Làm thế nào để bé nhà bạn biết tự chơi mà không cần cha mẹ
Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để luôn ở bên cạnh con, tham gia tất cả các trò chơi của bé.
Những lúc bố mẹ bận bịu, bé cũng cần biết tự chơi trò chơi mà không mè nhèo đòi bố mẹ tập trung sự chú ý cho mình. Làm cách nào? Hãy cùng “huấn luyện” cho con nhé!
Cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn trẻ tạo ra thời gian riêng cho mình
Trẻ em ở độ tuổi đi học nên được chơi cùng nhau. Khi có bạn, trẻ thường không cần sự can thiệp nhiều của người lớn. Nếu bạn có kế hoạch làm việc tại nhà, có thể mời một người bạn có vẻ hòa hợp với con đến và đừng quên nhắc nhở chúng về các quy tắc cơ bản.
Nghệ thuật
Các dự án nghệ thuật có thể giữ trẻ bận rộn trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu muốn con thực hiện hoạt động này một mình, bạn phải hướng dẫn chúng tự làm và dọn dẹp. Những hoạt động nghệ thuật phổ biến cho trẻ nhỏ là vẽ, cắt dán hay chỉ đơn giản là tô màu với các bé nhỏ tuổi hơn.
Đọc sách
Video đang HOT
Mặc dù nhiều trẻ em dưới 8 tuổi có thể đọc nhưng để đọc sách trở thành một hoạt động độc lập thì trẻ cần phải đạt đến một mức độ thành thạo nhất định. Tuy nhiên, cũng có những cuốn sách không lời, nhiều tranh vẽ có khả năng thu hút bọn trẻ ở mọi lứa tuổi, trình độ đọc. Để khuyến khích việc đọc của con, bạn có thể để trẻ tự chọn sách cho mình.
Âm thanh
Với sách nói, trẻ không cần phải biết đọc. Bạn chỉ cần tải một cuốn sách từ thư viện sách nói về cho con.
Trò chơi giáo dục
Nếu có sẵn máy tính hoặc máy tính bảng, bạn có thể bật các trò chơi giáo dục cho con. Các trò chơi này không chỉ truyền đạt kiến thực mà còn cho phép trẻ vui chơi cùng một lúc.
Hộp đồ chơi
Hầu hết các bậc phụ huynh đều từng đổ cả hộp đồ chơi ra cho con với hy vọng chúng sẽ bận rộn một chút nhưng rồi lại thất vọng khi trẻ mất hứng thú chỉ trong chốc lát. Vì thế, bạn có thể đưa từng món đồ chơi một cho con. Các trò chơi sử dụng xúc xắc, bàn cờ, thẻ bài, đồ chơi xây dựng, xếp hình thường là những món đồ khiến trẻ tham gia hàng giờ liền.
Hãy giúp con tạo ra những câu chuyện từ thú nhồi bông hoặc một nhân vật hành động nào đó. Với những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể khuyến khích trí tưởng tượng của con bằng cách gợi ý chúng xây dựng một vở kịch hoặc viết một câu chuyện của riêng mình.
Trà Xanh
Theo dantri.com.vn
"Lo quá! Điểm trung bình của con chỉ 8,7"
Xã hội sẽ phát triển lên thiên đường hay sao, với các học sinh đang khiến cha mẹ lo lắng vì điểm trung bình 8,7 thấp nhất lớp?
Một văn bản phụ huynh nhận được trong buổi họp phụ huynh học kỳ 1
Con đang tuổi đi học, tôi hay đi tìm hiểu các phương pháp giáo dục khác nhau, các kinh nghiệm thú vị và cả thất bại của các thầy cô, cha mẹ để biết, để tham khảo và để điều chỉnh việc tham gia vào quá trình học hành của con mà bản thân tôi thấy đầy khiếm khuyết.
Nhưng rất nhiều lúc tôi choáng váng không hiểu có tồn tại đúng hành tinh của mình không? Vì hay lọt vào những cộng đồng vẫn nói tiếng Việt, vẫn ăn cơm và đi xe máy trong khi nhận thức và hành xứ đã "đi trước" tôi và bạn bè đến cả thiên niên kỷ.
Như hôm nay, có một phụ huynh rất chân thành chia sẻ: Con bác ấy chỉ học tốt có mỗi 2 môn Toán Lý (trung bình 9,9) còn các môn khác kém, dưới 8, nên trung bình tất cả các môn chỉ có 8,7, thấp nhất lớp.
Vị phụ huynh rất lo buồn và xin mọi người tư vấn cho các thầy cô giỏi và nghiêm khắc để rèn gấp các môn xã hội cho kết quả ngang bằng với các môn tự nhiên.
Các phụ huynh khác vào tư vấn cũng rất nhiệt tình và chân thành địa chỉ thầy A, cô B, cô C kèm cả số điện thoại và kể cả kinh nghiệm rèn con mình. Họ cũng động viên nhau: cháu học giỏi tự nhiên thế chắc chắn dễ dàng học giỏi các môn khác chỉ cần thầy NGHIÊM và trò CHĂM. Vài phụ huynh "tiêu cực" thì bàn: không cần con nó thích, bảo nó cứ cố gắng học "đối phó" đi cho qua kỳ thi, miễn điểm cao, còn lâu dài vẫn là cho con theo môn sở trường mà nó giỏi, nó thích.
Ôi, tôi lặng lẽ theo dõi các cuộc đối thoại mà lạnh toát chân tay.
Các vị, thú nhận đi! Có đến 0,01% trong chúng ta hồi xưa đi học có tât cả các môn trên 9,0 không? mà giờ đây chúng ta nhào nặn, nhồi nhét, thúc ép con cái chúng ta thành thế này?
Xã hội sẽ phát triển lên thiên đường hay sao, với các học sinh đang khiến cha mẹ lo lắng vì điểm trung bình 8,7 thấp nhất lớp?
Tôi bỗng thấy chia sẻ với người đứng đầu ngành giáo dục.
Phụ huynh thế này, có mà xoay các thầy cô bằng bàn rulet cũng không thay đổi được nền giáo dục!
Trong một diễn biến khác, thì tại các cuộc họp phụ huynh đang gay cấn từ nam chí bắc trong 2 ngày cuối tuần qua, một trong các văn bản được phát ra lại khiến tôi sợ hãi đặt ra câu hỏi ở trên một lần nữa: Tôi có đang tồn tại đúng hành tinh của mình không?
Một bản thống kê được phát tới phụ huynh ghi cu tỉ, cụ tỉ từng ngày: Con nói chuyện 8 lần, giơ tay 9 lần, ghi sổ đầu bài 1. Hay một ngày khác: nói chuyện n lần, giơ tay 5 lần, ghi sổ đầu bài 4 lần, mặc không đúng nội quy 1 lần. Hay một ngày khác nữa, nói chuyện 5 lần, giơ tay 27 lần, ghi sổ đầu bài 0 lần. Nếu các bạn không tin, có thể xem ảnh minh họa.
Trời ơi! Giáo dục 4.0 là đây phải không thưa các nhà quản lý giáo dục?
Theo baogiaothong
Vượt qua nghịch cảnh, cô học trò giành nhiều thành tích cao trong học tập Nguyễn Thị Lệ - học sinh lớp 10A11 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) sinh ra trong hoàn cảnh đầy bi thương. Bố em mắc căn bệnh mù lòa, mẹ bị điếc, sức khỏe yếu không làm được gì, vượt lên chính mình, Lệ đã giành nhiều thành tích cao trong học tập. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng...