm trầm trọng và ngày càng sa lầy trong vũng bùn ấy
Mỗi ngày đi làm về nhìn vợ luộm thuộm trong căn bếp, những bộ đồ đã cũ, khuôn mặt nhợt nhạt không son phấn, tôi lại thấy mình vô cảm.
Chúng tôi cưới nhau đã 12 năm, có với nhau hai đứa con trai. Cô ấy hiền lành, ít nói và đôi khi tôi cảm giác không nghe thấy tiếng cô ấy trong căn nhà của mình. Hai đứa con trai khá ngoan và được vợ tôi rèn nề nếp. Con trai lớn 10 tuổi đã có thể phụ mẹ làm bếp. Con trai nhỏ 8 tuổi đã nhận nhiệm vụ rửa bát.
Công việc của chúng tôi ổn định ở một đơn vị lương cao, ít đi công tác và ít phải làm thêm giờ. Mỗi ngày sau giờ làm việc, tôi về nhà sẽ gặp vợ mặc quần áo xuề xòa, tóc búi lộn xộn, khuôn mặt nhợt nhạt không trang điểm để nấu ăn. Những món cô ấy nấu khá ngon nhưng ăn mãi tôi cũng chán.
Vì cô ấy khá hiền và e dè trong mọi chuyện, cuộc sống chăn gối của chúng tôi cũng không có gì hấp dẫn. Cô ấy, căn nhà, những điều cô ấy làm, thói quen chuyện ấy, tất cả đều cũ kỹ và nhạt nhẽo. Đôi khi tôi tự vấn mình, có phải mình hết yêu vợ?
Cuộc sống hôn nhân nhạt nhẽo khiến tôi phát chán. (Ảnh minh họa)
Cho đến một ngày, tôi nghe người đồng nghiệp kể về cuộc gặp gỡ với mối tình đầu: "Cậu không thể tưởng tượng được đâu. Năm xưa tôi yêu cô ấy phát cuồng nhưng bị gia đình ngăn cấm. Giờ đây vô tình gặp lại, tim tôi đập điên loạn. So với ngày xưa cô ấy còn hấp dẫn và mặn mà hơn nhiều. Tôi và cô ấy đã hẹn nhau đi uống cafe vài lần và xem phim một lần. Cảm xúc tuyệt lắm".
Tôi choáng váng nhận ra, bao lâu rồi tim mình không đập vội? Bao lâu rồi tôi không có cái cảm giác bùng cháy với vợ mình. Tôi bỗng thắc mắc về cuộc sống hiện giờ của Ngân, cô bạn gái thời đại học. Ngày ấy tôi cũng có những cảm xúc đặc biệt với cô ấy, điều mà những mối tình sau đấy không còn gặp lại nữa.
Tôi nhắn tin cho Ngân. Ban đầu chỉ là lời hỏi thăm đơn giản, cô ấy cũng đáp lại ngạc nhiên và lịch sự. Sau một tuần, tôi hẹn cô ấy ăn trưa. Gặp Ngân tôi thấy mình có cảm xúc khó tả. Thật ra cô ấy không đẹp như xưa, nhưng vẫn rất duyên dáng và quen thuộc với mùi nước hoa trước đây tôi từng mê mẩn.
Những câu chuyện đưa đẩy, tôi phát hiện ra cô ấy làm cùng tòa nhà. Chồng Ngân đi công tác thường xuyên, tính gia trưởng và khó chiều. Một lần hẹn, tôi thấy cô ấy mắt đỏ hoe, bên má còn vết đỏ do chồng tát, tôi đã không kiềm được nắm lấy bàn tay cô ấy mà run rẩy.
Tôi bùng nổ cảm xúc với người cũ. (Ảnh minh họa)
Chúng tôi bắt đầu cuộc tình vụng trộm. Tôi bùng nổ cảm xúc với Ngân, thứ cảm xúc tưởng đã chết từ lâu trong những lần ân ái của vợ chồng tôi. Ngày ngày, tôi như lên cơn nghiện chỉ khao khát gặp cô ấy.
Tuy yêu đương như thời son trẻ, tôi và Ngân vẫn thống nhất chỉ cơi nới chứ không xây mới. Chúng tôi cố gắng vì gia đình yên ổn và những đứa con vẫn cần cha mẹ yêu thương. Vậy nhưng...
Tôi bắt đầu về muộn hơn, cuối tuần thỉnh thoảng đi vắng. Tôi không biết rằng vợ đã cảm nhận được sự thay đổi đáng ngờ của tôi. Tôi không cảm thấy cô ấy đang thở dài khi tôi chau chuốt trước lúc ra khỏi nhà mỗi sáng. Tôi gần như không nhìn đến người vợ vốn lặng lẽ của mình.
Và rồi trong cơn quay cuồng của những cuộc hẹn, tôi đã quên ngày sinh nhật vợ. Hôm ấy tôi hẹn hò với Ngân đến 10h tối, về đến nhà, vợ con đã ngủ. Trên bàn, chiếc bánh sinh nhật cắt dở khiến tôi giật mình. Cô ấy ngủ cùng con và khóa trái cửa phòng.
Tôi cứ nghĩ mình không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Tôi cứ tưởng người tôi hẹn hò là người khiến vợ không bao giờ ngờ tới. Hóa ra, không cần biết là ai, cô ấy chỉ cần biết tôi không cần quan tâm nữa.
Cả đêm tôi không ngủ được. Tôi có nên cắt đứt mối quan hệ với Ngân không? Chúng tôi đang khiến cuộc sống của mỗi người vui vẻ hơn, nhiều cảm xúc hơn. Tôi thật sự không nỡ bỏ vợ con để sống một cuộc đời mới với Ngân, nhưng buông cô ấy tôi lại không muốn. Giờ phải làm gì đây?
Theo afamily.vn
"Yêu đơn giản chỉ là lao động": quan điểm thẳng - thật của Lê Hoàng làm dậy sóng CĐM "Lao động tình yêu là thứ lao động tỉ mỉ, chi tiết, lâu dài, ngày này qua ngày khác, không chán nản, không mệt mỏi" - Đạo diễn Lê Hoàng lại vừa làm dậy sóng mạng xã hội với góc nhìn thẳng thật và đầy hài hước về ngày của tình yêu. Đạo diễn Lê Hoàng vốn không còn xa lạ với công...