Làm thế nào để “hiểu” công an giao thông?
Dù là một lái xe lâu năm hay là người tham gia giao thông hàng ngày, bạn đã thực sự hiểu những hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông?
Lưu thông trên đường, đặc biệt là tại các thành phố lớn, ngoài các tín hiệu đèn giao thông, người lái xe còn phải lưu ý đến hiệu lệnh của cảnh sát giao thông – những người điều khiển giao thông. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng thuộc những kí hiệu này…
Nữ cảnh sát điều tiết giao thông tại ngã tư quảng trường Hồ Chí Minh, Thành phố Vinh, Nghệ An. Ảnh : Hoàng Lam.
Để điều khiển giao thông, cảnh sát giao thông thể hiện các dấu hiệu chỉ dẫn bằng tay, gậy chỉ huy giao thông hoặc bằng còi, và tần suất được chú ý nhiều nhất chính là cánh tay và gậy giao thông. Những hướng dẫn tại các văn bản pháp quy sau sẽ giúp bạn lưu thông đúng hiệu lệnh của CSGT:
- Khi CSGT giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại.
- Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
- Khi cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn.
- Khi bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
Video đang HOT
- Khi tay phải của CSGT giơ về phía trước: báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại, người đi ở phía trước người điều khiển chỉ được rẽ phả, người đi ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
Ngoài ra, nếu đồng thời tay trái của người CSGT giơ về phía trước song song với tay phải và lặp đi lặp lại nhiều lần thì đó là báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái CSGT được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển giao thông.
Ngoài ra, một số quy định về sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông trong điều kiện lưu hành hiện nay sẽ khó thực hiện, tuy nhiên những lưu ý sau cũng giúp bạn hiểu phần nào các âm hiệu này:
- Một tiếng còi dài, mạnh: Ra lệnh dừng lại
- Một tiếng còi ngắn: Cho phép đi
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn: Cho phép rẽ trái
- Hai tiếng còi ngắn, mạnh: Ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại
- Ba tiếng còi ngắn, nhanh: Báo hiệu đi nhanh lên
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh: Báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Chúc các bạn lái xe an toàn!/.
Như Phúc
Theo_VOV
Hiệu quả của hệ thống "mắt thần" giám sát giao thông
Sau hơn 1 năm được lắp đặt và đưa vào sử dụng, hệ thống camera giám sát giao thông trên địa bàn TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn cũng như nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông.
Giai đoạn 1 dự án lắp đặt hệ thống giám sát giao thông bằng camera tại TP Biên Hòa được công an tỉnh Đồng Nai triển khai vào đầu năm 2014. Có 58 trụ camera được lắp đặt tại 25 điểm giao thông quan trọng và phức tạp trên địa bàn TP như quốc lộ 1A, quốc lộ 51 (đoạn qua TP Biên Hòa), các tuyến đường Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Thuận, Bùi Hữu Nghĩa... tại mỗi trụ camera đều có gắn 2 loa phóng thanh nhằm nhắc nhở người dân mỗi khi vi phạm các lỗi như dừng xe không đúng vạch khi đèn đỏ, đỗ xe không đúng nơi quy định. Tổng kinh phí gần 92 tỉ đồng.
Hệ thống camera giám sát giao thông được lắp đặt và sử dụng đã nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.
Theo Thiếu tá Trần Trọng Thủy (Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Biên Hòa), đơn vị tiếp nhận và điều hành hệ thống camera cho biết: Đây là hệ thống camera giám sát hiện đại, sử dụng phần mềm tự động, mã hóa các lỗi vi phạm của các phương tiện tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, lạng lách, lấn tuyến . sau khi nhận dạng lỗi phương tiện vi phạm giao thông, hệ thống tự động truyền trực tiếp về trung tâm giám sát để trung tâm thông báo cho lực lượng tuần tra giao thông tại chỗ hoặc hoặc lập biên bản gửi về địa phương, kể cả xe ngoài tỉnh.
Trường hợp phương tiện vi phạm có phiếu báo tới ba lần mà người vi phạm vẫn không đến nộp phạt thì Đội CSGT TP Biên Hòa sẽ phối hợp với công an địa phương mời lên làm việc. Nếu người vi phạm vẫn không chấp hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế, tịch thu giấy tờ xe hoặc tang vật vi phạm. Thiếu tá Thủy nhấn mạnh.
Ngày 29/5/2014 hệ thống camera giám sát giao thông chính thức đi vào hoạt động, sau hơn 9 tháng đã phát hiện hơn 32.200 trường hợp vi phạm, lập biên bản hơn 22.000 trường hợp, trong đó xử lý hơn 17.500 trường hợp vi phạm, bao gồm phạt tại chỗ và phạt nguội bàng cách gửi giấy về nhà, phạt và nộp ngân sách nhà nước gần 7 tỉ đồng.
Hệ thống camera giám sát giao thông được lắp đặt tại các điểm giao thông quan trọng và phức tạp trên địa bàn TP Biên Hòa, Đồng Nai
Theo ghi nhận của PV, từ khi có hệ thống camera giám sát giao thông, ý thức chấp hành luật lệ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có sự chuyển biến tích cực, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, lấn tuyến đã giảm hẳn trên các tuyến đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn TP Biên Hòa, đặc biệt ý thức tự giác chấp hành giao thông của người dân đã nâng cao một bước.
Từ hiệu quả rõ rệt của dự án thí điểm hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Biên Hòa, Ban giám đốc Công an tỉnh quyết định nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh. Hiện tại giai đoạn 2 của dự án tiến hành xong bước khảo sát, đang thuê các đơn vị lập dự án. Dự kiến hoàn thành trong năm 2015.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thọ (Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai), Ban đầu thực hiện dự án Công an tỉnh đã cử người đi học hỏi mô hình này từ một số tỉnh thành khác và dự kiến lắp đặt trên toàn tỉnh, nhưng do kinh phí đầu tư quá lớn, mặt khác cần phải có thời gian thử nghiệm về kỹ thuật cũng như con người vận hành, nhưng qua triển khai thí điểm thành công trên địa bàn TP Biên Hòa là cơ sở để công an tỉnh đẩy nhanh tiến độ dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
Ngoài camera còn có 2 loa phát thanh nhắc nhở mỗi khi người tham gia giao thông vi phạm.
Được biết ngoài việc phát hiện vi phạm giao thông, hệ thông camera giám sát giao thông còn ghi nhận, phát hiện và xử lý nhanh các vụ tai nạn giao thông cũng như các vụ gây mất an ninh tật tự trên địa bàn. Điển hình nhờ hệ thống camera giám sát giao thông, công an Biên Hòa đã bắt nóng hai đối tượng cướp giật trên đường phố. Truy lùng nhanh chóng và xử lý hai trường hợp ô tô gây tai nạn nhưng bỏ trốn. Thiếu tá Trần Trọng Thủy cho biết thêm.
Quang Đạm
Theo Dantri
Hà Nội: Phạt "nóng" người vi phạm giao thông qua camera giám sát Trong buổi sáng hôm nay 13/3, rất nhiều người tham gia giao thông vi phạm luật đã bị xử lý, trong đó phần lớn là người điều khiển ô tô với các lỗi vi phạm cơ bản như vượt đèn đỏ, đi sai làn... Sáng nay 13/3, tại nút giao thông Kim Đồng - Giải Phóng, lực lượng CSGT công an thành phố...