Làm thể nào để kiểm soát sự tức giận trong một mối quan hệ?
Chúng ta chắc chắn sẽ có những sự xung đột trong một mối quan hệ nào đó; sự tranh chấp như vậy có thể làm cho bạn tức giận.
Tuy nhiên, sự tức giận của bạn có thể ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đó. Vì vậy, bạn phải biết cách bình tĩnh khi tức giận.
Khi tức giận với người yêu hay người bạn đời của mình, đôi khi bạn có thể cảm thấy muốn đóng sầm cửa lại và thể hiện thái độ hung hăng. Việc im lặng cũng có thể gây ra sự tức giận cho đối phương. Bạn không cần phải hòa giải ngay lập tức trong một cuộc chiến; bạn có thể nói với nửa kia của mình rằng hãy cho bạn một thời gian để bình tĩnh lại và giải quyết mọi việc một cách tốt nhất. Bạn nên chia sẻ suy nghĩ của mình với họ khi họ sẵn sàng. Đừng cố ép buộc hòa giải vì điều đó có thể phản tác dụng và khiến họ cân nhắc lựa chọn cắt đứt mối quan hệ với bạn.
Ảnh minh hoạ
Tập trung vào việc quản lý bản thân
Video đang HOT
Khi đối phương giận bạn, bạn có thể thấy cần phải xoa dịu họ ngay lập tức. Vấn đề là, bạn không thể kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi của ai đó – bạn chỉ có thể quản lý thành công cảm xúc của mình. Sự bình tĩnh của bạn sẽ giúp bạn đời của bạn bình tĩnh hơn và những người cố gắng kiềm chế cơn giận của mình có thể cho người khác không gian để làm điều tương tự. Giải quyết cơn giận của bạn bằng cách cố gắng làm dịu bản thân và xem xét mọi cách để giải quyết mọi việc.
Nhìn lại các vấn đề
Các chủ đề thảo luận có thể gây ra phản ứng tức giận và dẫn đến xung đột. Nguyên nhân có thể do bạn và người bạn đời của mình bất đồng quan điểm. Đối với những chủ đề không thực sự cần thiết, bạn có thể lướt qua nó để tránh gây hiểu lầm hoặc khó chịu cho đối phương. Bạn nên bình tĩnh và chín chắn hơn trong những trường hợp thực sự cần thiết để tạo sự thoải mái cho đối phương.
Ảnh minh hoạ
Đây là một chiến thuật tuyệt vời để kìm lại sự tức giận của bạn trước khi nó bùng phát. Nếu bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn, hãy hít thở và đếm đến mười. Đừng làm bất cứ điều gì khiến bạn phải hối tiếc./.
Tình cảm vợ chồng nhạt dần theo năm tháng, tôi phải làm thế nào?
Tôi không chắc mình cảm thấy thế nào về mối quan hệ hiện tại với chồng. Mỗi ngày, tôi quay cuồng với quá nhiều thứ cảm xúc hỗn độn: bối rối, tức giận, đau khổ, buồn bã, thất vọng, khó chịu, xấu hổ và chán nản.
Cả hai chúng tôi đều gần đến tuổi nghỉ hưu, đã kết hôn được mười bốn năm, nhưng tình yêu đã nguội lạnh khoảng mười năm. Tôi bị kiệt sức vì phải chịu đựng mối quan hệ này. Tôi không biết liệu tôi còn yêu anh nữa không, hay liệu anh còn yêu tôi không.
Anh từng nói anh luôn yêu tôi, nhưng anh nói thế với thái độ khinh thường, và điều đó làm tôi cảm thấy bối rối. Cảm giác của tôi về anh đã khác, nhưng tôi không biết tại sao chúng tôi vẫn ở bên nhau.
Tôi nghĩ anh ít nhiều cũng cảm thấy giống tôi. Trong một vài khoảnh khắc, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng ly hôn là đúng đắn, nhưng khi nhớ lại những kỷ niệm trong quá khứ, tôi lại thấy tiếc nuối. Tôi đã sống với hy vọng rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt lên. Nhưng tình trạng mệt mỏi đã kéo dài trong hầu thời gian cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Tôi biết anh không phải là người xấu. Phần lớn những cơn tức giận của tôi là do anh không thể liên hệ với tôi, đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu tôi. Tôi muốn anh thực sự "có mặt" ở nhà và chia sẻ thế giới của anh với tôi. Nhưng thực tế là anh cho tôi cảm giác tôi đang sống một mình và hoàn toàn vô hình trước anh.
Tôi đã trải qua giai đoạn khủng hoảng niềm tin trong bốn năm. Tôi cảm nhận rất rõ mình đã bị anh bỏ rơi. Đôi khi tôi đã cố ý từ chối đi cùng anh ấy, bởi vì tôi không thể chịu đựng được sự giả dối, tôi không muốn mình phải diễn kịch trước mặt người khác. Tôi không cảm thấy mình đang sống một cuộc sống đích thực.
Gần đây, anh nói với tôi: "Anh thấy rất khó chịu khi em hay phán xét người khác, đặc biệt là anh. Hình như em coi thường tất cả những gì anh đã làm, trong khi đó em lại soi mói những chuyện lặt vặt không đáng để bận tâm. Chính em đang tự phá hoại mối quan hệ của chúng ta. Em nên dừng lại đi. Nếu em có thể thay đổi, chúng ta sẽ lại hạnh phúc như xưa".
Tôi cũng tự nhìn lại bản thân xem những gì anh nói về mình có chính xác hay không. Và tôi cảm thấy anh đã cố tình làm tôi xấu hổ. Rõ ràng tôi không phải là kiểu người như anh mô tả.
Anh không hề có động thái nào cho thấy anh đang cùng tôi cố gắng cải thiện mối quan hệ vợ chồng.
Anh cũng không chia sẻ đủ về cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của mình để tôi cảm thấy có sự kết nối giữa hai người. Anh muốn tôi thay đổi, nhưng thực ra chính anh mới là người cần thay đổi.
Chúng tôi đã từng đến gặp nhà tư vấn cho các cặp vợ chồng vài lần. Thi thoảng, anh kêu bận, tôi vẫn đi một mình. Cả hai chúng tôi đều muốn đối phương thay đổi, nhưng có vẻ như cả hai đều không thể đáp ứng các tiêu chí của người kia để có một mối quan hệ tốt hơn.
Bây giờ, tôi quan tâm đến cảm xúc của mình hơn. Tôi nghĩ, bất cứ điều gì xảy ra với tôi sau này, tôi cũng sẽ nghĩ cho bản thân trước tiên. Tất cả chúng ta đều đang cố gắng sống lâu hơn, nhưng với tôi, chất lượng cuộc sống ra sao mới quan trọng. Trong trường hợp anh không thể thay đổi, tôi cũng đã sẵn sàng cho một cuộc ly hôn.
Tâm tình: Bất lực trước cách yêu thương sai lầm của mẹ dành cho anh hai Dù mang bệnh trong người, nhưng mẹ vẫn quyết lo cho anh đến cùng. Anh hai em năm nay đã gần 30 tuổi nhưng chưa bao giờ cho thấy mình là một người trưởng thành. Là con trai út trong gia đình ba anh chị em nhưng em luôn phải là người gánh vác hết mọi chuyện, từ việc nhỏ như sửa điện...