Lam Sơn – Nghi Sơn: Trục hành lang kinh tế huyết mạch của tỉnh Thanh Hóa
Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu kinh tế Lam Sơn – Sao Vàng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoát “bứt tốc” trong tương lai.
Quy hoạch, đầu tư hạ tầng giúp Lam Sơn – Nghi Sơn bứt phá
Trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, Thanh Hóa đang tập trung xây dựng 4 trung tâm động lực, bao gồm Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn, trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn), trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành – Bỉm Sơn) và trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn – Sao Vàng).
Từ 2006, Khu kinh tế Nghi Sơn đã được ưu tiên đầu tư xây dựng quy hoạch và phát triển với định hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp nặng, hóa chất – lọc dầu và cảng biển nước sâu. Đến nay Nghi Sơn đã trở thành khu kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa và khu vực miền Trung.
Còn Lam Sơn hiện đang được định hướng phát triển gắn liền với lĩnh vực Công – Nông nghiệp Công nghệ cao với trọng tâm là Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng và sân bay Quốc tế Thọ Xuân.
Tại Nghị quyết số 10/NQ-TU (NQ 10) về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khu vực Lam Sơn – Sao Vàng được xác định trở thành trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của Thanh Hóa dựa trên 3 cột trụ: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và dịch vụ hàng không.
Trong đó, Khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng sẽ được tạo động lực, điều kiện phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2024. Ban cán sự đảng, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh yêu cầu nhà đầu tư tập trung thi công hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng với diện tích 537ha theo quy hoạch đã được duyệt, bảo đảm hoàn thành từng hạng mục công trình, từng giai đoạn và toàn bộ dự án theo đúng kế hoạch; đồng thời, giao nhiệm vụ cho huyện Thọ Xuân phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch để triển khai dự án đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, động lực phát triển của Lam Sơn – Nghi Sơn còn đến từ tuyến cao tốc Nghi Sơn – Thọ Xuân với tổng giá trị đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng dự kiến được đưa vào khai thác cuối năm 2022. Tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hai khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa. Từ đó thúc đẩy phát triển đa dạng hóa các loại hình sản phẩm Công nghiệp – Dịch vụ đặc biệt trong các lĩnh vực có lợi thế của từng địa phương như Logistics hàng không, cảng biển, xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, linh kiện điện tử….
Ưu tiên phát triển đô thị khu Lam Sơn – Sao Vàng
Video đang HOT
Song hành các chính sách thu hút đầu tư và phát triển Khu kinh tế Lam Sơn – Sao Vàng, chính quyền UBND tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân cũng ban hành nhiều chính sách, quy hoạch, định hướng nhằm ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị, mở rộng quy hoạch chung đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.
Đến nay, có 19 quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng, các đơn vị có liên quan tổ chức lập; trong đó, có 18 quy hoạch xây dựng và 1 quy hoạch giao thông. Có 2 đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị mới để thực hiện đầu tư phát triển đô thị. Bước đầu tiên đã có 1 đồ án bắt đầu đi vào triển khai xây dựng tại trung tâm khu dịch vụ thị trấn Lam Sơn với diện tích khoảng 28,44ha.
Khu đô thị TNR Stars Lam Sơn do TNR Holdings Vietnam (đơn vị phát triển Bất động sản hàng đầu Việt Nam) – quản lý và phát triển.
Hiện trong khu vực quy hoạch chung đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, các cấp có thẩm quyền đã chấp thuận đầu tư 39 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, đầu tư khu đô thị, đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với tổng mức đầu tư khoảng 8.751 tỷ đồng. Trong đó có 14 dự án đã hoàn thành, với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, tổng diện tích 29,1ha.
Với sự quan tâm các cấp lãnh đạo và dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, Khu kinh tế Lam Sơn – Sao Vàng đang bứt tốc và hứa hẹn sẽ phát triển bùng nổ như Khu kinh tế Nghi Sơn.
