Lâm tặc lũ lượt đưa tiền rồi chở gỗ qua trạm bảo vệ rừng
Chỉ cần đưa tiền cho cán bộ bảo vệ rừng, lâm tặc được thoải mái chở gỗ qua trạm.
Mỗi tuần kiểm tra 2 lần, vẫn không biết rừng bị phá?
Những ngày cuối tháng 8, trong vai ngươi đi lây lan, chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai do Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba quản lý.
Đoan xe chơ gô lâu chuân bi ra khoi rưng.
Ngay sau khi tiếp cận vùng rừng này, chúng tôi phát hiện hàng chục cây gô co đường kính từ 40 – 60cm đa bi cưa ha nằm ngôn ngang, bia gô va mun cưa vương vãi khắp nơi. Hang chuc khôi gô xe hôp vuông văn đa đươc đăt săn trên nhưng chiêc xe máy đô chê. Sô khac năm rai rac doc đương ra khoi rưng.
Tiêp cân nhom lâm tăc, PV biêt đươc trong sô 11 người, có 4 người hạ cây, 2 người xẻ thanh nhưng hộp gô, 5 ngươi còn lại dùng xe máy độ chế thay nhau vận chuyển từ dưới suối ra bìa rừng để tập kết. Khó có thể tin đươc một “ công trường” khai thác gỗ trái phép như vậy, mà lực lượng chức năng không hê hay biết.
Ngay ca nhưng cây đươc găn biên bao vê rưng cung bi đôn ha.
Theo ông Ksor Run – Chủ tịch UBND xã Ia Rmok, mỗi năm, xã được giao hơn 300 triệu đồng từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Cứ 2 lân/tuần, các nhóm hộ được giao phối hợp với chính quyền địa phương va kiểm lâm địa bàn đi vào khu vực này để kiểm tra, nhưng đều không phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép như PV đa phan anh…
Khu rưng tan hoang bơi nhưng chiêc may cưa.
Trong khi đó, khu vực rừng giao khoán thuộc buôn Hnga và buôn Kniê (xa Ia Rmok) có rất nhiều vết chặt mới, cu, nhưng đều không có dấu hiệu kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng (không đánh dấu kiểm tra). Ngay ca nhưng cây đươc găn bang câm chăt ha cung bi đôn ha.
“Công trương” khai thac gô cua nhom “lâm tăc”.
Liêu co sư tiêp tay cua lưc lương chưc năng cho nhom lâm tăc hay không? PV đa mật phục nhiều ngày trước Trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba để tìm câu trả lời.
Chỉ cần đưa tiền là vô tư qua trạm
Khoảng 15h chiều, nhom lâm tăc nay băt đâu ngưng khai thac, chât gô lên xe đô chê rôi vận chuyển ra gần Trạm quản lý, bảo vệ rừng Ia Dreh. Mỗi xe thường chở tư 2 – 3 hộp gỗ có chiều dài dưới 3m và đường kính 30cm.
Sau khi nôi đuôi nhau băng qua nhưng đoạn đương rưng hiêm trơ, đoan xe tập trung tại đập thủy lợi Ia Dreh (cách trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh khoảng 300m). Luc nay, một thanh niên đi bộ vào trạm để “nói chuyện” với các cán bộ trực tại trạm này. 10 phút sau, thanh niên này đi ra khỏi trạm và ra hiệu cho đoàn xe chở gỗ chạy qua trạm một cách ngang nhiên như chốn không người.
Đoan xe chơ “noi chuyên” đê đươc qua tram.
Theo quan sat cua PV, vơi hinh thưc trên, cư khoang 16h30 – 18h hàng ngay, cac đoàn xe chở gỗ lậu lai nôi đuôi nhau qua trạm, không có trường hợp nào bị kiểm tra.
Gô xe hôp năm ngôn ngang trong rưng.
Đê lam ro vân đê nay, PV đa liên hê vơi ông Nguyễn Văn Dương – Phó trưởng ban Quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba.
Ông Dương cho hay: “Trạm này có 3 cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao gồm: Nay Rên, Nay Hương va Rô Thức. Sau khi phóng viên cung cấp tư liêu, chúng tôi đã gọi các cán bộ tại trạm lên để hỏi thông tin trên. Qua đó, các cán bộ cũng nhận lỗi đúng như thông tin phóng viên cung cấp. Khi cho xe đi qua, có người thì cho đồ ăn, người thì cho 50.000 – 100.000 đông…”.
