Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên?
Việc nạo phá thai không an toàn ở tuổi vị thành niên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người phụ nữ.
Xa hơn, những biến chứng âm thầm còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên?
Báo động tình trạng nạo phá thai
Dường như ngày nào ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (trước đây là Trung tâm Chăm sóc SKSS Nghệ An) cũng có bệnh nhân đến nạo phá thai. Điều đáng nói, nếu trước đây đối tượng chủ yếu là phụ nữ có gia đình thì nay độ tuổi nạo phá thai ngày càng trẻ hóa, thậm chí có em chỉ mới 13 – 14 tuổi.
Hậu quả nạo phá thai. Ảnh minh họa
“Bệnh nhân đến để thực hiện kế hoạch hóa (nạo phá thai) có nhiều đối tượng và nhiều đặc thù khác nhau. Nếu như bệnh nhân là người có trình độ, ở vùng trung tâm họ đến làm kế hoạch khi thai chỉ mấy tuần. Nhưng nếu là phụ nữ nông thôn thì đa phần là có xu hướng “lựa chọn giới tính thai nhi”
Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Với lứa tuổi thanh, thiếu niên, do thiếu hiểu biết nên thường đi xử lý khi thai đã to nên đáng lo ngại. Nhiều trường hợp sau đó chúng tôi phải khuyên giữ lại thai để sinh con cho an toàn. Bên cạnh đó, lại có những trường hợp thiếu hiểu biết nên tự mua thuốc phá thai ở nhà. Như mới đây, một phụ nữ dù đã có gia đình ở Diễn Châu sau khi tự dùng thuốc thì bị băng huyết ra máu “thập tử nhất sinh”. Sau đó, phải rất cố gắng, các y, bác sỹ mới giúp được bệnh nhân này thoát được nguy hiểm”.
“Hiện nay các phương tiện tránh thai đã rất phổ biến. Nhưng, hạn chế hiện nay là nhiều người dân chưa có ý thức phòng tránh thai. Vì vậy, để phòng tránh thai có hiệu quả thì phải tăng cường tuyên truyền để mở rộng thông tin tới cộng động, nâng cao trình độ kỹ thuật ở cơ sở để hạn chế tai biến…”.
Bác sỹ CKI Nguyễn Thị Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Tình trạng nạo phá thai cũng báo động trên cả nước. Theo số liệu thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 – 400 ngàn ca phá thai được báo cáo chính thức, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên, tỷ lệ biến chứng do nạo phá thai lên đến 68.000 người trên tổng số 20 triệu ca nạo phá thai.
Video đang HOT
Còn theo Tổng cục Dân số – KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20%. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực Nhà nước và đang còn một “khoảng trống” rất lớn từ các bệnh viện tư, phòng khám tư. Hiện mỗi một năm có trên 1.000 trẻ em bị bỏ rơi do mang thai ngoài ý muốn.
“Việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu kiến thức và kỹ năng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, hoặc có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai mà e ngại, không dám tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc.”
Bác sỹ CKII Nguyễn Bá Tân – Chi cục trưởng Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh
Với đặc thù riêng của Nghệ An, theo dự báo, trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn gia tăng. Vì thế, chắc chắn tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên vẫn còn cao.
Các em học sinh là 1 trong những đối tượng quan trọng cần được truyền thông về hậu quả của nạo phá thai tuổi vị thành niên. Ảnh minh họa
Một điều đáng báo động nữa, là hiện nay trong xã hội hiện đại việc quan hệ trước hôn nhân, sống thử không còn lạ lẫm trong đời sống một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các em thiếu kiến thức về tình dục an toàn, không có kiến thức và kỹ năng để lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp.
Việc nạo phá thai không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người phụ nữ. Xa hơn, những biến chứng âm thầm còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này như dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng làm tăng tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát và còn có thể ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý và thể chất của bà mẹ.
Chủ động tránh thai an toàn
Trên thực tế, việc tuyên truyền phòng tránh thai an toàn cũng là việc làm thường xuyên của ngành Dân số tỉnh nhà trong thời gian qua với nhiều việc làm ý nghĩa như: tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn ở các thôn, xóm, các trường học, tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe và cấp thuốc tránh thai, phương tiện tránh thai miễn phí cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Triển khai mô hình truyền thông “Cập bến thông tin – KHHGĐ” tại xã Hưng Nhân (Hưng Nguyên). Ảnh: Công Kiên
Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới, trong năm nay, nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được tổ chức ở cơ sở như triển khai các hoạt động truyền thông để cung cấp kiến thức chăm sóc SKSS và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho đối tượng vị thành niên, thanh niên trong các trường học và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển tỉnh đã tổ chức chương trình giao lưu truyền thông hưởng ứng “Ngày Tránh thai thế giới” với chủ đề “Chủ động tránh thai, không ai thay thế bạn”. Thông qua đó, nhằm gửi đi thông điệp phụ nữ hãy chọn sống chủ động, hãy chủ động tránh thai và hãy chọn thời điểm đúng đắn để thiên chức làm mẹ luôn thiêng liêng chứ không phải là gánh nặng cho chính mình và gia đình.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng phối hợp với Ban quản lý đề án xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai hàng hóa dịch vụ sức khỏe sinh sản tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn các nội dung về kiến thức SKSS, thiết lập hệ thống phân phối…
Vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình ở Tân Kỳ. Ảnh tư liệu Trọng Hùng
“Trước đây, việc vận động người dân tự ý thức mua phương tiện tránh thai còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, vì nhiều người còn có tư tưởng ỷ lại. Nhưng hiện tại, thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền việc xã hội hóa phương tiện tránh thai đã thuận lợi hơn và nhiều người tự ý thức mua, sử dụng để tự bảo vệ chính bản thân mình”.
Bà Hoàng Thị Lan – Phó phòng Dân số – KHHGĐ (Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh)
Để việc tránh thai hiệu quả, ngành Dân số cũng chủ động tuyên truyền tùy vào nhóm đối tượng để đưa ra giải pháp hợp lý.
Ví như đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và phù hợp, nhằm giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh tai biến do mang thai và các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
Truyền thông, tư vấn về sử dụng biện pháp tránh thai ở xã Hưng Yên Bắc và Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên). Ảnh: Công Kiên
Đối với vị thành niên, thanh niên việc tuyên truyền sẽ thông qua các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ, góc tuyên truyền thân thiện hoặc nói chuyện chuyên đề, từ đó tăng cường giáo dục giới tính, giúp các em có kiến thức, đủ bản lĩnh để không xảy ra sự việc ngoài mong muốn khi đang còn ở độ tuổi thành niên.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Biện pháp tránh thai nào phổ biến nhất ở Việt Nam?
Nhu cầu tránh thai của vị thành niên, thanh niên ở Việt Nam ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ cho đối tượng này còn hạn chế.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế, cho biết mỗi năm, Việt Nam có 300.000-350.000 ca phá thai. Trong đó, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi từ 15-49 có chồng thì 62 trường hợp là mang thai ngoài ý muốn.
Hiện dân số Việt Nam là hơn 96 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2%/năm (năm 1993) đã giảm xuống còn 1,07% vào năm 2017. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người.
Bảng giá dịch vụ tự nguyện sinh đẻ kế hoạch tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: HQ.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo đạt cực đại vào năm 2027-2028.
Theo ông Tú, nhu cầu tránh thai của vị thành niên, thanh niên ngày càng tăng và đa dạng nhưng việc tư vấn, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho đối tượng này còn hạn chế.
Đây chính là lý do quan trọng khiến tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có xu hướng gia tăng.
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở nước ta là 76,4%. Trong số các biện pháp tránh thai, đặt vòng vẫn là phổ biến nhất (45,5%), kế đến là uống thuốc tránh thai (20,1%), bao cao su (15,6%)...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi một phút, có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có một ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Hàng năm, khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó, 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai, 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Mỗi năm, thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do biến chứng của phá thai không an toàn và hầu hết xảy ra ở các nước đang phát triển.
Theo Zing
Truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản tới thanh thiếu niên huyện Thanh Trì Ngày 3/8, Huyện đoàn Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức hội nghị Truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS tới thanh thiếu niên. Theo Ban tổ chức, mặc dù các cấp, ngành đã có nhiều nỗ lực trong...