Lâm tặc lộng hành, chính quyền bất lực
Thời gian qua, mỗi ngày có hàng chục người dân vào khu vực rừng giáp ranh giữa xã Bok Tới, huyện Hoài Ân với huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đốn hạ gỗ quý. Sau đó, dùng xe máy vận chuyển ngang nhiên trên đường trước sự bất lực lượng của chính quyền địa phương.
Trong hai ngày 5 và 6/12, trong chuyến công tác lên xã miền núi Bok Tới (huyện Hoài Ân), chúng tôi chứng kiến tận mắt cảnh lâm tặc ngang nhiên tập kết gỗ ngay bên rìa bìa rừng đường lên trung tâm UBND xã Bok Tới. Gỗ được cắt từng khúc ngắn khoảng 2m hoặc dọc phách gỗ thành khúc dạng hình chữ nhật dài khoảng 2m, đường kính 30-50cm, rồi dùng xe máy chở về xuôi tiêu thụ.
Ngang nhiên vận chuyển gỗ lậu giữa ban ngày
Quan tìm hiểu, người dân địa phương cho biết, lâm tặc vào rừng sâu dùng cưa lốc máy đốn hạ gỗ, sau đó dùng xe máy vận chuyển ra ngoài rừng, tập kết dưới chân núi Ụ Bò đoạn giáp ranh giữa 2 thôn T6 và T4 (xã Bok Tới), sau đó vận chuyển về những xưởng mộc dưới xuôi để tiêu thụ.
Cũng theo người dân cho biết, lâm tặc chở gỗ theo hai hướng từ chân núi Ụ Bò men dọc theo chân đèo thôn T6 (xã Bok Tới) về thôn Bình Sơn (xã Ân Nghĩa) và nhánh thứ 2 từ chân núi Ụ Bò về thôn T4 rồi đi qua đường trung tâm UBND xã Bok Tới về thôn Nghĩa Nhơn (xã Ân Nghĩa).
Anh T.V.T, một người dân địa phương, bức xúc nói: “Tôi đi qua lại tuyến đường này ngày một, cứ khoảng 3-4 giờ chiều, lâm tặc sau khi đưa gỗ từ rừng sâu ra ngoài rừng rồi dùng xe máy chạy từng tốp 4-5 người chở gỗ chạy bạt mạng trên đường. Chỉ cần nghe tiếng xe máy là biết xe vận chuyển gỗ của lâm tặc nên phải lo núp vào lề đường vì sợ gỗ tặc đụng vào. Lâm tặc lộng hành, ngang nhiên tàn phá rừng, chở gỗ giữa thanh thiên bạch nhật nhưng không hiểu sao lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương như không hề hay biết”.
Lâm tặc đi thành từng tốp khi gặp cơ quan chức năng sẵn sàng chống trả lại
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Líp, cho biết: “Lâm tặc ở đây chủ yếu là người dân ở xã Ân Nghĩa, Ân Hữu và một số ít là người dân địa phương. Thời gian qua, địa phương đã nhiều phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện Hoài Ân tuần tra, truy quét đã bắt xử phạt các đối tượng chở gỗ lậu bằng xe tải, xe gắn máy. Tuy nhiên, vì lực lượng kiểm lâm đóng trên địa bàn quá mỏng chỉ có 2 cán bộ là Kiểm lâm huyện, 2 cán bộ của địa phương. Trong khi đó, lâm tặc quá đông được tổ chức theo nhóm, vận chuyển vào lúc sẩm tối và ban đêm nên việc truy quét rất là khó. Thậm chí, khi lực lượng công an xã và cán bộ kiểm lâm huyện truy quét, vây bắt, lâm tặc sẵn sàng dùng dao, rựa, gậy gộc, đá sỏi… chống trả”.
Video đang HOT
Nói về tình trạng phá rừng, ông Líp còn tiết lộ thêm: “Rừng ở đây đã cạn kiệt rồi, gỗ quý hết rồi chỉ còn gỗ tạp thôi. Anh thấy đối tưng nào vận chuyển gỗ dạng tròn thì chỉ là gỗ tạp thôi chủ yếu là gỗ cà đuối, tai man, muồng… Còn những lâm tặc chở chở gỗ được phách dọc thành xúc hình chữ nhật đó mới là gỗ quý. Gỗ đó chỉ còn ở khu vực rừng giáp ranh với huyện Vĩnh Thanh”.
Tuy nhiên, có một thực tế nạn phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ trên địa bàn xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đã diễn ra nhiều năm qua. Mức độ lẫn quy mô tàn phá ngày càng rộng lớn, tinh vi và khốc liệt. Nếu ngành chức năng không kiên quyết vào cuộc thì không bao lâu nữa những cánh rừng xanh trên địa bàn huyện Hoài Ân sẽ bị xóa sổ. Điều này đồng nghĩa với thiên tai, hạn hán lũ lụt ngày một gia tăng, đời sống người dân vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Doãn Công
Theo Dantri
Bị dân phòng, trật tự phường đánh nhập viện vì "tội" bán hàng rong?
Rất nhiều người dân phản ánh, một người bán hàng rong đã bị hàng chục người thuộc tổ công tác gồm: dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố... của phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM đánh đập liên tiếp đến mức phải nhập viện.
Vụ việc xảy ra vào chiều 6/12, tại khu chợ tự phát nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM, gây bức xúc trong nhân dân. Nạn nhân được xác định là anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tỉnh Bình Dương), là người bán rau củ quả dạo.
Anh Tình bị còng tay dù đã nằm vật dưới đất (Ảnh cắt từ clip bạn đọc cung cấp)
Người bán hàng rong bị túm cổ giải về phường (Ảnh cắt từ clip bạn đọc cung cấp)
Theo những người dân chứng kiến vụ việc kể lại, thời điểm trên anh Tình đang đứng tại khu vực chợ tự phát với xe ba gác có chứa rau củ quả để bán. Lúc này có gần chục người thuộc các lực lượng dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố... đi kiểm tra, tiến hành dọn dẹp lòng lề đường. Lúc này anh Tình chưa kịp đẩy xe rau củ quả chạy đi thì bị lực lượng trên chặn lại để xử lý.
Những người chứng kiến cho biết, lúc này tổ công tác của phường 25 đã lập biên bản, yêu cầu anh Tình đưa chiếc xe rau củ quả buôn bán về trụ sở UBND phường để xử lý. Tuy nhiên anh Tình không đồng ý nên đôi bên xảy ra cự cãi. Những người trong tổ công tác đã dùng tay đánh ah Tình làm anh này té xuống đường. Sau đó lực lượng chức năng xông vào "đánh hội đồng". Thậm chí họ còn dùng còng số 8 còng tay anh Tình rồi dùng công cụ hỗ trợ tấn công anh này.
Rất nhiều người dân chứng kiến bức xúc có xông vào can ngăn nhưng không thể ngăn được lực lượng chức năng. Một số người đành dùng điện thoại di động ghi lại sự việc.
Sau khi đánh anh Tình lê lết, nhóm cán bộ chức năng còn ép anh này lên xe để đưa đi. Không đồng ý với cách hành xử trên, anh Tình kháng cự nhưng vẫn bị kè cổ, khóa tay và đưa lên xe ô tô. Lúc này, trước sự kháng cự của anh Tình, lực lượng chức năng liền đánh tiếp người bán hàng rong đến ngất xỉu. Nhiều người dân chứng kiến bức xúc nhảy vào can ngăn nhưng không thành.
Còng tay, ép lên xe
Vụ việc giằng co diễn ra khá lâu nên người dân trình báo lên Công an phường 25. Khi cán bộ phường đến hiện trường thì người bán hàng rong mới được "giải cứu" và đưa đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu. Chiếc xe ba gác dùng để mưu sinh và toàn bộ trái cây trị giá chừng 1 triệu đồng trên xe của anh Tình đã bị thu giữ. Hiện anh Tình đã được người thân đưa về nhà trọ ở Bình Dương để chăm sóc. Tuy nhiên, người nhà anh Tình cho biết, sức khỏe của anh có chiều hướng xấu đi.
Khóa trái tay để áp giải về phường (Ảnh cắt từ clip bạn đọc cung cấp)
Ngay trong đêm, anh Lê Văn Trường (em vợ anh Tình) đã có đơn tường trình toàn bộ sự việc anh Tình bị đánh đến cơ quan chức năng để mong muốn làm rõ. Những người dân chứng kiến sự việc cho biết, họ rất bức xúc trước cách hành xử "côn đồ" của một số cán bộ phường trong sự việc này và đã đứng tên ký xác nhận trong đơn với người nhà nạn nhân gửi đến chính quyền.
Đơn tường trình của người nhà nạn nhân được nhiều nhân chứng ký xác nhận
Nhận thông tin về sự việc, PV Dân trí đã tới UBND phường 25 để tìm hiểu thực hư. Ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND phường - thừa nhận có sự việc như vậy xảy ra. Tuy nhiên do đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin.
Anh Tình được vợ đưa về nhà chăm sóc sau một trận đòn "thừa sống thiếu chết" (Ảnh: Công Quang)
Được biết, gia cảnh anh Tình rất khó khăn. Vợ chồng anh có 2 con nhỏ và đang sống trong căn nhà trọ ở Bình Dương. Hàng ngày, cứ 2-3h sáng, anh Tình đến chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lấy trái cây rồi đạp đi mấy chục cây số để bán dạo kiếm lời nuôi con. Vợ anh, chị Lê Thị Hoài Thương (SN 1978, cùng quê Thanh Hóa) đi làm công cho người ta nên dù chồng bị đánh cũng không dám nghỉ việc vì sợ không có tiền nuôi con.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Đình Thảo - Công Quang
Theo Dantri
Mai phục giết người, cả bọn lĩnh án 46 năm tù Sau khi bị nhóm Nhật đánh, Phi đã cùng nhóm bạn của mình mai phục ở gần nhà Nhật rồi ra tay giết chết nạn nhân. Ngày 21/11, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử và tuyên phạt các bị cáo Huỳnh Văn Phi (SN 1996) 15 năm tù; Nguyễn Văn Đức (SN 1995) 16 năm tù; Đinh Xuân...