Nếu tận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, chắc chắn trong tương lai gần, Lam Sơn sẽ trở thành khu vực kinh tế trọng điểm không chỉ của tỉnh Thanh Hóa mà cả vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời trở thành mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thuế bất động sản, không thể chậm hơn
Chủ trương đánh thuế cao đối với những người có nhiều tài sản là nhà đất, bất động sản, để gia tăng hiệu quả quản lý đất đai đã từng được đưa ra tranh luận. Đặc biệt, trong bối cảnh đầu cơ đất, giá đất tăng nóng như thời gian qua thì vấn đề này lại càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (Nghị quyết 18) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành đã nhấn mạnh rằng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu và người có nhiều nhà đất sẽ bị đánh thuế cao.
Điều tiết giá, hạn chế đầu cơ
Ngày 21/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lại rằng chính sách đất đai phải bám sát vào thực tiễn. Trong đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, sử dụng hiệu quả đất đai, tạo nguồn lực và động lực mới. "Đất đai là một hằng số nhưng người càng ngày càng đông hơn, do đó bài toán đặt ra là quản lý, sử dụng cho hợp lý, hiệu quả nhất"- Thủ tướng nói đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế với việc sử dụng bất động sản (BĐS), hoạt động giao dịch, kinh doanh BĐS để hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần, hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ và chống thất thoát nguồn thu của nhà nước.
Nội dung đánh thuế cao đối với những người có nhiều nhà đất trong bối cảnh giá đất tăng nóng trong nhiều năm trở lại đây được nhiều người quan tâm. Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, khi đánh thuế cao đối với người có nhiều nhà đất, sẽ hạn chế việc dòng tiền đổ quá nhiều vào BĐS, thúc đẩy việc đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, hạ nhiệt các cơn sốt đất, đưa giá nhà ở về mức hợp lý và người dân lao động có thể có chỗ ở.
GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, hiện nay có tình trạng mua BĐS xong để chờ tăng giá. Việc tăng giá BĐS ở đây không phải là do tăng giá BĐS công trình mà tăng giá chủ yếu do yếu tố cấu thành đất đai trong BĐS đó. Đương nhiên, việc thay đổi vị thế, vị trí... thì làm giá BĐS tăng.
Ông Cường phân tích rằng, trong Luật Đất đai, nếu thực hiện được việc điều tiết giá trị tăng lên của đất đai thì sẽ hạn chế được việc đầu cơ BĐS. Mong rằng thời gian tới đây, sẽ sử dụng các chính sách thuế trong việc điều tiết tăng giá đất đai. "Đánh thuế cao giữa việc chênh lệch giá giữa mua và bán theo thời gian, đánh thuế theo mức chiếm hữu BĐS (chiếm hữu càng lớn giá trị càng cao thì mức thuế càng cao), như vậy sẽ hạn chế được việc đầu cơ".
Không ít dự án dang dở, bỏ hoang gây lãng phí lớn nguồn lực đất đai.
Thu thuế từ đất ở Việt Nam còn thấp
Theo nhìn nhận từ giới chuyên gia tỉ lệ thu ngân sách từ đất đai tăng nhanh trong những năm qua, nhưng nếu so với nhiều nước thì tỉ lệ thu ngân sách từ đất đai của Việt Nam vẫn rất thấp. Chẳng hạn tại Anh, tỉ lệ thu từ đất đai chiếm tới 90% thu ngân sách hằng năm của các địa phương. Nhưng các nước thu ngân sách từ đất đai chủ yếu từ thuế tài sản với nhà đất. Còn thu từ đất tại các địa phương ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là thu từ việc giao đất ở thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Số liệu được giới chuyên gia cung cấp cho thấy giai đoạn 2014-2020, tổng thu từ đất ở Việt Nam đạt 29% tổng thu ngân sách địa phương. Nếu tính riêng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (tức thuế BĐS), Việt Nam thuộc nhóm các nước lạc hậu, kể cả trong khu vực ASEAN. Thu từ thuế này, Việt Nam chỉ đạt 0,034% GDP, trong khi Indonesia đạt 0,42%, Thái Lan đạt 0,25% và Philippines đạt 0,84% (nhóm nước trung bình thuộc khối ASEAN).
