Làm thế nào để người Sài Gòn ra đường không còn lo sợ cướp giật?
Nạn cướp giật ở Sài Gòn thực sự chưa bao giờ là hết nóng. Trong thời gian gần đây, những vụ cướp giật hung bạo đang ngày càng gia tăng. Trong số đó, đã có nhiều nạn nhân tử vong sau khi bị kẻ xấu cướp tài sản.
Theo một điều tra viên cho biết, hầu hết các đối tượng gây ra những vụ cướp giật trên địa bàn TP.HCM đều có tiền án, tiền sự và nghiện ma túy nặng. Do không có tiền mua ma túy nên bọn chúng thường lảng vảng khắp các tuyến đường của thành phố để tìm “con mồi” và ra tay cướp tài sản.
Liên quan đến vấn nạn này, Báo đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn Luật sư Đặng Văn Cường, Trường Văn phòng Luật Chính Pháp.
Luật sư Đặng Văn Cường nhận định: “Gần đây nạn cướp giật liên tục hoành hành, đặc biệt là các thành phố lớn. Có nhiều vụ người đi đường không giấu được cảm giác bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến kẻ cướp gây án máu lạnh dẫn đến những cái chết thương tâm ngay trên đường phố.
Cướp giật tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo, bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát. Hành vi nêu trên được thực hiện nhằm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Nếu đối tượng cướp giật tài sản có sự giằng co, uy hiếp hoặc có thủ đoạn khác làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản thì mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn và sẽ bị khởi tố về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự chứ không xử lý theo Điều 136 BLHS.
Gần đây, những vụ cướp giật hung bạo xuất hiện ở Sài Gòn đang khiến người dân không khỏi lo lắng, bất an.
Phát tờ rơi nhắc du khách cảnh giác với nạn cướp giật ở Sài Gòn
Đối với những đối tượng có hành vi cướp giật tài sản, theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 136. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
Video đang HOT
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”.
Theo tiểu mục 5.3, mục 5 Phần I, Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 quy định: “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy… Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.
Như vậy, những đối tượng sử dụng xe máy để cướp giật tài sản sẽ bị xử lý theo khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự và mức hình phạt sẽ từ 3 năm đến 10 năm tù. Nếu gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho bị hại đến 60% thì hình phạt có thể tới 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, Điều 136 BLHS. Nếu cướp tài sản mà gây tai nạn cho nạn nhân và nạn nhân tổn hại sức khỏe từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì đối tượng sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 136 BLHS, hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”
Bàn luận về biện pháp để xóa bỏ được vấn nạn cướp giật ở TP. HCM, Luật sư Cường cho biết: “Hiện nay, những vụ cướp giật táo bạo, manh động đang ngày càng lộng hành tại Sài Gòn, theo tôi, để hạn chế nạn cướp giật này, cần thực hiện một số giải pháp tổng thể, đồng bộ:
Thứ nhất, về phía các cơ quan chức năng:
Các sở, ban, ngành thành phố, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng và lực lượng Công an tấn công trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm và tệ nạn xã hội tại đơn vị, địa phương mình. Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, phải gắn công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội với các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo tấn công phòng, chống tội phạm các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Đây mạnh xã hội hóa công tác tuần tra…
Tăng cường phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; tập trung đổi mới các hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa và phát hiện tố giác tội phạm; tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thường xuyên phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của bọn tôi phạm, công khai hóa hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng tệ nạn xã hội để người dân nâng cao ý thức tự cảnh giác trong quản lý, bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình và mọi người, không tạo sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng gây án.
Tiền, tài sản khi mang theo, tham gia giao thông phải cho vào cốp xe hoặc ràng buộc chặt chẽ, kỹ lưỡng, cẩn thận vào xe để vô hiệu hóa hành vi “giật” tài sản của người đi đường.Thứ hai, về phía người dân khi vận chuyển tiền, tài sản và tham gia giao thông trên đường cần chú ý:
Nếu trên đường đi phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn theo sau, nhìn ngó xe người vận chuyển và người đi đường thì phải cảnh giác, nên tấp xe vào nơi an toàn, kêu gọi sự hỗ trợ của người khác hoặc điện thoại cho lực lượng Công an trên địa bàn đến hỗ trợ kịp thời.
Khi lưu thông trên đường nếu có mang dây chuyền vàng, lắc đeo tay thì phải mặc áo dài tay và khăn choàng cổ… để phòng ngừa cướp giật; đặc biệt không nên đi và sử dụng xe máy đắt tiền một mình vào đêm tối, nếu đi một mình thì có thể chạy theo người đi đường khác xét thấy đáng tin cậy.
Phải cảnh giác các đối tượng lợi dụng trẻ em bán báo dạo, bán vé số, hàng rong… chen lấn tạo sơ hở và chi phối cảnh giác, che tầm quan sát của người có tàu sản để đối tượng khác thực hiện hành vi trộm cắp hoặc cướp giật tài sản.
Trong trường hợp bị tội phạm tấn công chiếm đoạt tài sản, nạn nhân nên bình tĩnh ghi nhận đặc điểm nhận dạng đối tượng, phương tiện, công cụ phạm tội để cung cấp cho cơ quan Công an gần nhất để tổ chức truy xét nhanh đối tượng gây án.
Thứ ba: Những đối tượng thực hiện hành vi cướp giật tài sản thường là nghiện ma túy và những băng ổ nhóm tội phạm, thường là những thanh niên mới lớn, bỏ nhà đi bụi. Vì vậy, cần phải giám sát, quản lý chặt chẽ những đối tượng này. Kịp thời xử lý bằng các biện pháp hành chính như bắt buộc cai nghiện; Đưa vào trường giáo dưỡng đối với những thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật… có như vậy mới có thể khống chế được những nguyên nhân, điều kiện phát sinh đối với loại tội phạm cướp giật tài sản.
Thứ tư: Xử lý nghiêm với loại tội phạm này. Hiện nay, mức hình phạt đối với tội danh này rất cao nhưng phải áp dụng nghiêm khắc, đúng đắn mới đủ sức răn đe. Đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu và những đối tượng tái phạm cần có mức hình phạt thật nghiêm khắc đủ để giáo dục, cải tạo và đảm bảo ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa chung cho xã hội.
Tăng cường hoạt động xét xử lưu động đối với tội phạm này và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để tuyên truyền nâng cao tình thần cảnh giác trong quần chúng nhân nhân và răn đe với các đối tượng có ý tưởng phạm tội.”
Theo Đời sống Pháp luật
Luật sư phản đối Thông tư 28 của Bộ Công an
- "Những luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong các vụ án, đặc biệt là án hình sự thì rất "sốc" với Điều 38 Thông tư 28 của Bộ Công an", Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, nhận định.
Sáng 7/8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công an), để chuẩn bị cho việc ra văn bản nêu ý kiến chính thức về quy định tại Điều 38 Thông tư số 28/2014/TT-BCA quy định về công tác điều tra hình sự của Bộ này.
Trước đó, ngày 1/8, tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Lê Thúc Anh đã phản ánh việc Thông tư 28/2014 trong quá trình soạn thảo và ban hành đã không tham khảo ý kiến của Liên đoàn Luật sư, gây bức xúc trong giới luật sư.
Theo đó, Điều 38 - Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý quy định:
"1. Khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì điều tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ.
2. Tùy theo mức độ vi phạm của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý, điều tra viên báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật".
Liên quan đến vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp.
Luật sư Cường nhận định: "Nếu những người dân hoặc các luật gia không hành nghề luật sư thì có thể không mấy để ý đến các quy định của Thông tư này. Nhưng những luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong các vụ án, đặc biệt là án hình sự thì rất "sốc" với Điều 38 Thông tư số 28/2014/TT-BCA.
Quyền được bào chữa là một trong các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định, quyền này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Luật sư...
Tuy nhiên, trên thực tế, so với các nước trên thế giới thì tỷ lệ bị can, bị cáo tại Việt Nam có luật sư tham gia bào chữa là rất ít. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan, thậm chí oan sai, gây bức xúc dư luận... Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường vị trí và vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, thực hiện Nghị quyết 49...
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự rất thấp so với các quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nguyên nhân đáng lưu ý là "tâm lý xã hội", trong đó có cả tâm lý của người tiến hành tố tụng (như: Cần gì phải bào chữa? Không có luật sư thì chúng tôi làm sai à? Có oan đâu mà luật sư phải tham gia? Mời luật sư chẳng giải quyết được việc gì đâu....) và "ý thức của người tiến hành tố tụng" - gây khó khăn, cản trở luật sư trong quá trình hành nghề".
Luật sư Cường cũng cho rằng: "Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi và Luật Luật sư sửa đổi đã mở rộng quyền bào chữa cho luật sư và quyền được bào chữa cho bị can, người bị tạm giữ: Luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ thời điểm tạm giữ hoặc thời điểm có quyết định khởi tố vụ án... Tuy nhiên, quy định này cũng không mấy cải thiện được số lượng người bị tạm giữ, bị can có luật sư bào chữa ngay từ đầu.
Trước đây, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an quy định: Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư phải xuất trình "Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa)" - trong khi họ đang bị cách ly, không thể tiếp xúc được với luật sư hay người thân....
Quy định này đã và đang khiến cho những người bị tam giữ, bị can đang bị tạm giam khó có thể thực hiện quyền được bào chữa của mình. Với quy định này đã làm mất quyền của người thân bị can trong việc nhờ luật sư bào chữa cho các bị can (người thân của họ).
Quy định này chưa được gỡ bỏ thì Bộ Công an lại "âm thầm" cho ra đời Thông tư số 28/2014/TT-BCA (thông tư này không lấy ý kiến của Liên đoàn Luật sư Việt Nam) gây cản trở quá trình hành nghề của giới luật sư.
Với những từ ngữ chung chung tại Điều 38 của Thông tư này như đã nêu ở trên "xúi giục khai báo gian dối", "ngăn cản việc khai báo", "khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ", "hành vi...khác"..., nếu cộng với ý thức kém, kém cái tâm của người tiến hành tố tụng thì người bào chữa (luật sư) không thể hành nghề, tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra được.
Chính vì vậy, những luật sư đã và đang bị làm khó và các luật sư hiểu về thực trạng tố tụng hình sự mới có phản ứng quyết liệt đến như vậy."
KIỀU HOA
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ vây đánh CSGT ở Kon Tum: Xử lý thế nào? Những hành vi như trên cần được lên án và xử lý nghiêm để lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ và duy trì trật tự, an toàn xã hội", Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội đánh giá Vụ việc CSGT tỉnh...