Làm sao phân biệt đâu là nước mắm thật?
Nhiều người cho rằng nên có sự minh bạch về cách gọi nước mắm, nước chấm và hướng dẫn sử dụng cụ thể cho người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn.
Nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm ngon Phan Thiết gồm cá cơm và muối hạt trắng – Ảnh: T.T.D.
Tiêu chuẩn về nước mắm
Theo TCVN 5107:2003, nước mắm được phân thành bốn hạng là đặc biệt, thượng hạng, hạng 1, hạng 2 dựa theo độ đạm.
Yêu cầu về nguyên liệu bao gồm: cá tươi, có chất lượng phù hợp, muối ăn phù hợp và nước đạt tiêu chuẩn theo quyết định 1329/2002/BYT/QĐ về “ Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”.
Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm gồm hàm lượng nitơ toàn phần tính bằng g/l (theo thứ tự là 30-25-15-10), hàm lượng nitơ axit amin, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không nhỏ hơn 55-50-40-35, hàm lượng nitơ amôniac, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không lớn hơn 20-25-30-35 và hàm lượng muối từ 145-295g/l.
Ngoài ra, các chỉ tiêu vi sinh vật, dư lượng kim loại nặng trong nước mắm và phụ gia trong nước mắt cũng được quy định trong TCVN 5107:2003.
Về nhãn mác, TCVN 5107:2003 yêu cầu phải có tối thiểu thông tin về hàm lượng đạm tổng số.
Bao bì bán lẻ phải ghi các nội dung: nước mắm và tên loài cá sử dụng để sản xuất, tên; địa chỉ cơ sở sản xuất, thành phần, độ đạm tổng số và đạm axit amin, thể tích nước mắm, thời hạn sử dụng…
Tuy nhiên, thành phần thường thấy của một chai nước mắm hiện nay gồm nước, tinh chất cá, đường, muối, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo ngọt tổng hợp…
Làm sao nhận biết nước mắm thật
Từ kinh nghiệm của mình, đầu bếp Võ Quốc, chủ biên tạp chí Món ngon VN, chỉ ra những cách phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm đã có sự pha chế.
Ông Quốc cho biết nước mắm truyến thống có màu trong và hơi đậm. Trong khi đó, nước mắm công nghiệp có màu trong nhưng rất nhạt.
Video đang HOT
Mùi nước mắm truyền thống khi ngửi thì nghe hơi nồng, còn mùi của nước mắm công nghiệp thơm nhạt và nhẹ hơn.
Một cách thử khác là nước mắm truyền thống khi dính vào tay thì rửa không hết mùi, còn nước mắm công nghiệp rửa xong sẽ mất mùi ngay.
Hơn nữa, hạn sử dụng của nước mắm truyền thống là 2-3 năm, lâu hơn so với các loại nước mắm công nghiệp.
“Thành phần các loại nước mắm công nghiệp thường có các chất điều vị, chất bảo quản được in rõ ràng trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng nên chú ý điều này” -đầu bếp Võ Quốc đưa ra lời khuyên.
Nên minh bạch nước mắm, nước chấm
Ông Phạm Ngọc Dũng, nguyên phó chủ nhiệm CLB nước chấm TP.HCM, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nước mắm, cho biết hiện nay khó có loại nước mắm nào chỉ có cá, muối và nước.
Khái niệm nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp thực chất cũng không thểtồn tại, chỉ có nước mắm nguyên chất và nước mắm pha chế mà thôi.
Các cơ sở sản xuất nước mắm ngày nay đều ít nhiều có sử dụng chất điều vị để gia giảm.
Từ nước mắm cốt, các cơ sở chế biến có thể pha thành nhiều loại nước mắm với nồng độ đạm khác nhau và có sự điều vị để phù hợp với khẩu vị từng địa phương.
“Vấn đề là các cơ sở chế biến này điều vị như thế nào, pha loãng với hàm lượng ra sao, có sử dụng chất phụ gia nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và có ghi rõ thành phần của các chất phụ gia này trên nhãn mác hay không”, ông Dũng nói.
Ông Phạm Ngọc Dũng cho rằng về tên gọi “nước mắm” hay “nước chấm” thì cũng tùy vào quan niệm nhưng cũng nên có quy định rõ ràng, cụ thể.
“Có thể quy định về độ đạm tối thiểu để có thể gọi là “nước mắm”. Ví dụ có nhiều ý kiến cho rằng “nước mắm” nên có chỉ tiêutừ 10 độ đạm trở lên còn dưới thì gọi là “nước chấm”.
Một cách phân biệt khác là “nước mắm truyền thống” là nước mắm chỉ có cá, muối và nước, còn có chất phụ gia thì gọi là “nước mắm công nghiệp”.
Quy định về tên gọi là do mình đặt ra và phải nên quy định rõ ràng để người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn” -ông Phạm Ngọc Dũng nói.
Chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính cho biết Bộ Y tế sẽ tiến hành một đợt thanh tra thị trường nước mắm, nước chấm đóng chai do hiện có nhiều phản ảnh từ người tiêu dùng về tên gọi, nhãn mác, chất lượng, phụ gia sử dụng trong sản phẩm. Đây sẽ là đợt thanh tra riêng về sản phẩm nước mắm, nước chấm đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây. Người tiêu dùng mách nhau cách chọn nước mắm Bạn đọc Thanh Hai chỉ dẫn: “Nhà tôi ở Phan Thiết làm nươc mắm hơn nửa thế kỷ nay. Nước mắm thật của nhà tôi phải muối mất cả năm mới ra một mẻ mắm, tùytheo loại cá mà nươc mắm có màu sắc khác nhau, nhưng không có màu đen thui hay đỏ kỳ quặc nhưnươc mắm hiện nay. Nươc mắm nguyên chất có độ trong suốt, rót vào chai tạo ra tiếng vang, mùi mắm dậy lên thơm lừng. Thả hạt cơm nguội vào ly nươc mắm, nếu hạt cơm nổi là mắm thật, nếu chìm nghỉm là mắm giả. Nếu mắm cốt nguyên thủy thì uống một chung nhỏ cũng say ngất ngư”. Theo các bạn đọc, nước mắm là một trong những loại thực phẩm hầu hết mọi gia đình VN đều thường xuyên sử dụng nhưng lại không mấy quan tâm đến chất lượng, do vậy cần có sự kiểm tra thường xuyên để bảo đảm được tính an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. “Nước mắm công nghiệp đánh lừa vị giác của người dùng. Nhưng bao nhiêu năm nay người sử dụng bị lừa mà không hề hay biết nhiều loại không phải nước mắm, lỗi nàythuộc về các cơ quan cấp phép và hậu kiểm. Sao các cơ quan đo lường chất lượngkhông cảnh báo cho người dân biết để phân biệt đâu là nước mắm truyền thống và đâu là hương vị nước mắm công nghiệp?” – mộtbạn đọc nói. Nhiều bạn đọc lại cho rằng chính sự nhập nhằng trong cách gọi tên của các nhãn hiệu nước mắm đã khiến người tiêu dùng bị lừa. “Từ chợ đến siêu thị, đủ loại thương hiệu nước mắm với giá cả khác nhau, người tiêu dùng không thể nào phân biệt được đâu là “nước mắm tổng hợp” làm từ hóa chất và đâu là “nước mắm nguyên chất” làm từ cá vì tất cả đều là… “nước mắm”?! Mong cơ quan chức năng cần chấn chỉnh lại đúng “tên” của loại nước mắm theo nguyên liệu của nó để người tiêu dùng dễ phân biệt mà lựa chọn!” -bạn đọc bức xúc.
Theo_NDH
Bà giám đốc xài... vàng tạ: Một chữ ký giá...10 lượng
Biết rõ Lê Văn Tính (SN 1958, ngụ Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q3) không có khả năng về tài chính nhưng Oanh cùng cấp dưới vẫn bàn bạc, thỏa thuận rồi hướng dẫn sử dụng pháp nhân của nhiều công ty, lập hồ sơ tín dụng giả để rút hơn 5.150 lượng vàng SJC và hàng chục tỷ đồng, gây thiệt hại cho Agribank BT hơn 212,78 tỷ đồng. Oanh kiếm được hàng chục tỷ đồng từ những phi vụ này.
Một chữ ký giá... 10 lượng vàng
Qua giới thiệu của một cán bộ Agribank BT, Tính làm quen "sếp" Oanh từ năm 2009. Khi đặt vấn đề vay vốn, Tính "nổ" mình là chủ doanh nghiệp lớn, đang khai thác vàng bên Campuchia và có xưởng luyện vàng ở Củ Chi...
Sau khoản vay đầu tiên 12 tỷ đồng đứng tên Công ty Kim Gia Thuận khá dễ dàng, Tính xin vay tiếp. Oanh "OK", với điều kiện phải làm theo sự sắp đặt của Oanh. Với mục đích chiếm đoạt được tiền của Agribank BT, Tính chấp nhận ngay.
