Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá?

Theo dõi VGT trên

Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hằng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ, chuyên gia, luật sư phát biểu tại tọa đàm – Video: VĂN BÌNH – HẢI TRIỀU

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 1

Toàn cảnh buổi tọa đàm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước thực trạng nhức nhối này, các chuyên gia là bác sĩ, luật sư và kể cả người sử dụng thuốc lá đã ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ giải pháp “Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá” do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 29-5. Buổi tọa đàm đồng thời là chương trình hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31-5.

Tham dự buổi tọa đàm có các chuyên gia gồm:

- PGS.TS Trần Văn Ngọc – phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM;

- PGS.TS Vũ Xuân Phú – phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương;

- TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh – phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM;

- ThS.BS Lê Đình Phương – Bệnh viện FV;

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM.

Ngoài ra còn có khách mời là những người đang sử dụng thuốc lá và cai nghiện thuốc lá thành công.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 2

Ông Đỗ Văn Dũng – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – tặng hoa cho các chuyên gia tham dự tọa đàm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Cao Huy Thọ – phó giám đốc Trung tâm Truyền thông – Quảng cáo báo Tuổi Trẻ – chia sẻ đây là đề tài không phải mới nhưng luôn là vấn đề thời sự trong đời sống xã hội. Và báo Tuổi Trẻ mong muốn làm cầu nối để từ đó cùng với chuyên gia đưa ra các giải pháp, sáng kiến mới để giảm thiểu nguy cơ này.

Khi đốt cháy, thuốc lá sinh ra vô số độc chất, gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan

Về tác hại của thuốc lá, PGS.TS Vũ Xuân Phú – phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương – cho biết đơn vị là nơi tiếp nhận, điều trị cho lượng lớn bệnh nhân liên quan tiền sử hút thuốc lá.

Hiện nay tình trạng người hút thuốc lá chiếm một số lượng rất lớn. Mỗi năm có 23.000 người mắc ung thư phổi, có 20.000 tử vong. Có nhiều người 30-40 thâm niên hút thuốc, khi phát hiện ung thư thì quá muộn.

Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động nhiều khi còn nguy hiểm hơn hút trực tiếp. Người hút thuốc thụ động, đặc biệt phụ nữ mang bầu, trẻ em phải hứng chịu nguy cơ rất lớn.

Vậy bỏ thuốc khó không? Đó là quá trình không dễ dàng!

Khi đốt cháy, điếu thuốc lá sinh ra 40.000 độc chất, 4.000 – 7.000 tạp chất, 43 chất độc chất và một số chất cực độc. Do đó rất nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm cho phổi mà gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan.

Việc hút thuốc tích lũy lâu ngày ngoài ung thư phổi còn gây các bệnh lý ung thư tai mũi họng, ở phụ nữ có thể gây sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi.

Theo bác sĩ Phú, năm 2005, ông chủ trì một đề tài nghiên cứu liên quan đến thuốc lá. Và kết quả cho thấy những gì ngành công nghiệp thuốc lá mang lại so với các tác hại gây ra có tỉ lệ bằng 0.

“Giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thụ động làm môi trường dân cư trong lành hơn, đồng thời giảm các gánh nặng về an sinh xã hội”, bác sĩ Phú chia sẻ.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 3

PGS.TS Vũ Xuân Phú – phó giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương – chia sẻ tại buổi tọa đàm – Ảnh: DUYÊN PHAN

Giải pháp dài hơi là đưa không thuốc lá vào chương trình giáo dục THPT

PGS.TS Trần Văn Ngọc, phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, chia sẻ bản thân mình chính là nạn nhân hứng rất nhiều hậu quả từ khói thuốc lá trong cộng đồng. Tác hại khói thuốc lá phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, nếu tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm đến sức khỏe, trong đó kể đến đầu tiên là các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi.

Theo bác sĩ Ngọc, điều quan trọng nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của thuốc lá gây ra, tức là chi phí liên quan đến ung thư và tắc nghẽn mãn tính ngày càng cao.

Số liệu khảo sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy có phân nửa bệnh nhân bị ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến thuốc lá, và có chiều hướng ngày càng tăng chứ không giảm.

“Ngoài các giải pháp như ngưng sử dụng thuốc lá, sử dụng các biện pháp thay thế…, giải pháp được xem là dài hơi là đưa chương trình giáo dục không hút thuốc lá vào chương trình giáo dục THPT”, bác sĩ Ngọc nói.

Bác sĩ Ngọc cung cấp số liệu từ chương trình phòng chống tác hại thuốc lá cho thấy độ tuổi từ 57 – 66 tuổi có đến 19 năm hút với 8 điều/ngày, trong đó có 7% nam và 28% là nữ.

Theo thống kê, khói thuốc lá có thể gây ra 25 bệnh liên quan.