Cũng theo ông Dương, những cán bộ này là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng làm như vậy là đi ngược lại với nhiệm vụ Nhà nước giao.
Hinh anh rưng bi pha tan hoang, nhưng xa lai không hay biêt du vân đi tuân tra 2 lân/tuân.
Ông Tạ Chí Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: “Các cán bộ thuộc Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba đều thuộc quản lý của Sở Nông nghiêp và Phat triên nông thôn, nhưng huyện có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn và các vấn đề liên quan. Dựa vào những thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, đồng thời xử lý theo quy định”.
Theo Danviet
Đột nhập "xưởng cưa" giữa đại ngàn, xót xa nhìn rừng xanh "chảy máu"
Rừng nguyên sinh bị lâm tặc khai phá tàn bạo suốt một thời gian dài. Sự việc một lần nữa dấy lên câu hỏi về công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh Quảng Nam.
Gỗ vừa bị khai thác lậu nằm ngổn ngang. Ảnh minh họa
Độc chiêu vận chuyển gỗ về bìa rừng
Từ phản ánh của người dân, nhóm PV báo ĐS&PL lên đường tìm về rừng đại ngàn xã Trà Cót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Mùa này khô hạn, nên dù len lỏi giữa rừng trời vẫn cảm thấy khô khốc, cháy da thịt. Từ ngã ba bìa rừng thôn 2, xã Trà Nú, PV băng rừng theo triền núi quanh co suốt hàng giờ liền để đến với con sông Ví.
Người dẫn đường cho PV là một người bản địa rành mạch mọi ngõ ngách của rừng già như con thú của rừng. "Phải băng cắt rừng chứ không đi theo đường mòn được. Đường mòn lâm tặc dùng để kéo gỗ cả rồi. Các anh là người lạ nếu bị lâm tặc thấy thì dễ gặp điều bất trắc", hoa tiêu nói.
Nín thở và cảnh giác hơn sau lời nhắc nhở của người dẫn đường, PV âm thầm lội bộ cắt ngang qua nhiều cánh rừng. Men theo con sông Ví để cố lên thượng nguồn. Và rồi, cảnh tượng bàng hoàng hiện diện trước mặt. Rừng già "chảy máu".
Tại khu vực rừng nguyên sinh này nhiều cây gỗ bị đốn hạ không thương tiếc. Nhiều cây gỗ có đường kính gần 1m, thân thẳng đứng dài 20m bị chặt hạ. Nhiều cây cổ thụ có gốc 2 - 3 người ôm, thân cây đã phân thành khúc còn bỏ tại hiện trường nằm ngổn ngang. Nhiều vị trí khác thì vương vãi những phần gỗ cho ra thành tấm, thành miếng để tiện đưa đi.
Có cây mới bị triệt hạ, gốc cây nhựa trào ra chưa khô. Có gốc cây bị cắt phá từ lâu, bắt đầu có dấu hiệu chết khô. Tiếp tục quần thảo trong khu vực rừng xã Trà Cót, PV ghi nhận có hàng chục gốc gỗ đã bị chặt hạ. Hiện trường cho thấy, lâm tặc đã vận chuyển đi khỏi rừng một lượng gỗ không nhỏ.
Cạnh đó, ước chừng vài chục mét khối gỗ theo khuôn khổ thành phách hình chữ nhật với nhiều chủng loại, trong đó chủ yếu gỗ phách dài hơn 3m, rộng 0.4m, cao 0.5m hoặc dài hơn 4m, rộng và cao khoảng 0.2 vẫn còn nằm la liệt ở hiện trường. Cùng với đó, cành lá, mùn cưa vương vãi khắp nơi.
Không chỉ gỗ, bằng chứng cho thấy lâm tặc hoạt động khu vực rừng này một thời gian dài là việc nhiều túi đựng đồ ăn, vật dụng các bếp lửa của những người khai thác gỗ vứt lại ngổn ngang.
Sau khi âm thầm ghi nhận, PV nhanh chóng rút lui để đề phòng bất trắc. Con đường đi xuống có phần dễ dàng hơn, cũng là lúc PV tận mắt thấy những rãnh đường mòn khét lẹt do gỗ kéo tạo thành.