Được sự đồng ý của Oanh và thuộc cấp, ngoài Kim Gia Thuận, Tính "đẻ" thêm bốn doanh nghiệp khác, gồm Công ty TNHH Kim Gia Thảo, Công ty TNHH Quang Phương, Công ty TNHH Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Thắng Lợi. Tính trực tiếp hoặc thuê, mượn nhiều người, trong đó có Phạm Bình Kim Phi (SN 1977, vợ sau Tính), Lê Thị Hòa (SN 1987, con gái Tính), Huỳnh Thị Lan Phương (SN 1986, ngụ P. Hiệp Thành, Q12), Trần Trường Vũ Sơn Quyên (SN 1982, ngụ Cần Giuộc, Long An) làm GĐ, thành viên HĐQT, kế toán...
Các công ty do Tính lập ra không hoạt động, không có vốn cũng như tài sản nhưng Tính đã thuê người làm báo cáo tài chính giả để đủ hồ sơ vay vốn.
Ngày 19-9-2009, Oanh ký HĐTD cho Công ty Kim Gia Thuận do Tính làm đại diện vay 1.600 lượng vàng SJC để bổ sung vốn kinh doanh. Như đã thỏa thuận trước, Tính ký nhận vàng trong giấy nhận nợ nhưng thực tế nhận 30,4 tỷ đồng. Tính mang số tiền này cho nhiều người vay lại để kiếm lời (!).
Về số vàng 1.600 lượng, Agribank BT giải ngân 6 lần, Oanh chỉ đạo Bùi Công Tiến mang 1.500 lượng bán lấy tiền giao cho Tính; còn 100 lượng Oanh giữ lại như phần "lại quả". Theo thông báo của Agribank BT, giá vàng thời điểm cuối tháng 9-2009 là 22,08 triệu đồng/lượng; tính ra, Oanh hưởng trọn 2,208 tỷ đồng.
Đến hạn trả nợ nhưng Tính không có tiền, Oanh chỉ đạo Cao Bảo Hiếu làm hồ sơ cho Kim Gia Thuận vay 400 lượng vàng để đảo nợ bằng HĐTD ngày 16-9-2010 do Phạm Đình Kim Phi (đại diện Kim Gia Thuận) đứng tên.
Giám đốc vừa "móc" vừa "moi"
Ngày 29-11-2009, Oanh ký HĐTD cho Công ty Kim Gia Thảo do Tính làm đại diện vay 1500 lượng vàng. Tính ký nhận vàng nhưng thực tế chỉ nhận 28,95 tỷ đồng. Toàn bộ số vàng giải ngân cho Tính, Oanh "ôm" , sử dụng vào việc trả nợ cho bản thân, trong đó có khoản nợ 2.660 lượng SJC Oanh vay trước đó.
Thời điểm đó, 1500 lượng SJC có giá 42,375 tỷ đồng (28,25 triệu/lượng), tính ra, Oanh hưởng lợi 13,425 tỷ đồng từ phi vụ này. Cả 28,95 tỷ đồng giao cho Tính cũng do Oanh lấy ra từ Agribank BT bởi một hồ sơ vay khống. Như vậy, GĐ Oanh "ăn" đến hai đầu vừa "moi" của Tính, vừa "móc" của ngân hàng (!). Tính đến ngày 20-11-2012, Kim Gia Thảo còn dư nợ và lãi 1.681,8 lượng SJC.
Thấy quá dễ "ăn", Tính liền dùng pháp nhân Công ty Quang Phương để vay 1.250 lượng vàng. Ngày 10-12-2009, Oanh ký liền hai HĐTD với Quang Phương do Huỳnh Thị Lan Phương làm đại diện. Như lần trước Tính không nhận vàng mà nhận 15,5 tỷ đồng (Oanh lấy ra từ Agribank BT bằng hồ sơ vay khống). Do chưa đủ, Oanh đã lấy tiền cá nhân chuyển thêm, tổng cộng là 25,279 tỷ đồng.
Trụ sở Agribank Bến Thành lúc Nguyễn Thị Hoàng Oanh làm giám đốc
Theo thông báo của Agribank Bến Thành BT, 1.250 lượng vàng thời điểm 11-12-2009 hơn 34,26 tỷ đồng (27,41 triệu/lượng). Như vậy, Oanh đã "cắn" hơn 8,983 tỷ đồng. Đến hạn trả nợ, Oanh đã chỉ đạo Hiếu làm hồ sơ đảo nợ cho Quang Phương bằng HĐTD ngày 9-10-2010. Tính đến ngày 20-11-2012, Quang Phương còn nợ vốn và lãi hơn 1.400 lượng SJC.
Để có tiền trả nợ lãi và một phần nợ gốc cho Tính, Oanh đã chỉ đạo Hiếu làm nhiều hồ sơ vay tiền. Cụ thể: cho Công ty Tầm Nhìn Mới vay 8 tỷ đồng bằng HĐTD ngày 12-8-2010; cho Công ty TNHH XNK Thắng Lợi vay 20 tỷ đồng ngày 1-9-2010 (do Lê Thị Hoà ký đại diện bên vay); cho Công ty Tầm Nhìn Mới vay 800 lượng SJC ngày 20-9-2010...
Cái giá phải trả
Kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung mới nhất của Cơ quan CSĐT Bộ Công có nhiều điểm khác so với những KLĐT trước đây. Cụ thể:
Oanh là GĐ Agribank BT đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cùng thuộc cấp lập hồ sơ, chứng từ giả để rút tiền của Agribank BT sử dụng vào mục đích cá nhân.
Hành vi của Oanh đã đủ yếu tố cấu thành tội "Tham ô tài sản" quy định tại điều 278 BLHS (KLĐT trước đây chưa có), tội phạm hoàn thành ngay tại thời điểm tiền, vàng được rút khỏi Agribank BT. Số tiền Oanh chiếm đoạt là những khoản được rút thực tế (không phải những khoản vay để đảo nợ), gồm 2.660 lượng vàng SJC và 44,45 tỷ đồng. Do Agribank coi đây là các khoản vay nên thiệt hại thực tế mà Oanh gây ra cho Agribank BT là hơn 21,81 tỷ đồng.
Tính thành lập nhiều công ty nhưng không hoạt động, sau đó tạo lập tài liệu giả để làm hồ sơ vay vốn, thể hiện động cơ chiếm đoạt tiền ngay từ đầu. Do không đủ điều kiện để vay được tiền, Tính đã chấp nhận điều kiện do Oanh đưa ra là vay vàng nhưng nhận tiền. Do Tính không biết số tiền chênh lệch mà Oanh được hưởng nên Tính không phạm tội "Đưa hối lộ" mà phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 BLHS (KLĐT trước đây quy kết tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Tính đến ngày 20-11-2012 Tính còn nợ Agribank BT hơn 301,39 tỷ đồng, trong khi toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay chỉ 88,6 tỷ đồng. Như vậy thiệt hại đã gây ra hơn 212,788 tỷ đồng, Tính phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền này.
Đối với Oanh, ngoài tội "Tham ô tài sản", đã cố ý ký duyệt cho Tính vay trái pháp luật. Hành vi của Oanh đã phạm vào tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" quy định tại Điều 179 BLHS. Oanh phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại hơn 212,788 tỷ đồng.
Chưa hết, Oanh được hưởng lợi hơn 24,617 tỷ đồng từ hành vi ký duyệt cho Tính vay nên đã phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 281 BLHS. Oanh còn phải chịu trách nhiệm vì đã giúp sức cho em rể Trương Thế Thanh tham ô 13 tỷ đồng (gây thiệt hại Agribank BT là 8,45 tỷ đồng).
Đồng phạm về tội "Tham ô tải sản" với Oanh có Nguyễn Quốc Việt, Cao Bảo Hiếu, Hồ Đình Thanh, Bùi Công Tiến và Huỳnh Ngọc Thạch. Đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với Oanh có Việt, Hiếu và Tiến. Đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với Tính vai trò giúp sức có Trần Trường Vũ Sơn Quyên, Phạm Đình Kim Phi, Huỳnh Thị Lan Phương và Lê Thị Hòa.
Đối với Trương Thế Thanh, mặc dù có các hành vi phạm tội nhưng do Thanh đã chết nên ngày 30-6-2015 VKSND tối cao đã ra quyết định định đình chỉ vụ án đối với bị can Thanh. Trong vụ án này, có nhiều người liên quan nhưng xét thấy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình nên cơ quan điều tra không xử lý.
Theo CAND
"Có 8/63 tỉnh, thành thực hiện việc thu BHYT theo 15 tháng" Đây là thông tin do ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện Chính sách BHYT (BHXH VN) - cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về BHYT cho học sinh, sinh viên năm học 2015-2016. Cuộc họp do BHXH VN tổ chức chiều 16/9 tại Hà Nội. Buổi họp báo về BHYT do BHXH VN tổ chức chiều...