Và đặc biệt, nếu ngưng thuốc lá sẽ giảm 804 tỉ đồng để điều trị cho các bệnh nhân nội trú ở các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 4

PGS.TS Trần Văn Ngọc, phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, cho biết tỉ lệ người có vấn đề về phổi liên quan đến thuốc lá ngày càng tăng – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần chế tài rất chặt chẽ

Với kinh nghiệm của mình, TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh – phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho rằng nghiện thuốc lá phần lớn do nghiện hành vi.

“Bác sĩ hiểu rất rõ nguy cơ của thuốc lá. Mặc dù trước đó khuyên người bệnh bỏ thuốc, nhưng sau khi khám, xong chính bản thân mình lại tìm nơi để hút thuốc”, bác sĩ Thịnh kể.

Để cai được thuốc lá, theo ông phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó nếu chỉ “hù dọa”, chỉ dựa vào nhận thức thì rất khó. Theo ông, ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan… tỉ lệ giảm hút thuốc lá tới 30%, ung thư giảm ngoạn mục.

Vậy họ có ý thức không? Không. Do họ có chế tài rất chặt chẽ.

“Ở dưới đất có thể 1-2 tiếng hút điếu, nhưng khi lên máy bay họ không dám họ hé vì có thể cấm bay. Hoặc vào bệnh viện chỉ cần đưa điếu thuốc lên hút là bị bảo vệ đến nhắc nhở hoặc đuổi ra ngay”, bác sĩ Thịnh chia sẻ.

Ngoài chế tài giám sát, ông đồng tình với việc tăng giá các loại thuốc. Ông dẫn chứng ở nước ngoài đi mua đã khó, khi mua thì thường rất đắt. Nhưng khi về Việt Nam việc mua thuốc rất dễ dãi. “Do đó phải có chế tài giám sát, bên cạnh việc tăng giá để hạn chế thuốc lá ai mua, ai hút cũng được”.

Thuốc lá gây ra rất nhiều nguy cơ. “Đâu phải ung thư hay tắc nghẽn mãn tính không, mà ta có thể thấy ở người trẻ tình trạng đột quỵ, tim mạch liên quan đến thuốc lá đang thực sự đáng báo động. Gánh nặng chi phí điều trị đối với những người bị ung thư phổi rất lớn và chỉ số ít tiếp cận được với các loại dịch vụ điều trị tốn kém này “, bác sĩ Thịnh nói.

Về hút thuốc lá thụ động, bác sĩ Thịnh cho rằng ung thư trẻ hóa ngày càng tăng. Một nghiên cứu của Viện thuốc lá Hoa Kỳ cho thấy xuất phát từ nguyên nhân hút thuốc lá thụ động.

“Một người hút thuốc tưởng chừng như vô hại nhưng nó đọng trên áo, cơ thể… sẽ gián tiếp xâm nhập vào người thân xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vô hình trung, đứa trẻ vô tình hút thuốc thụ động và sự nguy hại không kém người hút. Do đó, an toàn nhất là không hút, không khói thuốc”, bác sĩ Thịnh nói.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 5

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh – phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho biết người trẻ bị đột quỵ hiện nay có liên quan đến thuốc lá ở tỉ lệ cao – Ảnh: DUYÊN PHAN

32 tuổi, có thâm niên hút thuốc lá trên 10 năm, anh Phan Trường Nguyên chia sẻ thật lòng rằng một ngày nếu vui vẻ, hoặc căng thẳng có thể hút trên một gói thuốc, còn bình thường khoảng 10 điếu.

“Tôi biết tác hại và cũng mong muốn từ bỏ lâu nay nhưng không bỏ được. Với tôi, hút thuốc không phải là nghiện mà đó là thói quen. Và khi hút thuốc giúp tôi vượt qua và xử lý công việc rất nhanh”, anh Nguyên chia sẻ.

Khi nghe chia sẻ của các bác sĩ, anh Nguyên bảo rằng sẽ suy nghĩ đến việc từ bỏ thuốc. “Hút thuốc thuộc về thói quen, công việc của người hút. Do đó mỗi cá nhân đều có cách suy nghĩ riêng, dù biết rằng hút thuốc là nguy hại”, anh Nguyên chia sẻ.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 6

Anh Phan Trường Nguyên – người có thâm niên 10 năm hút thuốc lá – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bỏ thuốc lá, tinh trùng ‘khỏe’ lại

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM – chia sẻ bản thân mình có thâm niên hút thuốc khoảng 20 năm (từ thập niên 70 – 80). “Nghề luật sư hại não lắm, và khi đó sáng sớm được hút một điếu thuốc rất tuyệt vời”. Tuy nhiên, sự “tuyệt vời” ấy nhanh chóng biến mất khi ông lập gia đình.

14 năm sau khi có gia đình, đi khám ông mới phát hiện mình tinh trùng yếu, bác sĩ khuyên phải mang thai hộ mới có thể có con. “Tôi quyết định bỏ, dù trước đó từng quyết tâm bỏ 10 lần”, luật sự Hậu nói.

Ông kể sau khi bỏ thuốc lá và nhờ tập thể dục, ăn uống điều độ… điều bất ngờ là chất lượng tinh trùng của ông tăng khả quan và có con không cần phải mang thai hộ.

Luật sư Hậu khẳng định: “Tôi thấy rằng không nên đánh đổi lợi ích sức khỏe bằng lợi ích kinh tế. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc tôi thấy rằng cần phải tăng chế tài xử phạt, và tăng thuế (áp thuế) nhập thuốc, đồng thời tăng kiểm soát buôn lậu thuốc ở các vùng biên giới”, luật sư Hậu chia sẻ.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 7

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần có quy định về việc phạt “ nóng

Theo luật sư Hậu, hiện nay quy định xử lý vi phạm khá rõ. Tuy nhiên, việc xử phạt rất khó thực hiện do quy định về xử phạt là thẩm quyền của các cơ quan thanh tra liên ngành.

Vậy cần giải pháp là gì? Theo luật sư Hậu, cần phải sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng trong việc giám sát, thực thi pháp luật và có quy định về việc phạt “nóng”, phạt tại chỗ đối với người hút thuốc lá vi phạm.

Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá, sửa đổi các quy định về mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012 để đảm bảo chế tài mang tính răn đe.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền tác hại của thuốc lá và Bộ Y tế cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền.

Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp, siết chặt công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tránh tình trạng thuốc lá lậu nhập khẩu tràn lan vào thị trường trong nước và tăng mạnh thuế thuốc lá, giá thuốc lá.

Trong khi đó, bác sĩ Vũ Xuân Phú – phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương – cho rằng để giảm thiểu thuốc lá cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ tuyên truyền cộng đồng, giải pháp khống chế việc sản xuất, nhập khẩu, chế tài xử phạt và kiểm soát tình trạng buôn lậu thuốc lá ở các vùng biên.

Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá? - Hình 8

ThS.BS Lê Đình Phương – Bệnh viện FV – Ảnh: DUYÊN PHAN

ThS.BS Lê Đình Phương – Bệnh viện FV – cho biết khói thuốc lá cũng là yếu tố đóng góp rất lớn gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Tuy vậy, bác sĩ Phương cho rằng việc từ bỏ hút thuốc lá không phải là điều dễ dàng. Mọi người đều ý thức được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là phổi và tim mạch nhưng vẫn cứ hút.

Bác sĩ Phương dẫn chứng, trong vòng 1 năm, tỉ lệ người dân bỏ thuốc lá ở Mĩ chỉ đạt 5%, mặc dù có đến 70% người hút thuốc lá mong muốn từ bỏ chúng. Hay trong Hội nghị tim mạch tại Mĩ với 25.000 bác sĩ tham dự có bố trí một gạt tàn thuốc to như cái thau.

Ngoài ra, ThS.BS Lê Đình Phương cho rằng trước khi áp dụng biện pháp quản lý rộng rãi trong cộng đồng cần có những nghiên cứu khoa học và những ảnh hưởng của chính sách đó lên đến cộng đồng.

Riêng bằng chứng khoa học là trách nhiệm của ngành y tế như hại như thế nào, mức độ hại ra sao, có đủ an toàn để cho phép lưu hành trong cộng đồng hay không?

Ngoài ra cần đứng ở góc độ người tiêu dùng. Nếu đưa ra một chính sách quá gắt gao mà áp dụng không được thì xem như thế thất bại.

Đồng thời dù bất cứ loại thuốc lá nào cũng cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Thói quen khó từ bỏ

Phần lớn các bạn trẻ tham dự tọa đàm điều khẳng định “hút thuốc lá là có hại”. Tuy nhiên vì nhiều lý do công việc, tác động gia đình, hành vi… việc hút thuốc vẫn tiếp diễn.

“Hồi còn nhỏ, em được mẹ cảnh báo về tác hại của việc hút thuốc lá. Thậm chí trong nhà có ba hút thuốc, em từng nhiều lần giấu thuốc của ba. Tuy nhiên, càng lớn và do một số anh chị xung quanh tác động, em bắt đầu có thói quen hút thuốc”, một bạn trẻ đang hút thuốc chia sẻ.

Mỗi ngày, 10 nghìn người chết vì thuốc lá

Cứ mỗi 8 giây lại có một người chết do thuốc lá và đến năm 2030 số người tử vong do liên quan đến thuốc lá ước tính tăng 10 triệu người.

Mỗi ngày, 10 nghìn người chết vì thuốc lá - Hình 1


Hình ảnh thanh niên Việt Nam hút thuốc lá khá quen thuộc tại các quán trà đá vỉa hè Hà Nội. Ảnh minh họa: Tạ Tôn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ mỗi 8 giây lại có một người chết do thuốc lá và đến năm 2030 số người tử vong do liên quan đến thuốc lá ước tính tăng 10 triệu người.

Những con số rùng mình

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá "giết chết" xấp xỉ 10.000 người/ ngày, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày hay nói cách khác cứ mỗi 8 giây lại có một người chết do thuốc lá... "Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, TNGT, tự tử và giết người cộng lại", WHO cho hay.

Trao đổi với Báo Giao thông, Ths. BS. Nguyễn Thị Minh Thu, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y dược và trang thiết bị y tế, Cục Y tế GTVT cho biết, khói thuốc lá có chứa đến 7.000 chất khác nhau, trong đó có đến 69 chất gây ung thư. Ngoài ra, khói thuốc lá còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen...

"Thuốc lá được sử dụng bằng cách đốt một đầu cho điếu thuốc cháy âm ỉ nhằm tạo khói khiến làn khói này bay vào miệng người hút thuốc từ đầu đối diện đối với người trực tiếp hút thuốc lá. Người hút thuốc lá bị động vô tình hít phải và tác động đến cơ thể còn nặng hơn nhiều lần so với người hút", BS. Thu khuyến cáo.

Theo BS. Thu, nicotine là một hóa chất gây nghiện, đi thẳng lên não của người hút, tạo ra cảm giác sảng khoái, hưng phấn thần kinh, giảm stress. Tuy nhiên, lạm dụng chất này lâu dài sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng xấu tới sức khỏe, bao gồm tim đập nhanh, tăng huyết áp, tê liệt vị giác và tâm trạng thẫn thờ. Cùng đó, hít phải khói thuốc lá tạo điều kiện cho hắc ín bám vào phổi và khí quản. Hắc ín trong thuốc lá có chứa hóa chất gây ung thư, chất này có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, khi chất CO kết hợp với huyết tố cầu trong máu, sẽ gây cản trở sự vận chuyển oxy đến tế bào. Hiện tượng này biểu hiện trên người hút thuốc lá khi họ thấy khó thở, mệt mỏi lâu dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạn tính. Những chất phản ứng với oxy, chúng có thể hình thành cục máu đông trong mạch máu làm người hút thuốc lá tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

"Hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên cơ thể con người. Thực tế, đối với 100 người hút thuốc lá có đến 80 thậm chí là 90 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", BS. Thu cho biết.

Cần cai nghiện thuốc lá


Bác sĩ Vũ Văn Giáp, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, nghiện nicotine (có trong thuốc lá) là một bệnh lý cần được điều trị như nghiện rượu, ma túy, thuốc hướng thần khác. Khi cai thuốc lá, nhiều người gặp một số triệu chứng khó chịu của người "đói" thuốc như nhức đầu, trầm cảm, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn, thèm thuốc, rối loạn tiêu hóa, khó tập trung tư tưởng, khó ngủ, tăng cân.

Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ kéo dài từ 1 - 3 tuần. "Không nên bỏ mặc cơ thể tự ứng phó với các hội chứng sau cai này bởi cai thuốc là cả một quá trình, cần sự nỗ lực, tự giác của người cai. Khi cai thuốc lá, phải chuẩn bị tư tưởng để đối phó với cơn thèm thuốc. Có thể mua sẵn một số thứ thay thế cho hút thuốc lá như kẹo cao su, trái cây, uống nhiều nước, thở sâu, làm một việc gì khác để trì hoãn cơn thèm thuốc", BS. Giáp khuyến cáo.

Theo BS. Giáp, nhiều người phàn nàn sau khi bỏ thuốc lại thấy ốm yếu, mệt mỏi hơn như ho nhiều, tăng cân. Tuy nhiên, người cai ho nhiều không phải "thiếu thuốc gây ho" mà là phản ứng của cơ thể để đẩy các chất cặn do khói thuốc từ phế quản, phổi ra ngoài cơ thể. Các cơn ho sẽ chấm dứt sau 1-2 tuần cai thành công thuốc lá. Người cai có thể uống thêm thuốc long đờm, ngậm chanh để giảm bớt các cơn ho.

Còn việc tăng cân là do khói thuốc làm giảm vị giác, làm người nghiện chán ăn, mất ngủ. Khi bỏ thuốc thì thèm ăn trở lại nên dễ tăng cân. Vì thế, người cai nên kết hợp luyện tập thể dục, vừa tránh thời gian nhàn rỗi dễ nghĩ đến thuốc lá vừa khiến cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, không tăng cân.

Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế, một công trình nghiên cứu trên 2.000 nam giới ở Mỹ trong độ tuổi từ 40 - 79 cho thấy những người hút thuốc lá hầu như đều bị rối loạn cương dương.

Theo baogiaothong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai