Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trước tác động của thời tiết?
Những thay đổi thời tiết diễn ra rất ngắn và nhanh chóng. Đặc biệt khi trời lạnh và nóng thay đổi luân phiên, đột ngột cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe dưới sự thay đổi bất ngờ của thời tiết.
Thực tế cho thấy, khi điều kiện thời tiết thay đổi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người và còn làm giảm hệ thống miễn dịch. Vậy bất cứ khi nào thời tiết thay đổi nghiêm trọng, con người cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Đối với diễn biến thời tiết thay đổi liên tục trong năm tại Việt Nam đặc biệt ở miền Bắc thì khi chất lượng không khí tệ hơn trong những ngày đầu năm, thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
1. Tác động của thời tiết tới sức khỏe con người như thế nào?
Có thể bạn chưa nắm rõ, những thay đổi thất thường của thời tiết đặc biệt mỗi dịp giao mùa như thời điểm hiện tại đang giao mùa đông xuân khiến cho trẻ em, người cao tuổi dễ mắc phải nhiều bệnh lý như cảm cúm.
Đặc biệt, với sự thay đổi thời tiết, độ ẩm và nắng mưa thất thường cũng khiến cho cơ thể của bạn khó có thể kịp thời thích ứng. Đây còn được biết là môi trường thuận lợi cho virus và các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.
Giao mùa là lúc các bệnh hô hấp bùng phát như cảm cúm, viêm mũi họng hay viêm phế quản. Đặc biệt, đối với người nhạy cảm thì càng dễ gặp phải các bệnh dị ứng theo mùa.
Từ một nghiên cứu tại Đại học Yale của Mỹ cho thấy, nhiệt độ môi trường thường chênh lệch khoảng 7 độ cũng đã có thể gây rối cho hệ thống phòng thủ virus của cơ thể. Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ mắc bệnh càng tăng cao.
Ngoài thời tiết thì còn không khí ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh và càng cần bảo vệ sức khỏe hơn – Ảnh Internet
Không những thế, khí hậu tại miền Bắc thường diễn biến khá khó chịu, mùa xuân khi độ ẩm cao, xuất hiện tình trạng nồm ẩm và mùa hè thì nhiệt độ quá cao, nóng bức. Trong khi đó mùa đông nền nhiệt rất thấp, có thể thấp dưới 10 độ C kèm theo mưa phùn khiến cơ thể càng lạnh.
Video đang HOT
Ngoài thời tiết thì còn không khí ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh và càng cần bảo vệ sức khỏe hơn. Chưa kể tình trạng khí thải từ xe cộ, bụi mịn trong không khí tăng cao càng dễ khiến cơ thể khó thích nghi với điều kiện thời tiết, môi trường bên ngoài.
2. Bảo vệ sức khỏe trước tác động của thời tiết bằng cách nào?
Hiện nay, bạn chỉ có thể chấp nhận sự thay đổi thất thường của thời tiết và các tác động của thời tiết gây ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹo đơn giản có tác dụng bảo vệ sức khỏe và tránh bị ốm khi nhiệt độ thay đổi liên tục khi thời tiết thay đổi.
2.1. Uống đủ nước
Vẫn câu nói quen thuộc, uống đủ nước được biết đến là cứu tinh cho quá trình bảo vệ sức khỏe của con người. Nước vô cùng cần thiết cho cơ thể và giúp bảo vệ bạn khỏi bị ốm, bệnh bằng cách có thể thải độc tố và giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng.
Như thế nào là uống đủ nước, đọc thêm bài viết từ Chuyên gia mách “5 công thức” giúp bạn uống nước đúng, đủ để cơ thể khỏe mạnh, vận hành trơn tru.
2.2. Cần giữ gìn vệ sinh tốt
Ngoài việc uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh tốt chính là một cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Cần che miệng khi hắt hơi, ho hoặc rửa tay. Chú ý tắm rửa thường xuyên, cần thay quần áo sạch và đặc biệt là quần áo lót.
Vệ sinh cả môi trường xung quanh sạch sẽ cũng khiến bạn dễ chịu hơn, đem lại tác dụng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn khi thời tiết thất thường.
Xây dựng lối sống khoa học, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đem lại tác dụng bảo vệ sức khỏe hiệu quả – Ảnh Internet
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống cân bằng giống như một cỗ máy, thói quen ăn uống cân bằng này tốt cho sức khỏe vì giúp cơ thể được cung cấp nhiên liệu tốt nhất.
Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa chính là beta-carotene, vitamin C và vitamin E. Kết hợp thêm ăn uống nhiều loại trái cây, rau quả có chứa các loại dinh dưỡng cần thiết, bổ sung các loại rau màu tím, xanh và các loại trái cây màu vàng, cam.
2.4. Thói quen ăn mặc đúng mùa
Nhiều người có thói quen thời trang hơn thời tiết. Tuy nhiên, thói quen ăn mặc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người đặc biệt trước những thay đổi thất thường của thời tiết.
Mặc nhiều lớp là một cách tuyệt vời đem lại tác dụng có thể giải quyết vấn đề này. Đặc biệt luôn mang theo áo khoác, áo len hoặc có thể sử dụng khăn quàng cổ bên mình để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi bị lạnh nếu thời tiết đột ngột trở lạnh khi giao mùa đông xuân.
2.5. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý chính là một cách giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Ban đêm, bạn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ đủ sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn hiệu quả.
Bạn cũng có thể tận dụng khoảng thời gian ngắn để chợp mắt giữa các hoạt động trong ngày. Những giấc ngủ ngắn ban ngày có tác dụng tốt và hiệu quả hơn cả so với một giấc ngủ ngắn được thực hiện vào ban đêm.
