Làm thế nào để chăm sóc làn da khô hiệu quả?
Tất tần tật những bí quyết giúp làn da khô của bạn trở bên căng bóng, mọng nước.
Nguyên nhân gì khiến làn da bị khô?
(Ảnh: Getty Images)
Da khô là tình trạng da mà rất nhiều người gặp phải, với dấu hiệu dễ nhận diện như nứt nẻ, bong tróc da. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do di truyền hoặc sức khỏe có vấn đề (nội tiết tố thay đổi, thời kỳ mãn kinh,…). Bên cạnh đó, mọi người chọn mỹ phẩm không phù hợp với làn da cũng có thể dẫn đến tình trạng khô da.
Tuy nhiên, một số người chỉ bị khô da vào mùa đông hoặc sau khi tiếp xúc với nước nóng. Và nó xuất hiện trên mọi loại da, kể cả da dầu cho đến hỗn hợp thiên dầu.
(Ảnh: Getty Images)
Cấp ẩm và cấp nước
Nếu bạn đang sở hữu một làn da khô, bạn nên thoa thêm lớp kem dưỡng ẩm mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn được sự bay hơi của nước khỏi da. Còn về cấp nước cho da, nó liên quan đến lượng nước mà bạn hấp thu vào cơ thể. Nói cách khác, cấp nước là bổ sung nước vào da, trong khi dưỡng ẩm là khóa độ ẩm không cho nó thoát ra ngoài.
Cả hai vấn đề này đều vô cùng quan trọng đối với làn da khỏe mạnh, căng mịn. Điều này cũng giải thích tại sao ngay cả khi được dưỡng ẩm nhiều, da vẫn có thể khô và căng vì có thể bạn chưa cấp đủ nước cho da.
Làm sao để có một làn da căng mọng?
(Ảnh: Getty Images)
1. Tránh sử dụng nước quá nóng khi rửa mặt
Video đang HOT
Mọi người nên dùng nước ấm cho đến lạnh để rửa mặt và tắm, thay vì sử dụng nước nóng. Bởi vì nó có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, loại bỏ hoàn toàn bã nhờn da, dẫn đến việc da bị khô và mất nước.
2. Sử dụng serum hoặc toner trước khi dùng kem dưỡng ẩm
Thời điểm thích hợp nhất để cấp nước và dưỡng ẩm là sau khi rửa mặt xong. Bạn hãy thử dùng một lớp serum dưỡng ẩm hoặc toner trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Một số chất khóa ẩm tốt mà các chuyên gia khuyên bạn nên dùng chính là axit hyaluronic và gel lô hội.
3. Dùng kem chống nắng
(Ảnh: Getty Images)
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị mất nước, đặc biệt là những ngày nắng kéo dài liên tục. Vì vậy mọi người nhớ trang bị cho mình loại kem chống nắng phù hợp và thoa đủ lượng kem lên da.
4. Lắp đặt máy tạo ẩm trong nhà
Hiện nay, thời tiết diễn biến thất thường dẫn đến độ ẩm trong không khí từng ngày chênh lệch lớn. Vì vậy, mọi người nên lắp đặt một máy tạo ẩm phun sương nhằm cân bằng độ ẩm xung quanh và giảm thiểu sự bốc hơi nước từ da.
5. Uống nhiều nước
(Ảnh: Getty Images)
Da cũng là một cơ quan quan trọng như bất kỳ cơ quan nào khác. Mặc dù kem dưỡng có thể cung cấp độ ẩm tốt cho da. Nhưng cách tốt nhất là bạn nên uống đủ nước và thường xuyên. Các nhà khoa học khuyến nghị đối với người lớn, nam giới cần tiêu thị 3,7 lít nước mỗi ngày và 2,7 lít nước ở nữ giới.
6. Ngủ đủ giấc
Thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo, phục hồi làn da của bạn. Cho nên, việc ngủ từ 6 tiếng trở xuống sẽ dẫn đến khả năng cao bạn bị mất nước nhiều hơn so với mức bình thường.
7. Hạn chế cà phê và rượu
(Ảnh: Getty Images)
Cà phê và rượu đều là chất gây ảnh hưởng lớn đến độ ẩm của da. Vì vậy, bạn muốn có một làn da căng mịn, hồng hào thì bạn nên hạn chế uống các loại chất kích thích.
8. Đi khám bác sĩ nếu cảm thấy tình trạng khô da nghiêm trọng
Mặc dù có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng khô da. Nhưng nếu bạn cảm thấy da khô và ngứa rát dữ dội, thì bạn nên thăm khám bác sĩ để hiểu làn da của mình hơn và tìm ra cách chữa trị kịp thời.
Viêm da cơ địa - Cách nào để có làn da khỏe đẹp?
Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp, đặc trưng bởi triệu chứng viêm da và ngứa, hay tái phát.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, 95% ổn định sau 2 tuổi. Với viêm da cơ địa ở người lớn tuổi thường diễn biến mạn tính khiến tình trạng da nổi sần. Vậy có cách nào giúp da khỏe đẹp?
Viêm da cơ địa ở người lớn là diễn biến mạn tính. Các triệu chứng bao gồm da dày thâm, ranh giới rõ, lichen hoá, các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Vị trí thường gặp là các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Viêm da cơ địa ở người lớn là tình trạng bệnh mạn tính.
1. Điều trị viêm da cơ địa thế nào?
Có nhiều thuốc điều trị, tùy theo độ tuổi, giai đoạn và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hợp lý bao gồm: Kháng viêm, kháng histamin (chống ngứa), thuốc bôi khử khuẩn và diệt khuẩn tại chỗ (có thể kèm có corticoid chống viêm) như sunfadiazin bạc, diretlex...
Lưu ý, trong điều trị viêm da cơ địa cần bôi thuốc từ 15-20 ngày. Khi bôi, dùng đầu ngón tay, bôi dàn mỏng đều vị trí da tổn thương, không thoa rộng ra vùng da lành.
Các thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng viêm da cơ địa cho người bệnh nhanh, nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách, bởi trong thành phần đều chứa steroid. Lạm dụng thuốc chứa steroid trong thời gian dài có thể gây biến chứng giãn mạch, teo da, rạn da, nổi nhiều mụn...
Để an toàn, việc dùng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa
Dưỡng ẩm là bước rất quan trọng đối với bệnh viêm da cơ địa. Dưỡng ẩm đúng cách vừa giúp da mềm mịn, giảm khô ráp, bong tróc vừa giúp tăng đáp ứng với thuốc điều trị và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần chú ý thành phần, kết cấu và nguồn gốc cũng như xuất xứ của sản phẩm.
Nên chọn kem dưỡng ẩm có chứa chất béo tự nhiên trên da (ceramide); dầu khoáng (mineral oil); ngăn chặn thoát hơi nước trên da (petroleum, lanolin); có tác dụng tạo màng kỵ nước trên bề mặt da giúp ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước; thành phần hút nước (hyaluronic acid, urea, glycerin sorbitol); thành phần làm mềm da (isopropyl palminate, dầu bơ, yến mạch, dầu thầu dầu...).
Dùng kem dưỡng ẩm - một bước rất quan trọng với người bị viêm da cơ địa.
3. Người viêm da cơ địa có nên sử dụng mỹ phẩm không?
Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách cho người viêm da cơ địa trong mùa lạnh
Người bị viêm da cơ địa da thường bị thiếu hụt filaggrin và loricrin khiến các tế bào biểu mô giảm mức độ liên kết, da dễ bị thoát hơi nước, khô căng và nứt nẻ nên hàng rào bảo vệ da bị yếu, da dễ tổn thương.
Làn da của người bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm với các thành phần có trong mỹ phẩm, vì thế nên hạn chế sử dụng. Nếu cần sử dụng mỹ phẩm thì nên lựa chọn sản phẩm có công thức an toàn, đã được kiểm định da liễu với làn da nhạy cảm.
Tránh sử dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy, hương liệu, chất bảo quản và thành phần tổng hợp. Các thành phần này có khả năng kích ứng cao và dễ khiến da đỏ rát, ngứa ngáy.
Để hạn chế viêm da cơ địa tái phát, nên:
Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng da: Lông động vật nuôi, khói bụi, vải dạ, len, nước hoa, phấn, thức ăn gây dị ứng... Nên vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, ga, gối thường xuyên. Duy trì độ ẩm và không khí thoáng mát trong phòng. Mặc quần áo rộng rãi khi ở nhà. Mặc ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Sử dụng nước ấm để tắm, không dùng nước lạnh hoặc nóng. Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có nồng độ pH ở mức trung bình, ít kiềm. Tắm xong lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm cho da. Không nên gãi hoặc chà xát mạnh khi có triệu chứng ngứa ngáy trên da.
Mắc 4 sai lầm này trong ngày Tết thì đừng hỏi tại sao da xuống dốc kinh khủng Nếu cứ mải ăn chơi nhảy múa mà quên chăm da, nhan sắc của bạn chắc chắn sẽ như con xe lao dốc không phanh. Tết đến xuân về - dịp để con người ta quẳng gánh lo toan và quên đi muộn phiền. Năm mới tới, chuyện cũ bỏ qua, nhà nhà chơi Tết. Nhưng cũng vì mải chơi Tết mà lắm...