Làm thế nào để lựa chọn và giữ chân nhân tài?
Năm 2015, Hà Nội sẽ cần thêm 560 công chức. Để lựa chọn nhân tài vào làm việc, UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều tiêu chí về hộ khẩu, bằng cấp. Những tiêu chí đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là việc tổ chức thi tuyển và cách giữ chân nhân tài.
Thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ dự thi tuyển công chức vào Cục thuế Hà Nội năm 2014. Ảnh: vnexpress.net
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thi tuyển công chức năm 2015 với tổng số 560 chỉ tiêu. Vấn đề quan trọngnhất được xem như “cửa hẹp” đối với người ngoại tỉnh là tiêu chí phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Trường hợp không có hộ khẩu tại Hà Nội, khi dự thi công chức, phải đáp ứng một trong số các tiêu chí: Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; có bằng tiến sỹ tuổi đời dưới 35 tuổi; có bằng thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30 tuổi. Chủ trương thu hút nhân tài của Hà Nội cũng như nhiều địa phương và Bộ, ngành khác là chủ trương đúng để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, người dân không uổng công đóng thuế nuôi những “công bộc” “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Việc chấp nhận cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chung kỳ thi, chung vị trí tuyển dụng, không có ưu tiên nào khác, là cuộc cạnh tranh thực sự để lựa chọn nhân tài. Tuy nhiên, dường như Hà Nội lại quá khắt khe, nếu không muốn nói là phân biệt đối xử, khi không chấp nhận bằng tốt nghiệp đại học dân lập, kể cả là loại giỏi đối với người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác đều không quy định bằng đại học công lập giá trị hơn dân lập, mà chỉ phân biệt hệ đào tạo chính quy hay tại chức.
Quan niệm trường công, trường dân lập giống như “rào cản kỹ thuật”, nhưng kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh. Nhìn ra thế giới, nhiều trường danh tiếng đào tạo ra những tài năng phần lớn là trường dân lập. Không ít thạc sĩ, tiến sĩ giỏi đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đều được đào tạo ở các trường dân lập nước ngoài. Việt Nam có quá nhiều thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng lại thiếu những công trình hoặc sáng tạo khoa học tầm cỡ quốc tế. Bằng cấp đo đếm sự học của mỗi người, nhưng nếu chỉ nhìn vào tấm bằng mà đánh giá tài năng thì không khách quan, biện chứng. Bên cạnh đó, bằng cấp và hộ khẩu chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ phụ thuộc vào chất lượng đề thi và chấm thi. Nếu hai khâu này thực hiện đúng, minh bạch, không tiêu cực, thì mới chọn được nhân tài. Chọn được nhân tài đã khó, nhưng giữ chân nhân tài còn khó nhiều lần. Nhân tài cần môi trường làm việc, được tự do sáng tạo, được đãi ngộ xứng đáng,… Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong chính sách cán bộ./.
Video đang HOT
Đăng Dương (Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Theo Dantri
Hai xã nằm giữa biển chưa được công nhận là xã đảo
Ngày 20/1, văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch tỉnh - ông Lê Phước Thanh vừa có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận xã Tân Hiệp (TP Hội An) và xã Tam Hải (huyện Núi Thành) là xã đảo.
Theo đó, xã Tân Hiệp là đơn vị hành chính cấp xã nằm trên đảo Cù Lao Chàm thuộc TP Hội An. Xã hiện có 2.284 nhân khẩu, 594 hộ. Dân cư sinh sống tập trung theo xóm, thôn, ngành nghề chính là ngư nghiệp.
Một góc đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, TP Hội An
Với đặc thù là một xã nằm trên đảo, điều kiện đi lại giao thương với đất liền hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa bão, do đó đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn nhiều thiếu thốn, hạn chế, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa, bên cạnh đó kết cấu cơ sở hạ tầng chưa kiên cố, đồng bộ và còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đại bộ phận nhân dân trên đảo.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, đối chiếu với các tiêu chí, điều kiện công nhận xã đảo quy định tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì xã Tân Hiệp đáp ứng cả 2 tiêu chí và đáp ứng điều kiện "có toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã ở trên đảo".
Đối với xã Tam Hải cũng là xã được bao bọc bởi biển và sông, cách trung tâm huyện Núi Thành 12 km về phía Đông Bắc; tổng diện tích tự nhiên 1.560,7 ha, gồm 2.356 hộ gia đình với 7.775 nhân khẩu đang sinh sống.
Người dân ở xã Tam Hải hàng ngày phải đi đò ngang qua đất liền làm việc, học tập
Hiện nay, có đến hơn 80% dân cư của xã làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Là xã trọng điểm vế quốc phòng - an ninh nhưng điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, kinh tế chưa phát triển, chưa được đầu tư thỏa đáng.
So sánh với các tiêu chí, điều kiện quy định tại Quyết định số 569/QĐ-TTg thì xã Tam Hải đáp ứng cả 2 tiêu chí và điều kiện "Có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển và trên đảo có người dân định cư, lực lượng vũ trang đóng quân".
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện các tài liệu chứng minh đơn vị hành chính cấp xã có đủ các tiêu chí, điều kiện để được công nhận là xã đảo đối với 2 xã nêu trên đã hoàn tất.
Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa VIII vừa qua cũng đã thông qua và có Nghị quyết về việc đề nghị công nhận xã Tân Hiệp và xã Tam Hải là xã đảo để đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo.
Chiều ngày 20/1, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Hoàng - Chủ tịch xã Tam Hải cho biết, nếu được công nhận là xã đảo thì Tam Hải chắc chắn sẽ được đầu tư rất nhiều theo chính sách chung của Nhà nước áp dụng cho các xã đảo như y tế, giáo dục, đường...
"Hiện bờ kè của xã là một công trình cấp thiết, nếu được công nhận là xã đảo thì hy vọng bờ kè của xã sẽ sớm được ngân sách Nhà nước đầu tư hoàn chỉnh để bảo vệ nhà cửa cũng như đất đai của người dân người dân trên xã", Chủ tịch xã Tam Hải - ông Bùi Văn Hoàng cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
Những màn chọi trâu "nảy lửa" giữa Thủ đô Sáng nay 17/1, tại trung tâm huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã diễn ra hội thi chọi trâu vòng loại để chuẩn bị cho dịp xuân Ất Mùi 2015. 76 "ông" trâu chọi được các chủ trâu mang đến từ các xã trong huyện Phúc Thọ và các tỉnh thành lân cận khu vực phía Bắc. Hàng vạn khán giải thích thú với...