Mùa nóng, bảo vệ sức khỏe học sinh ra sao?
Mùa nắng nóng luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh đối với học sinh. Có nhiều biện pháp thầy cô, cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Học sinh cần bảo vệ sức khỏe khi tham gia các hoạt động ngoài trời trong mùa nóng - ẢNH: PHẠM HỮU
Cung cấp nước đầy đủ cho trẻ
Tiến sĩ, bác sĩ (BS) chuyên khoa ngoại nhi Nguyễn Quốc Việt (Phòng khám chuyên khoa nhi VTCare) cho biết mùa hè đang đến cùng với khí hậu nóng ẩm cùng lúc các trường có nhiều hoạt động ngoài trời, ngoại khóa. Đây cũng là lúc học sinh (HS) dễ gặp các vấn đề sức khỏe nên cha mẹ cần quan tâm, có những biện pháp chăm sóc thích hợp.
Bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn phụ
Theo BS Nguyễn Quốc Việt, trong môi trường học đường, việc ăn uống tập trung sẽ khiến HS dễ bị ăn kém, ăn ít dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân khi đi học, trẻ bị bệnh thường xuyên hơn. Phụ huynh và thầy cô cần quan tâm và chú ý hơn để trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hiện nay do trẻ bỏ bữa ăn sáng hay ăn quá vội gây ra các bệnh lý về dạ dày, tá tràng. Đặc biệt tình trạng này cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ giảm tập trung khi học. Vì vậy, phụ huynh có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong những bữa phụ (sữa hộp hoặc trái cây ăn nhẹ mang theo).
Hạn chế mua và ăn quà vặt trong trường học. Hội phụ huynh HS cũng cần tăng cường trao đổi và hợp tác với thầy cô cùng ban giám hiệu để các bữa ăn chính tại trường của các con được đảm bảo tốt nhất cả về lượng lẫn về chất.
Theo BS Việt, mùa nóng, độ ẩm không khí khá cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Trong khi đó, trẻ em với làn da mỏng manh, nhạy cảm, khả năng kiểm soát thân nhiệt không hiệu quả, sức đề kháng chưa thật sự hoàn chỉnh sẽ nhiều nguy cơ bị bệnh. Ngoài ra, do ý thức vệ sinh chưa đầy đủ như người lớn nên trẻ em cũng là đối tượng dễ gặp các vấn đề sức khỏe trong mùa nóng.
Một số vấn đề sức khỏe trong mùa nóng mà HS thường gặp là mất nước, sốc nhiệt, bỏng nắng, rôm sảy và các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, khi đi học, hoạt động, vui chơi kéo dài trong thời tiết nắng nóng, HS cần được cung cấp đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Những dấu hiệu cho thấy trẻ mất nước là mệt mỏi, khát nước, môi lưỡi khô, nước tiểu sậm màu, cảm thấy nóng, đuối sức...
Hạn chế hoạt động ngoài trời từ 11 - 15 giờ
BS Việt khuyên các phụ huynh nên chú ý để giúp bảo vệ trẻ trước tác động của nắng nóng bằng các biện pháp như: Hạn chế trẻ hoạt động bên ngoài vào thời điểm trời nắng gắt, thường là từ 11 - 15 giờ. Không nên để trẻ chơi ngoài trời quá lâu. Chú ý đội nón và sử dụng kem chống nắng cho trẻ, khuyến cáo dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 15, ngăn cả tia UVA, UVB. Hướng dẫn và dặn dò những trẻ lớn tầm quan trọng của việc đội nón, tự bôi kem chống nắng dưới sự giám sát của người lớn. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thay quần áo ướt mồ hôi bằng đồ khô ráo. Ngoài ra, dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc giữ mát, uống đủ nước ngay cả khi chưa có cảm giác khát. Giữ phòng sinh hoạt của trẻ luôn thoáng mát. Quan sát, theo dõi trẻ thường xuyên hơn khi trẻ học tập vui chơi trong môi trường nắng nóng.
Chú ý vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống
Mùa nóng, các tác nhân vi sinh gây bệnh dễ sinh sôi làm các bệnh như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nhiễm siêu vi như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não, sởi, quai bị, sốt phát ban... dễ bùng phát. Các bệnh này dễ lây lan nhất trong các môi trường tập thể như trường học.
Vì vậy, cần hướng dẫn HS thực hành vệ sinh ăn uống. HS cần được hướng dẫn không ăn những thức ăn nghi ngờ về vệ sinh, quá hạn, không nên ăn thực phẩm ở những nơi có vệ sinh kém. Hướng dẫn giúp đỡ trẻ vệ sinh cá nhân, đặc biệt chú ý rửa tay thường xuyên với xà bông và nước sạch hay dung dịch sát khuẩn.
Vệ sinh phòng ốc như sàn nhà, mặt bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Tạo môi trường xung quanh thoáng đãng, trong lành cho trẻ. Vệ sinh định kỳ môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nước đọng quanh khu vực sinh sống, phun khử khuẩn hay phun diệt muỗi thường xuyên.
Phụ huynh tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, rèn luyện thể lực, và đặc biệt chú ý cho trẻ chích ngừa đầy đủ các loại bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Cách đối phó với thời tiết nắng nóng độc đáo của người trẻ Trước diễn biến thời tiết các tỉnh, thành ở khu vực Nam bộ nói chung, TP.HCM nói riêng nắng nóng gay gắt, người trẻ đã có nhiều cách độc đáo đối phó với sự oi bức, bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Người trẻ trùm kín mít khi ra đường. Ảnh chụp vào chiều 9.3.2021 - LÊ THANH Cách tránh nóng rất......