Làm thế nào để nhận biết phụ kiện ô tô chính hãng?
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều phụ kiện được làm nhái, làm giả; bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách để nhận biết phụ kiện Honda chính hãng.
Phụ kiện Honda chính hãng tại Việt Nam được cung cấp bởi các đại lý ô tô Honda trên cả nước. Toàn bộ các phụ kiện đều được phát triển và sản xuất độc quyền trên toàn thế giới bởi Honda Access châu Á và châu Đại Dương. Với quy trình thiết kế gồm 6 bước được thực hiện song song với quy trình thiết kế xe, phụ kiện Honda chính hãng mang tới sự kết hợp đồng bộ và thống nhất với những chiếc xe ô tô Honda, đồng thời có độ an toàn vượt trội và thân thiện với môi trường.
Honda Việt Nam một trong số ít các thương hiệu xe hơi tại thị trường Việt Nam cung cấp các sản phẩm phụ kiện chính hãng đến tay khách hàng. Phụ kiện Honda chính hãng được chia làm 3 nhóm với trên 30 phụ kiện các loại bao gồm: phụ kiện trang trí, phụ kiện tiện ích và phụ kiện an toàn Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các phụ kiện được làm nhái, làm giả. Dưới đây là một số các để nhận biết phụ kiện Honda chính hãng.
Cách nhận biết phụ kiện chính hãng:
- Phụ kiện được phân phối bởi các Đại lý ủy quyền của Honda Việt Nam
- Được đóng gói trong thùng có tem đỏ của Honda, trên tem ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất phụ kiện
Được đóng gói trong thùng có tem đỏ của Honda
Video đang HOT
- Khi mở hộp hàng còn nguyên đai nguyên kiện ( Được đóng gói trong túi nylon, được chống va đập bằng vách ngăn carton, xốp và tấm bọt khí)
hộp hàng còn nguyên đai nguyên kiện
- Mặt dưới phụ kiện có Logo Honda và mã số phụ kiện thành phần trùng với mã trên vỏ hộp
Mặt dưới phụ kiện có Logo Honda và mã số phụ kiện
Lợi ích của khách hàng khi sử dụng phụ kiện chính hãng:
Phụ kiện chính hãng Honda được thiết kế đồng bộ và chất lượng với nội thất và ngoại thất của xe, giúp việc lắp đặt dễ dàng và mang lại hiệu quả sử dụng lâu bền. Việc sử dụng phụ kiện không chính hãng có thể gây hỏng hóc và mất an toàn do việc thiết kế không đồng bộ gây nên.
Thảm trải sàn không chính hãng
Thảm trải sàn của Honda
Theo Autobikes
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Cho phép giết mổ lợn có nguồn gốc, an toàn
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương được phép giết mổ lợn có nguồn gốc xuất xứ, có xác nhận của cơ quan Thú y về an toàn dịch bệnh. Trước đó, một số địa phương ở tỉnh này đã cấm và xin cấm bán thịt lợn tại các chợ khiến cả người chăn nuôi và tiểu thương vô cùng hoang mang.
Ngày 28/5, theo thông tin của phóng viên báo Dân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là ông Nguyễn Đình Xứng đã có văn bản chỉ đạo đến các sở ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa được phép giết mổ lợn có nguồn gốc xuất xứ, có xác nhận của cơ quan Thú y về an toàn dịch bệnh.
Dịch tả lợn châu Phi ở Thanh Hóa đang có chiều hướng tăng lên sau một thời gian tỉnh này kiểm soát tốt.
Cụ thể, trong văn bản chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký có nêu: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý Thị trường, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ, nếu phát hiện lợn không đảm bảo yêu cầu trên phải tiến hành tiêu hủy ngay và không tổng hợp vào danh sách để hỗ trợ và tiêu hủy tất cả lợn đưa ra thị trường mà không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có dấu xác nhận của thú y.
Mới đây nhất, UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cũng đã có đề nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa xin được dừng giết mổ lợn, bán thịt lợn tại các chợ ở địa phương. Nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa đã không đồng ý, vì ý do nếu dừng giết mổ, bán thịt lợn trong vùng dịch (giết mổ theo quy định) không phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 16.5, UBND xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã ra thông báo với nội dung "cấm bán thịt lợn".
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, ngày 16/5, UBND xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã ra thông báo với nội dung "cấm bán thịt lợn".
Thông báo của UBND xã Dân Lý đã khiến người dân và các tiểu thương buôn bán thịt lợn ở xã này vô cùng hoang mang, bức xúc, làm ảnh hưởng đến sinh kế của bà con. Sau khi báo chí phản ánh, Sở NNPT Thanh Hóa, UBND huyện Triệu Sơn đã kiểm tra và đã chỉ đạo UBND xã Dân Lý phải hủy thông báo trên, đồng thời ra một thông báo khác để các tiểu thương có thể quay lại buôn bán thịt lợn (đảm bảo quy định) bình thường.
Từ ngày 23/02/2019 đến ngày 27/5/2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 1.752 hộ của 562 thôn, 199 xã của 26 huyện Yên Định, Thiệu Hóa, TP.Thanh Hóa, Đông Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Ngọc Lặc, Bá Thước, Nông Cống, Mường Lát, Quan Sơn, Triệu Sơn, Thành phố Sầm Sơn, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Như Thanh, Nga Sơn, Bỉm Sơn, Hà Trung, Như Xuân và Thạch Thành.
Theo Danviet
Các ban ngành chức năng đã buộc phải tiêu hủy 16.217 con lợn, với trọng lượng 1.033.348,5kg.
Chân bò, nội tạng gia súc nhập lậu về Hà Nội bán cho quán ăn giá... 6.000 - 11.000 đồng/kg Toàn bộ số thực phẩm trên được cơ sở này nhập lậu từ nước ngoài về Việt Nam, mục đích bán cho người tiêu dùng và các quán ăn với giá từ 6.000 - 11.000 đồng/kg. Cục Quản lý thị trường cho biết, khoảng 3 tấn chân bò và lá lách gia súc được một cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa...