Làm thế nào để kiểm soát cơn tức giận khi chơi game?
Làm thế nào để game thủ có thể nhận ra “cơn thịnh nộ” này và quan trọng hơn là làm thế nào để kiểm soát nó.
Trò chơi điện tử – game là một cách tuyệt vời để thư giãn, game cho phép người chơi khám phá những thế giới mới và trải nghiệm một loạt các thử thách khác nhau mà cuộc sống hiện thực tầm thường không có được. Chơi game có thể đưa bạn đến những nơi mới và cho phép bạn kiểm tra cũng như rèn luyện phản xạ của bộ não mỗi khi bạn tránh đòn hoặc giải những câu đố trong game. Game tương tác hơn rất nhiều hơn là chỉ xem TV, điều này thu hút nhiều đối tượng chơi game như trẻ em, học sinh, sinh viên thậm trí là những người trưởng thành đã đi làm.
Tuy nhiên trong quá trình chơi game, khi game thủ gặp phải những câu đố hoặc con boss khó đánh bại (VD những tựa game siêu khó như Dark Souls) khiến game thủ cảm thấy vô cùng bực bội, stress sau nhiều ván đấu lặp đi lặp lại không thể đánh bại boss, hoặc giả câu đố khó nhằn. Khi đó game thủ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của sự bực bội và tức giận, có thể dẫn đến mất kiểm soát và bỏ cuộc, đôi khi một số game thủ còn thậm trí ném tay cầm, bàn phím, chuột trong sự tức giận, điều này được gọi là “Gamer Rage”. Vậy làm thế nào để game thủ có thể nhận ra “cơn thịnh nộ” này và quan trọng hơn là làm thế nào để kiểm soát nó.
Những dấu hiệu nhận biết
Mọi game thủ sẽ đều có những yếu tố kích hoạt cơn thịnh nộ khác nhau, có thể là không giải được câu đố, không đánh bại được boss, thu trận, hay gặp phải hack trong một trận đấu Battle Royale. Khi game thủ nhận ra được những nguyên nhân dẫn đến cơn thịnh nộ của mình, đó làm bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc lấy lại quyền kiểm soát bản thân.
Hãy cố gắng và ý thức về các dấu hiệu của sự bực bội, stress sau khi chơi game, chúng bao gồm những suy nghĩ thất thường, nhịp tim tăng, thở nhanh hơn và đôi khi run rẩy, đổ mồ hôi và thậm chí chóng mặt đi kèm với cảm giác vô cùng tức giận nổi lên. Nếu đó là người chơi chung hoặc bạn bè đang chuẩn bị “kích hoạt cơn thịnh nộ”, game thủ hãy giúp họ nhận ra những dấu hiệu này. Nếu những dấu hiệu như trên xảy ra, game thủ nên kiểm soát cơn thịnh nộ của mình, nó cần phải được xử lý trước khi nó đạt đến đỉnh điểm.
Giảm sự tức giận trong khi chơi game ngay lập tức
Video đang HOT
Một khi các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện, game thủ cần phải nghỉ ngơi. Mặc dù điều này nghe có vẻ khá khó khăn đối với những game thủ chơi game online nhưng điều cần thiết nhất trước khi cơn thịnh nộ xảy ra là phải duy trì sự kiểm soát bản thân mình. Dừng chơi game ngay lập tức sẽ làm game thủ bình tĩnh lại, tránh những hành động đáng tiếc có thể xảy ra.
Nghỉ giải lao giữa game dù sao cũng được khuyến nghị và làm giảm mức độ stress trong khi chơi game hơn. Đứng dậy, cách xa màn hình máy tính một vài phút hoặc lâu hơn, thực hiện các bài tập cổ tay đều có lợi cho sức khỏe của game thủ, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Phương pháp dài hạn
Đôi khi sự tức giận không đến từ người khác mà chính từ những thất bại trong game mà chính game thủ tạo ra. Nếu game thủ cảm thấy mình phải vật lộn qua lâu trong một cấp độ, câu đố hoặc boss thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp trong việc đánh bại nó. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, game thủ có thể lên Youtube và xem các video người chơi khác đánh bại câu đố, boss. Hoặc đơn giản là hạ cấp độ khó xuống hơn.
Nhiều game thủ sau khi không thể giải đố, đánh bại được boss thì họ bắt đầu điều chỉnh cài đặt game. Game thủ không nên ngần ngại vì điều này khi không phải ai cũng có phản xạ nhanh nhạy hay khả năng giải câu đố tuyệt vời và ngay cả những game thủ giỏi nhất đôi khi cũng bị mắc kẹt bởi một câu đố siêu khó hay một con boss khủng. Sẽ tốt hơn nhiều nếu game thủ quyết định hạ cấp độ thử thách xuống , đánh bại nó và tiếp tục tiến về phía trước, thoát khỏi cơn thịnh nộ sắp xảy ra.
Hãy nhớ rằng chơi game chỉ là để giải trí, đem lại sự vui vẻ chứ chúng không tạo ra stress và sự tức giận. Nếu game thủ có thể thực hiện một số điều chỉnh để ngăn chặn điều đó thì tại sao bạn lại không? Nếu game thủ không làm điều đó cho chính mình, hãy nghĩ đến những người khác trong gia đình bạn. La hét và chửi rủa một chiếc tai nghe, máy tính, bàn phím, chuột, tay cầm,v.v…không bao giờ là điều tốt. Game thủ đôi khi tức giận nhưng học cách kiểm soát nó có nghĩa là chơi game trở nên thú vị hơn và bớt căng thẳng hơn.
Kiểm soát sự tức giận
Nếu game thủ là một trong những người nhanh chóng cảm thấy tức giận (người nóng tính) thì game thủ nên cần gặp bác sĩ tâm lý và học cách kiểm soát sự tức giận. Những điều này sẽ khuyến khích game thủ tự tìm tòi vì sao lại tức giận, nhận ra các tác nhân và kiểm soát cơn tức giận tốt hơn.
Chỉ là game thôi mà
Thất vọng và tức giận là những cảm xúc phổ biến của mọi game thủ trong chơi game. Một đội thể thao thua cuộc, không hoàn thành một cuộc đua và những sự cố tương tự khác cũng có thể gây ra sự thất vọng tương tự cho các game thủ. Đam mê một cái gì đó là tuyệt vời nhưng phải cần giữ mọi thứ đi đúng hướng. Điều quan trọng nhất cần nhớ là nó chỉ là một tựa game. Thông thường game thủ sẽ cho rằng tựa game mình chơi không phải là game thông thường, nhưng điều đó là sai. Cho dù yêu thích game đến mức nào thì một tựa game vẫn chỉ là một tựa game mà thôi.
Theo GameK
Google Stadia và viễn cảnh không thể kiểm soát được việc chơi game của trẻ em
Với những người người đứng trên bục giảng, việc Stadia trở nên quá thịnh hành có thể là một mối lo khi nền tảng đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của học sinh và sinh viên.
Với những ưu điểm của Stadia đã được chúng tôi đề cập trong rất nhiều số trước, việc chơi những tựa game đỉnh cao trên các thiết bị cầm tay đã gần như trở thành hiện thực. Thế nhưng với những người người đứng trên bục giảng, việc Stadia trở nên quá thịnh hành có thể là một mối lo khi nền tảng đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của học sinh và sinh viên.
Dù vẫn chưa ra mắt chính thức, những nếu Stadia thực sự làm được những gì mà Google đã hứa như trong những lời quảng cáo có cánh, học sinh sẽ có thể dễ dàng chơi game ở bất kì đâu trên bất kì thiết bị nào thay vì chú tâm vào những bài giảng. Gần đây, một giáo viên đã đăng tải bức thư bày tỏ những nỗi lòng của mình về tương lai của Stadia với học sinh của mình, về những thứ sẽ gây xáo trộn việc học mà những học sinh sẽ vướng phải nếu cứ ôm khư khư chiếc điện thoại hay laptop của mình.
Trong lá thư này, người giáo viên bày tỏ sự ngưỡng mộ cũng như thích thú trước sự ra mắt của những ý tưởng có thế giúp chơi game mọi lúc mọi nơi. Người này cũng thừa nhận mình là một người thích chơi game hơn là làm việc, do vậy mà ông cũng khá đồng cảm với học sinh. Song giáo viên này cho rằng Stadia có thể khiến những học sinh không còn thời gian để đọc sách, làm bài tập hay hoàn thành những công việc trên trường. Ngày nay, những cải tiến trong công nghệ đã giúp tạo ra những sản phẩm công nghệ với cái giá phải chăng hơn, khiến việc sở hữu những sản phẩm này nay đều nằm trong tầm tay. Và rồi lũ học sinh thay vì nghe giảng, chúng sẽ chỉ chú tâm vào Apex Legends hay Assassin's Creed: Odyssey.
Dẫu đã ý thức được việc này, và cùng với nhà trường thực hiện những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt cũng như các ban hành những nội quy mới, ông cho rằng mọi thứ không dễ như khi nói suông. Học sinh ngày nay đủ thông minh và khôn khéo để tìm ra cách vượt qua những rào cản mà giáo viên và các kĩ thuật viên của nhà trường ban hành. Do vậy mà cuối thư, vị giáo viên này mong muốn, ngoài việc tiếp tục phát triển các công nghệ mới, Google cũng nên có trách nhiệm về vấn đề này hoặc trao quyền cho các nhà giáo dục để quản lý việc sử dụng Stadia tại trường học bởi chính công nghệ này khiến học sinh không thể thực hiện tròn bổn phận tại ngôi trường của mình.
Sau khi đăng tải bức thư này, có rất nhiều phản hồi đồng tình với ý kiến của thầy giáo này và cũng bày tỏ quan ngại trước sự phát triển của cộng nghệ. Rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm khắc phục vấn đề này như siết chặt hơn nữa việc sử dụng điện thoại, máy tính trong giờ học, hay liên hệ với các quản trị mạng để khóa một số IP của nhà phát hành. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến này đều không khả thi bởi các mạng VPN càng ngày trở nên thông dụng hơn nhiều. Một ý kiến khác được nhiều người tán thành rằng, Stadia nên bổ sung thêm chế độ quản lý từ gia đình để có thể dễ dàng quản lý, đồng thời thiết lập chế độ một tài khoản dựa trên các thông tin cá nhân nhằm tránh việc học sinh có thể tạo nhiều tài khoản vượt qua sự kiếm soát của gia đình. Ngoài ra còn khá nhiều các ý kiến trái chiều khác xung quanh vấn đề này như việc chất lượng giáo dục, giáo trình không hấp dẫn và thu hút học sinh v.v
Có thể nói đây là vấn đề khá nan giải hiện tại cho không chỉ riêng Stadia, mà là của nhiều nền tảng truyền trực tiếp game khác khi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc học tập và các hoạt động vui chơi khác của học sinh. Do vậy Stadia cũng nên có những động thái lắng nghe từ phía khách hàng của mình nhiều hơn để cải thiện vấn đề này tốt hơn.
Theo GameK
Làm gì để vừa chơi game thả phanh vừa 'hái ra tiền'? Làm game thủ cũng không thiếu cách để kiếm được tiền, thậm chí là rất nhiều tiền... Thông thường khi nhắc đến 2 chữ game thủ, đa phần các bậc phụ huynh thường cho rằng đây là một sở thích vô bổ, thậm chí làm hỏng cả tương lai. Tuy nhiên rất nhiều game thủ đã chứng minh đây là một nghề thực...