Tại Singapore kể từ năm 2013, chủ sở hữu BĐS thứ hai chịu thuế 7% giá mua nhà, 10% với BĐS thứ ba. Tại Thái Lan, Luật Thuế đất và công trình trên đất đánh thuế tài sản theo lũy tiến của diện tích đất. Thuế lũy tiến tính theo giá trị thẩm định tài sản và có phân loại theo mục đích sử dụng của tài sản.
Còn tại Hàn Quốc, việc áp dụng mức thuế lại được chia theo dòng sản phẩm BĐS. Chẳng hạn như đánh thuế 0,15%-0,5% đối với nhà riêng, 0,25% đối với nhà chung cư, 4% đối với biệt thự...
Giới chuyên gia khẳng định hiện nay thuế liên quan đến nhà đất ở Việt Nam hiện quá thấp, chỉ 0,03%. Do vậy cần phải đánh thuế mạnh vào căn nhà thứ hai và những căn nhà có giá trị cao, đồng thời tăng thuế đất lên một mức độ nhất định. Đây được coi là giải pháp "đặc trị" sốt đất và bình ổn giá nhà. Trong đó có việc sử dụng hiệu quả công cụ thuế và ban hành thuế BĐS.
Sớm cải cách thuế bất động sản
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ nhấn mạnh, chúng ta muốn đến được đích là nước công nghiệp vào năm 2030 và nước phát triển vào năm 2045 thì phải chuyển động ngay từ bây giờ nhiều cải cách quan trọng, trong đó có cải cách thuế BĐS. Hệ thống thuế đối với BĐS hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu bền vững. Thu từ giao đất, cho thuê đất là nguồn thu không bền vững. Nguồn thu này sẽ dần mất đi và hết khi công nghiệp hóa, đô thị hóa đến một giai đoạn nhất định.
"Hiện nay có thực trạng giới đầu cơ khi mua đất về không làm gì cả, không phát triển kinh tế nhưng vẫn đẩy giá, dẫn đến gây lãng phí tài nguyên, đặc biệt gây ra khó khăn cho người có nhu cầu mua nhà thực. Vì vậy, Việt Nam cần công cụ như đánh thuế để ngăn chặn hành vi kinh doanh trên"- ông Võ nói.
Thực tế cho thấy, hiện trạng nhà đầu tư mua nhà để không chờ tăng giá khá phổ biến. Nếu điểm mua sai, và khi việc bán hàng cũng không dễ, nhiều căn nhà bị bỏ hoang. Đơn cử trên mặt đường Lê Trọng Tấn kéo dài (xã An Khánh, Hoài Đức), cách Đại lộ Thăng Long chỉ vài trăm mét, khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn tồn tại hàng trăm căn biệt thự to nhỏ bỏ hoang. Bên cạnh đó là khu đô thị Nam An Khánh có quy mô 288,8 ha, do CTCP Đầu tư phát triển đô thị & KCN Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư. Khu biệt thự thấp tầng được xây thô xong từ lâu nhưng đến nay mới chỉ có lác đác gần chục căn được chủ nhân hoàn thiện để vào ở.
Ở một số khu vực khác như khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức), khu đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), khu đô thị Ledico (Trạm Trôi, huyện Hoài Đức) cũng trong tình trạng tương tự khi hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang cả chục năm nay mà không người tới ở...
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các luật thuế, trong đó có các chính sách thuế liên quan đến BĐS. Trên cơ sở tổng hợp vướng mắc, bất cập của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan BĐS và tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến BĐS, báo cáo cấp có thẩm quyền, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến tài sản và đặt trong tổng thể cải cách hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2021-2030.
Tập đoàn FLC nợ Quảng Bình số tiền "khủng" Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất của tỉnh Quảng Bình. Trong đó tới 220 tỉ đồng tiền nợ quá hạn, khiến ngành thuế tỉnh này "đau đầu" trong việc xử lý. Ngày 23-7, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết dù đã bàn hành liên tiếp 3 quyết định cưỡng chế, nhưng ngành thuế...