Làm thế nào để hưởng trọn 290 triệu đồng ưu đãi khi mua ô tô điện VinFast VF e34?
Từ nay đến hết ngày 15/9/2021, những khách hàng đã đặt cọc 10 triệu đồng trước ngày 1/7/2021 cho chiếc ô tô điện đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34 – chỉ cần đặt cọc thêm 40 triệu đồng và cam kết không hoàn/hủy/đổi cọc có thể sẽ được hưởng tổng giá trị ưu đãi lên tới 290 triệu đồng.
“Siêu ưu đãi” chồng ưu đãi
Theo chính sách được VinFast công bố mới đây, đến hết ngày 15/9, các khách hàng đặt cọc trước 50 triệu đồng cho mẫu ô tô điện VF e34 và cam kết không hoàn/hủy/đổi cọc sẽ được hưởng ưu đãi 100% lệ phí trước bạ. Những khách hàng đã sớm đặt cọc 10 triệu đồng từ ngày mở bán chỉ cần bổ sung thêm 40 triệu đồng và cam kết nhận xe cũng sẽ được hưởng quyền lợi tương đương.
Đặc biệt, VinFast còn cam kết sẽ trả lãi cho khoản tiền đặt cọc của khách hàng, với lãi suất lên tới 10%/năm, tính từ thời điểm đặt cọc đến khi nhận xe. Đây là lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam, một hãng xe áp dụng chính sách này.
Theo tính toán, với chính sách trên, nhóm khách hàng đặt cọc sớm trước ngày 1/7 và bổ sung cọc sẽ hưởng lợi lớn. Số tiền được hưởng lợi trực tiếp là khoảng 190 triệu đồng, bao gồm 100 triệu đồng giảm trừ trực tiếp vào giá bán, 70 triệu đồng tương ứng với khoản 100% lệ phí trước bạ được ưu đãi, 17,4 triệu đồng tương ứng với một năm miễn phí thuê pin và 3 triệu đồng lãi suất.
Ngoài ra, Chính phủ vẫn đang nghiên cứu, xem xét đề xuất về việc thí điểm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho ô tô điện trong vòng 5 năm tới. Trong trường hợp đề xuất được thông qua, khách hàng sẽ được hưởng thêm ưu đãi 100% lệ phí trước bạ từ Chính phủ, trong khi khoản ưu đãi của VinFast sẽ được trừ thẳng vào giá xe.
Như vậy, cùng với 190 triệu đồng ưu đãi ban đầu, nhóm khách hàng đặt cọc đợt đầu sẽ hưởng “lợi chồng lợi” với tổng giá trị ưu đãi lên đến hơn 260 triệu đồng. Thậm chí, những khách hàng mua xe theo diện chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện theo chương trình “Đổi cũ lấy mới” của VinFast còn được tặng thêm 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Với ưu đãi chồng ưu đãi “khủng” như trên, khách hàng có thể sở hữu mẫu ô tô điện thông minh cỡ C – VinFast VF e34 – với tổng chi phí lăn bánh chỉ 500 triệu đồng. Trong quá trình sử dụng, khách hàng còn được hưởng thêm một loạt đặc quyền hấp dẫn như gửi xe miễn phí 6 tiếng/lần tại hệ thống Vincom, Vinhomes trên toàn quốc; bảo hành 10 năm; miễn phí cứu hộ 24/7 trong thời gian bảo hành…
“VF e34 sẽ thành công tại Việt Nam”
Là một trong những khách hàng đặt cọc mua xe đợt đầu, anh Trần Đức, sống tại Hà Nội thừa nhận, thời điểm đặt cọc 10 triệu đồng, ngoài việc muốn trải nghiệm xe điện, chính sách ưu đãi giảm 100 triệu đồng đã thuyết phục anh.
“Đến khi VinFast công bố chính sách mới, đặt cọc thêm 40 triệu đồng để nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, tôi càng thấy may mắn vì đã sớm chọn VF e34. Cứ cho là Chính phủ không hỗ trợ trước bạ, giá lăn bánh cũng chỉ là 590 triệu đồng do VinFast đã hỗ trợ 100% khoản phí này. Còn nếu Chính phủ hỗ trợ nữa thì giá lăn bánh của xe chỉ còn hơn 500 triệu, chưa kể tôi có thể được tặng thêm 30 triệu nếu đổi từ xe xăng sang xe điện. Thực sự là chưa bao giờ có mẫu xe SUV cỡ C nào lại có giá lăn bánh hấp dẫn đến thế”, anh Trần Đức nói.
Với chuyên gia trong ngành ô tô, VinFast có lộ trình bán xe điện rất bài bản, liền mạch và thông minh. Chính sách đặt cọc 10 triệu đồng trước 30/6 chưa kịp kết thúc, hãng đã nối tiếp bằng chính sách đặt cọc thêm 40 triệu đồng để hưởng ưu đãi 100% lệ phí trước bạ. Cách bán hàng của VinFast tạo nên tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ), khách hàng sẽ xuống tiền vì không muốn vuột mất cơ hội.
“Điều này hoàn toàn tích cực bởi lợi ích khách hàng nhận được là thật. Người Việt có thể chưa được kiểm chứng thực tế ô tô điện tiết kiệm chi phí như thế nào nhưng trước mắt đã bỏ túi được hàng trăm triệu đồng. Điều ấy sẽ xóa bỏ những nghi ngờ rằng ô tô điện có thực sự tiết kiệm hay không”, ông Sơn đánh giá.
Sự liền mạch theo lí giải của chuyên gia này còn thể hiện ở quãng đường dài VinFast chinh phục người dùng. Chính sách giá “3 Không” cách đây 2 năm cũng gần tương tự đợt ưu đãi lần này của VF e34, trao cơ hội mua xe giá tốt cho những khách hàng dám tiên phong. Hãng đã chứng minh được chất lượng và sự vượt trội của Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 so với những mẫu xe cùng tầm tiền.
Bởi thế, anh Đặng Sơn dự đoán, với những gì VinFast đã và đang làm, VF e34 sẽ thành công tại Việt Nam. “Chưa có hãng xe nào tại Việt Nam nhận được 4.000 đơn đặt hàng chỉ trong 12 giờ đầu tiên mở bán, và đến nay đã nhận được tổng cộng hơn 25.000 đơn đặt hàng. Ô tô vốn được coi là tài sản lớn nhưng đã có tới hàng chục nghìn khách hàng sẵn sàng xuống tiền đặt cọc dù chưa được sờ tận tay hay nhìn thấy chiếc xe ngoài đời. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho niềm tin và uy tín mà VinFast đã tạo dựng được trong lòng khách hàng trong suốt thời gian qua”, anh Đặng Sơn phân tích.
Vì sao liên Bộ Tài chính, Công thương ủng hộ ưu đãi thuế, phí cho ô tô điện?
Nguyễn Sĩ Dũng, trong xu thế kinh tế xanh, nếu đi tắt đón đầu trong lĩnh vực công nghệ cao như xe điện thì sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Hai cơ quan có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế, phí đều thể hiện sự tán thành việc cần có chính sách ưu đãi để thúc đẩy sự phát triển của xe điện, tăng khả năng tiếp cận của người dân với loại phương tiện xanh. Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH), sự ủng hộ của Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ cao như xe điện sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Cần thiết và phù hợp với định hướng chiến lược quốc gia
Trong văn bản cho ý kiến gửi Bộ Tài chính về đề xuất của Tập đoàn Vingroup, Bộ Công Thương khẳng định: "Việc áp dụng thí điểm chính sách ưu đãi không thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và lệ phí trước bạ (LPTB) áp dụng trong thời gian 05 năm để khuyến khích sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện thân thiện với môi trường là có thể xem xét".
Cũng trong công văn do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký, Bộ Công thương dẫn các Nghị quyết của Đảng và Chiến lược của Chính phủ giải thích cho quan điểm. Cụ thể, Bộ Công thương cho rằng: "Kích thích người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện thân thiện với môi trường, góp phần giảm lượng khí thải phát tán ra môi trường của phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ môi trường là cần thiết và phù hợp với định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ".
Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong giai đoạn đến năm 2030 sẽ ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực trong đó có ngành công nghiệp ô tô, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý. "Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp thông minh", Nghị quyết nêu rõ.
Trong khi đó, tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra định hướng: "Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".
VinFast VF e34.
Giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh
Trước đó, trong văn bản xin ý kiến một số Bộ về chính sách ưu đãi thuế, phí cho ô tô điện, Bộ Tài chính cho rằng xe ô tô điện đang trở thành sự lựa chọn có nhiều ưu thế để thay cho xe sử dụng động cơ đốt trong ở nhiều nước trên thế giới.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng dẫn chứng cách làm của nhiều quốc gia với những chính sách rất hào phóng nhằm hạn chế hoặc loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.
Đơn cử: Ucraine không đánh thuế TTĐB đối với xe ô tô điện chạy pin; Hàn Quốc miễn thuế TTĐB, miễn thuế phương tiện với các loại xe ô tô điện chạy pin và xe ô tô điện sử dụng nhiên liệu hydro; Trung Quốc: Miễn thuế tiêu dùng khi mua xe ô tô điện chạy pin, giảm 50% lệ phí đăng ký đối với xe ô tô điện chạy pin; Indonesia giảm hoặc miễn thuế hàng hoá xa xỉ; Thái Lan giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2016; Mỹ miễn/giảm thuế TTĐB, khấu trừ thuế, giảm khí đăng ký, phí đỗ xe, hỗ trợ lắm trạm sạc cho xe điện tuỳ từng bang....
Bộ Tài chính cũng chỉ ra "bức tranh" trái ngược tại Việt Nam khi ô tô điện hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiện chỉ có VinFast đầu tư, sản xuất. Tháng 4 vừa qua, hãng này mới cho ra mắt chiếc xe đầu tiên.
Bộ Tài chính cũng cho biết, những năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng xe ô tô điện. Tuy nhiên, xe điện mới chỉ được hưởng ưu đãi "khiêm tốn" khi vẫn chịu mức thuế suất TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe có dung tích cùng loại. Chính sách thu LPTB mới chỉ dừng lại ở việc ưu đãi đối với xe buýt sử dụng năng lượng sạch.
Từ những thực tế trên, theo Bộ Tài chính, để khuyến khích sản xuất và người tiêu dùng sử dụng ô tô điện, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, Bộ sẽ kiến nghị sửa đổi Luật Thuế TTĐB và nội dung này thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Riêng với LPTB, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh đại dịch COVID-19, "trường hợp phải ban hành sớm hơn thì Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn".
Gần đây nhất, vào tháng 6/2020, với mục đích kích thích tiêu dùng trong nước, Bộ Tài chính cũng đã từng trình Chính phủ ban hành Nghị định giảm 50% LPTB với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo trình tự thủ tục rút gọn rút gọn. Nhờ trình tự này, Nghị định 70/2020/NĐ-CP đã được ban hành sau đúng 10 ngày, thay vì thời gian hàng tháng, thậm chí lên đến vài tháng như thông thường.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng (Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho biết ông "tán thành rất cao" với việc sớm ban hành những chính sách đủ mạnh, tạo đòn bẩy để phát triển phương tiện chạy điện theo xu hướng chung của thế giới cũng như là bảo vệ môi trường. Ngay cả khi có chính sách miễn hoàn toàn 2 loại thuế và phí này thì vẫn còn khiêm tốn và "ở mức tối thiểu" so với thế giới.
"Nhà nước không phải không đầu tư mà doanh nghiệp đã đầu tư, giờ chỉ cần Nhà nước ủng hộ về chính sách để phát triển nhanh và thuận lợi. Trong xu thế kinh tế xanh, nếu đi tắt đón đầu trong lĩnh vực công nghệ cao như xe điện thì sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia", TS. Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định.
Được biết, hiện tại ngoài Bộ Công Thương, các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên & Môi trường và VCCI cũng đã có văn bản phúc đáp Bộ Tài chính, trong đó đều bày tỏ ủng hộ quan điểm hỗ trợ mạnh mẽ cho việc sản xuất, tiêu dùng ô tô điện.
VinFast VF e34 nhận hơn 25.000 đơn đặt hàng sau ba tháng Ôtô điện đầu tiên của VinFast nhận hơn 25.000 đơn đặt hàng sau ba tháng mở bán, được hãng kỳ vọng sẽ là mẫu xe giúp thay đổi tương lai di chuyển tại Việt Nam. Hôm 24/3/2021, ôtô điện đầu tiên của VinFast tạo ra "cơn địa chấn" chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam, hãng nhận gần 4.000 đơn đặt hàng...