Làm thế nào để cải thiện làn da khô
Da khô có thể làm bạn khó chịu và không thể kiểm soát? Dưới đây là một số phương pháp làm đẹp mà chúng tôi muốn giới thiệu với những người sở hữu làn da khô!
1. Dưỡng ẩm đúng cách
Da khô thường khá nhạy cảm nên chúng đòi hỏi sự chăm sóc thật sự chu đáo. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề da khô đó là tránh sử dụng những loại kem và nước thơm mang tính chất thương mại mà chứa những loại dầu khoáng và dầu thô khác.Những loại kem và những sản phẩm chăm sóc da khác dựa trên những nguyên liệu ít gây dị ứng từ thiên nhiên là tốt nhất.
Mỗi sáng, hãy thoa lên cơ thể một chút loại sản phẩm có chứa dầu được chiết xuất từ dừa. Chúng bao bồm những loại nguyên liệu tự nhiên và giàu chất bổ, như những loại dầu quan trọng với vitamin tốt cho da như Vitamin A, C, D, E và protein.
Những loại kem và nước thơm tự nhiên thật sự rất có lợi cho da khô – chúng xoa dịu làn da khô, giữ ẩm sâu và bảo vệ làn da khỏi vấn đề lão hóa.
2. Tránh táp nước lên mặt
Nếu bạn sở hữu làn da khô, cố gắng không rửa mặt bằng cách táp nước lên mặt bởi vì nước có bao gồm clo, flo và những hóa chất không mong muốn khác. Thay vào đó, hãy sử dụng nước khoáng lạnh hay tốt hơn là rửa mặt với những loại nước thơm làm sạch không chứa cồn, hay những loại sữa mĩ phẩm, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên.
Chúng làm sạch da khô nhẹ nhàng mà không gây nên sự khó chịu với người sử dụng. Hơn nữa, chúng còn làm cân bằng ẩm cho da. Những loại sản phẩm này có thể sử dụng để làm sạch mụn và tẩy trang hàng ngày, làm cho làn da khô trở nên mềm hơn, sạch và được hydrate hóa.
3. Sử dụng loại xà phòng có chứa yến mạch
Nếu da bạn khô và làm bạn khó chịu, hãy cố gắng hạn chế thời gian để tắm bằng vòi sen – một vài chuyên gia đã khuyên rằng dành không hơn 3 phút mỗi ngày để trong nước! Sử dụng loại xà phòng êm dịu nhất có thể. Không nên kì cọ quá nhiều trên da khô. Thay vào đó, hãy sử dụng loại sản phẩm có chứa yến mạch một tuần một lần, chúng sẽ nhanh chóng tẩy da chết mà không gây khó chịu.
Sau khi tắm, không sử dụng khăn để cọ lên da, thay vào đó hãy vỗ nhẹ cho đến khi cơ thể khô ráo. Sử dụng loại dầu tự nhiên hoặc bơ khi da vẫn còn ẩm. Chú ý tới phần gót chân bởi đó là nơi mà da có xu hướng khô nhất.
4. Sử dụng những loại dầu tốt nhất trong thực đơn của bạn
Video đang HOT
Nếu da bạn khô, hãy cố gắng để hạn chế việc da bị cọ xát. Sử dụng loại bơ từ cây hạt mỡ hay dầu chiết xuất từ dừa vài lần một ngày và hạn chế sử dụng nước ở những vùng da đặc biệt dễ gây khó chịu. Da khô cũng có xu hướng gây ra chàm và những điều kiện da không thoải mái khác. Một phương pháp có thể ngăn ngừa tốt là làm tăng lên những loại dầu cần thiết trong thực đơn hàng ngày của bạn. Những loại dầu này có trong dầu gan cá, trứng có Omega-3, dầu chiết xuất từ dừa, những loại cá sống trong nước lạnh….
5. Sử dụng một máy giữ ẩm
Với da khô, hãy đầu tư để sử dụng một sản phẩm giữ ẩm và đặt nó ở phòng ngủ hay phòng nào đó trong gia đình mà bạn dành nhiều thời gian ở đớ. Việc dưỡng ẩm thêm này sẽ giúp da được cải thiện nhanh chóng.
Khi bạn đã quyết định bắt đầu những giải pháp trên đây, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể với điều kiện và da bạn sẽ trở nên bình thường.
Theo Xinhxinh
7 chất độc hại trong mỹ phẩm làm đẹp!
Trước khi mua một mỹ phẩm, bạn hãy nhìn vào nhãn mác và xem loại mỹ phẩm đó có chứa những thành phần chất độc hại như dưới đây hay không?
Collagen
- Được tìm thấy ở xà phòng
- Collagen còn được gọi là elastin
- Tác dụng nguy hiểm: Đây là thành phần chất được biết đến có nguồn gốc từ chất béo của động vật. Collagen có khả năng mài mòn làn da, gây nên hiện tượng &'khó thở' cho da và làm cho da bị ẩm quá mức cần thiết.
Dầu khoáng chất có nhiều trong kem nền dạng lỏng sẽ ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
Formaldehyde
- Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu
- Nó còn được biết đến với các dạng: formalin, formic aldehyde, oxomethane, oxymethylene
- Tác dụng nguy hiểm: Những sản phẩm làm đẹp có chứa các chất này sẽ làm làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng. Và việc hít phải thành phần chất độc hại này có thể khiến bạn bị hen suyễn hay nguy cơ mắc nhiễm các chứng bệnh ung thư càng cao.
Hydroquinone
- Được tìm thấy nhiều trong kem chống nắng, thuốc tẩy tóc, kem che khuyết điểm, dung dịch rửa mặt, kem làm trắng da.
- Nó còn được biết đến dưới dạng 1,4-Benzenediol, 1,4-Dihydroxybenzene, P-Dioxybenzene, 4-Hydroxyphenol, P-Hydroxyphenol,1,4Benzenediol
- Tác dụng nguy hiểm: Hydroquinone sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiễm chứng bệnh ung thư, phá vỡ các tuyến nội tiết và làm tăng khả năng sản xuất, phát triển của các độc tố có hại.
Formaldehyde có trong sơn móng tay sẽ làm làn da bị tấy rát, dễ gây dị ứng.
Dầu khoáng chất
- Được tìm thấy trong son môi, lotion, nước tẩy trang, kem nền dạng lỏng.
- Nó còn được biết đến với các dạng: liquidum paraffinum, paraffin oil, paraffin wax.
- Tác dụng nguy hiểm: Dầu khoáng chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nó có khả năng tạo một lớp màng dày trên bề mặt da, ngăn cản sự bài tiết của da và làm tắc lỗ chân lông.
Phthalates
- Được tìm thấy trong nước hoa, các loại sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, xà bông, dầu gội đầu.
- Được biết đến dưới dạng: DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP.
Propylene Glycol có trong sản phẩm khử mùi, dầu gội sẽ gây nên hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, gây tổn thương nặng nề cho gan và thận.
- Tác dụng nguy hiểm: Sự hoạt động của những chất này có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống nội tiết, các hóc môn trong cơ thể người. Những loại nước hoa có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm, sự khó chịu hay dẫn đến những sự hiếu động thái quá. Ở Anh, những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.
Propylene Glycol
- Được tìm thấy trong sản phẩm khử mùi, dầu gội, dầu dưỡng tóc, lotion dưỡng tay và cơ thể, kem dưỡng da.
- Còn được biết đến là các chất: Humectant (chất dưỡng ẩm), MSDS.
- Tác dụng nguy hiểm: Propylene Glycol được xem là một chất chống đông lạnh được sử dụng trong hệ thống phanh ô tô và chất lỏng thủy lực. Nhưng nếu dùng cho da thì sẽ gây nên hiện tượng kích ứng mạnh mẽ, gây tổn thương nặng nề cho gan và thận.
Tốt hơn hết bạn hãy tránh xa những thành phần chất độc hại này khi mua mỹ phẩm.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS)
- Được tìm thấy trong kem đánh răng, mỹ phẩm, dầu gội đầu.
- Được biết đến dưới các dạng: Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS
- Tác dụng nguy hiểm: SLS hoạt động như một chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác. Có một số hãng mỹ phẩm sử dụng chúng như một thành phần để tạo bọt. Còn một số khác lại sử dụng chúng để kiểm tra xem khả năng gây tấy rát cho da.
Theo Eva