Theo nhận định của người dẫn đường, có 2 cách để lâm tặc đưa gỗ về bìa rừng. Thứ nhất là kéo trực tiếp theo các con đường mòn nhỏ trên cạn. Cách làm này tốn công, nặng nề nhưng an toàn và rất khó phát hiện. Thứ 2, là lâm tặc mượn sức nước của sông suối để dẫn gỗ về xuôi. Cách này đỡ được công sức, nhưng dễ bị phát hiện, bởi mỗi khu rừng chỉ có một số ít con sông, suối.
Xem xét khởi tố điều tra
Theo lãnh đạo xã Trà Cót, địa phương có khoảng 4.000 ha rừng nguyên sinh tự nhiên. Trong đó, hơn 1.200 ha thuộc dự án Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai và khoảng 2.800ha giao khoán cho người dân quản lý.
Thời gian qua, cũng có một số hộ dân địa phương vào rừng chặt gỗ về làm nhà. Trong khi đó, vị lãnh đạo huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thông tin rằng, đơn vị vừa nắm được thông tin báo chí cung cấp về vụ phá rừng ở xã Trà Cót. UBND huyện Bắc Trà My sẽ yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương điều tra sự việc.
Ở cấp độ quản lý sát sao nhất, ông Lê Văn Trường, Phó Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm Bắc Trà My cung cấp thông tin, vị trí xảy ra vụ phá rừng ở khoảnh 5, tiểu khu 781, thôn 1 xã Trà Cót, huyện Bắc Trà My. Ngay khi nắm được thông tin, ngành kiểm lâm đã vào cuộc. Bước đầu, ngành kiểm lâm xác định, có 18 cây gỗ với vết cắt còn khá mới bị đốn hạ, đa số là gỗ xoan đào (chưa xác định khối lượng) cùng một số cây cũ đã bị đốn hạ trước đó.
Hiện, đơn vị này đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án "vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản". "Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ khởi tố, Hạt sẽ chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Trà My điều tra, xác định đối tượng vi phạm. Hiện, Hạt cũng đang tích cực bảo vệ hiện trường không để các đối tượng lợi dụng tẩu tán tang vật vi phạm cũng như đang tập trung thống kê khối lượng gỗ bị chặt hạ...", ông Trường nói.
Theo chia sẻ của nhiều người dân địa phương, việc lâm tặc khai thác gỗ ở xã Trà Cót diễn ra rất tinh vi. Các đối tượng này vào tận rừng sâu, ở thượng rồi tổ chức chặt hạ. Gỗ sau khi được "xẻ thịt" sẽ được xẻ thành phách sau đó dùng trâu kéo, kéo ra khỏi rừng và đưa xuống xuôi tiêu thụ.
Câu chuyện rừng già "chảy máu" một lần nữa dấy lên câu hỏi về công tác quản lý rừng ở tỉnh Quảng Nam. Thời gian qua, liên tục những vụ phá rừng diễn ra ở dọc khắp các huyện miền núi tỉnh này.
Nhiều vụ án đã được khởi tố điều tra, bắt giữ nhiều nghi phạm. Tuy nhiên, không ít vụ bế tắc. Mới nhất, cuối tháng 3/2019, tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, lâm tặc dùng cưa máy vào rừng phòng hộ Sông Tranh chặt hạ cây gỗ. Cơ quan chức năng xác định có 20 cây gỗ bị chặt với khối lượng hơn 17m3 . Vụ việc này đã được khởi tố, có 6 người liên quan, tuy nhiên đến nay vẫn chưa khởi tố bị can do thiếu chứng cứ.
Làm rõ trách nhiệm cán bộ báo cáo trước ngày 15/8
Theo chính quyền UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đơn vị này đã yêu cầu UBND xã Trà Cót kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, nhóm hộ được giao khoán diện tích quản lý, bảo vệ rừng liên quan. Cùng với đó, cũng phải làm rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý, bảo vệ rừng của lãnh đạo xã, báo cáo kết quả về UBND huyện trước ngày 15/8
Nhâm Thân
Theo
Kon Tum: Phát hiện thêm một vụ khai thác gỗ lậu số lượng lớn Tai hiên trương có 19 gốc cây đã bị khai thác, đường kính mặt căt gốc từ 22 - 105cm. Kiêm tra xung quanh, lực lượng chức năng còn phát hiện 24 lóng gỗ với khối lượng gần 24 khối. Ngày 4.1, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Hoài Tâm cho biêt, đoàn công tác của...