“Lâm tặc” trả nợ rừng: Phủ kín đồi trọc bằng cam, nhãn, táo đại
Anh Đinh Văn Độ (SN 1976) ở bản Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã từng có thời vác dao làm lâm tặc tàn sát rừng. Nay anh lại trở thành người nông dân gương mẫu, tích cực nhất bản Tráng trong việc cải tạo vườn tạp, phủ xanh đồi trồng núi trọc bằng nhiều giống cây ăn quả như cam, nhãn, táo đại…
Ra bến Bình Thanh hỏi thăm về anh Độ, dân chạy thuyền du lịch trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình rất tận tình chỉ hướng, dẫn đường. Họ đưa tôi đến tận vườn đồi nhà anh Độ. Lênh đênh trên thuyền, mấy bác lái tàu chia sẻ: Cái bến này, tay Độ từng làm mưa làm gió khi vận chuyển gỗ lậu về đây tập kết. Bao năm, hắn làm trùm gỗ lậu nơi này. Vậy mà thoáng cái, giờ hắn lại là người đi đầu trong việc cải tạo vườn tạp và và trồng cây trên đồi đất khô cằn.
Vườn nhãn của anh Độ bắt đầu bói quả.
Gặp anh Độ nơi bến vắng, người đàn ông đất Mường, mang họ Đinh – dòng họ nối nhau làm Quan Lang đất Mường đón tiếp rất thịnh tình. Anh cắt tóc ngắn, khuôn mặt rám nắng, thân hình vạm vỡ và khỏe khoắn, đúng chất trai bản. Người đàn ông từng là lâm tặc khét tiếng một thời, giờ hiền khô. 2 chiếc tầu to làm du lịch của anh đậu ở bến, trị giá nửa tỷ đồng. Ối giời, cái đó chỉ kiếm ăn thời vụ thôi. Mùa xuân còn có đông khách đi, mùa này vắng heo vắng hắt. Cái mà tôi tâm đắc nhất vẫn là việc cải tạo khu đồi trọc, vườn hoang của nhà, anh Độ chia sẻ.
Cây cam mà anh Độ trồng thử nghiệm trên đất xóm Tráng đã cho sai quả.
Video đang HOT
Cách đôi tàu không xa là 2 bè cá lồng của anh Độ. Bè nào cá cũng quẫy ùm ùm. Dường như người đàn ông này không muốn ngơi nghỉ, việc gì làm ra tiền là anh đầu tư tiền của và công sức, bất chấp khuya sớm. Khu vườn của anh Độ nằm giữa bản Tráng. Nơi này từng để hoang cho tre, bương mọc hoang, tốt um tùm. Bao năm, người dân chỉ biết khai thác măng bán với giá rẻ, lấy công làm lãi.
Nhiều năm liền, tàn phá rừng, hết chặt cây rồi đào tận gốc cây mang bán, cái mà anh Độ nhận được chỉ vài bữa nhậu là hết. Rừng bị đốn hạ, kế sinh nhai cũng mất dần. Anh Độ lại lang thang khắp nơi làm thuê, làm mướn. Làm công ráo mồ hôi là hết tiền anh à. Nghĩ tủi cực quá, tôi quay trở về quê hương quyết chí trồng cây, nuôi cá… Có như thế mình mới có cái kế sinh nhai lâu dài, anh Độ nhớ lại quãng thời gian đầy khổ ải mà mình đã từng trải qua.
Những cố gắng của anh Độ đã được đền đáp. Khu đồi hoang năm nào, nay đã phủ kín cây ăn quả.
Về nhà, anh Độ chặt tre, phát hoang, đào hố trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp. Thấy Độ làm, bà con bảo, cái tay này xem cố gắng được mấy ngày. Chàng thanh niên đất Mường từng đốn hạ bao cây cổ thụ, nay vỡ đất trồng cây như để chuộc lỗi lầm trong quá khứ. Anh mua giống nhãn, bưởi, rồi cả giống táo đại về trồng.
Công sức anh Độ đổ trên nương đã dần được đền đáp. Hơn trăm cây nhãn phát triển tốt. Năm nay đã bói quả và cho thu hoạch. Gần trăm cây bưởi bắt đầu bói quả. Vườn táo đại cạnh đó cũng cho thu hoạch. Với phương châm vừa học và lấy ngắn nuôi dài, những khoảng đất trống giữa hàng bưởi và hàng nhãn, anh Độ trồng xen xả và sắn để làm thức ăn cho cá. 2 lồng cá, mỗi năm cũng cho thu vài chục triệu đồng. Có được đồng lãi nào là anh lại đầu tư vào vườn.
Vườn táo đại của anh Độ cũng bắt đầu cho thu hoạch.
Những khó khăn trong những ngày khởi nghiệp cũng dần trôi qua. Vườn cây ăn quả đang hứa hẹn những mùa bội thu. Anh Độ vẫn đang tiếp tục cải tạo nốt mấy ha đồi trọc của gia đình. Theo anh Độ, đất ở bản Tráng rất hợp với cây ăn quả. Cây cam, cây bưởi trồng ở đất này rất sai quả và cho chất lượng rất tốt. Sau mấy năm cải tạo vườn hoang, nay cây cối bắt đầu trả quả cho gia đình. Khi tôi có sản phẩm nông sản, tôi sẽ bán luôn cho khách du lịch. Họ sẽ vào tận vườn để hái hoa quả. Tôi tin với cách làm này, tôi sẽ gặt hái được quả ngọt, anh Độ cho biết.
Theo Danviet
Rong ruổi trên lòng hồ sông Đà, "vớt" tôm tươi nhảy tanh tách
Người Mường ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình bao đời vốn quen với việc làm nương, làm ruộng. Giờ đây, họ còn là những ngư phủ chuyên khai thác nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Công việc vất vả, nhưng có thu nhập đều đều.
Lòng hồ thủy điện Hòa Bình vào mùa lũ mênh mông nước. Đây cũng là cơ hội để người Mường ở xã Bình Thanh rong thuyền ra hồ bắt tôm, cá. Mỗi nhà có một chiếc thuyền nhỏ có gắn máy nổ. Nhờ vậy mà việc di chuyển dễ dàng và thuận lợi hơn. Chị Đinh Thị Loan ở xóm Tráng, xã Bình Thanh chia sẻ, tôi đã làm nghề đánh bắt cá tôm được 10 năm. Ngày nào trúng quả kiếm được cả triệu đồng. Ngày ít thì vài trăm nghìn. Nói chung ngày nào cũng có tiền tiêu.
Những ngư phủ trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Trước đây, người dân nơi này từng dùng kích điện và vó điện để bắt cá. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, việc này đã bị chính quyền cấm để bảo vệ nguồn thủy sản. Bà con chuyển sang bắt cá, tôm bằng thả lưới, đánh bẫy mắt cáo... Theo anh Đinh Văn Độ - người đã gắn bó với lòng hồ từ khi lọt lòng, nhờ khai thác thủy sản mà đời sống của bà con bớt phần gian khó. Sống trên lòng hồ ngày nào cũng có thu nhập từ tôm, cá. Có mẻ lưới, chúng tôi bắt được cả tạ cá măng, anh Độ cho biết.
Tôm rảo tươi roi rói, nhảy tanh tách được khai thác ngoài tự nhiên luôn bán chạy và được giá.
Ngoài việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ tự nhiên, bà con ở bản Tráng còn mạnh dạn nuôi cá lồng trên lòng hồ. Hiện các hộ nuôi cá lồng ở bản Tráng đã thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng. Nhiều loại cá đặc sản được bà con nuôi thành công như cá quất, cá lăng, cá chiên... Chúng được coi là thủy quái sông Đà bán rất được giá.
Người dân xóm Tráng sống ổn từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Theo Danviet
Rời bản ra lòng hồ nuôi cá, cho ăn cây ngô, lá chuối có trăm triệu Sau 5 năm khởi nghiệp, bỏ bản ra lòng hồ nuôi cá lồng, anh Đinh Văn Linh, ở bản Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã dựng được 20 lồng cá. Thức ăn cho cá là những phụ phẩm nông nghiệp rất sẵn như củ sắn, thân cây ngô, cây chuối... Anh Linh là người Mường vốn quen làm...