“Làm sao mua lại các trạm BOT?”3
Trước đề xuất Nhà nước nên mua lại các trạm thu phí BOT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường chia sẻ: Có một số nước tiến hành mua lại các trạm thu phí BOT, nhưng đó là những quốc gia mà GDP ít nhất từ 15.000USD/người/năm trở lên. Còn Việt Nam GDP/người/năm chỉ xấp xỉ 3.000USD, làm sao tính chuyện mua lại trạm BOT?
Tại Hội nghị giao ban quý I và triển khai nhiệm vụ quý II.2016 của Bộ GTVT sáng nay, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã kiến nghị Nhà nước xem xét lại lộ trình tăng giá phí đường bộ hiện nay, vì chi phí đường bộ cao hơn chi phí nhiên liệu.
Ngoài ra, ông Thanh cũng đề nghị Bộ GTVT cần xem xét cự ly các trạm thu phí BOT và có giải pháp các trạm để tiếp cận với quy định 70km/trạm.
Trả lời, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường trần tình: Trong quá trình xây dựng các dự án BOT, Bộ GTVT cũng như Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí cũng như lộ trình hoàn vốn rõ ràng để đảm bảo lợi ích các bên.
“Các trạm được xây dựng giai đoạn từ 2011-2015, giờ đã đến thời điểm các trạm tăng phí theo lộ trình. Nhưng để giải quyết thấu đáo, đảm bảo phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân, Bộ GTVT đã xem xét lại tổng thể”, Thứ trường Trường nói.
Theo ông Trường, hiện trạm thu phí trên cao tốc có mức trần cao nhất là 2.000 đ/km hiện mới chỉ thu 3 mức giá là 1.000đ, 1.200đ và 1.500đ/km. Các doanh nghiệp đang đề xuất tăng lên 2.000 đ/km.
Ông Trường cũng lý giải thêm về khoảng cách trạm BOT. Trên cùng một tuyến đường về cơ bản khoảng cách giữa các trạm là 70km. Có một số trạm là có khoảng cách khoảng 60km- 70km… là vì không có chỗ đặt trạm, nếu đặt đúng theo quy định sẽ nằm trong trung tâm đô thị.
Video đang HOT
Về đề xuất Nhà nước nên mua lại một số trạm thu phí BOT, ông Trường giải thích: “Nhà nước mà có tiền thì đầu tư làm luôn đường để thu phí chứ việc gì phải mua lại nữa”, ông Trường giải thích.
Theo_Dân việt
Tiếp tục rà soát, di dời các trạm BOT bảo đảm khoảng cách
Liên quan đến việc các trạm thu phí BOT dày đặc và tăng phí trên tuyến quốc lộ khiến người dân "ngạt thở", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đã tiến hành di dời, bố trí lại các trạm để phù hợp với Thông tư 159 của Bộ Tài chính và tiếp tục rà soát các trạm còn lại.
Trạm thu phí BOT QL1 tại km 604 700 xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình. Ảnh: Báo Giao thông
Gần đây, nhiều tỉnh đã kiến nghị Bộ GTVT giảm phí qua các trạm BOT, ý kiến của Bộ GTVT như thế nào về vấn đề này, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trong quá tình xây dựng các dự án BOT, Bộ GTVT cũng như Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí (3 năm dựa trên mức tăng CPI cả nước), cũng như lộ trình hoàn vốn để bảo đảm lợi ích các bên. Các dự án đều có quá trình chuẩn bị kỹ, lộ trình rõ ràng.
Để giải quyết thấu đáo, bảo đảm sức chịu đựng của người dân, Bộ GTVT đã xem xét tổng thể.
Đối với các trạm thu phí trên cao tốc, hầu hết là đang thu với mức 1.500 đồng/km, trừ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng vừa đề xuất tăng phí lên 2.000 đồng/km trên cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, nhưng Bộ tạm thời chưa duyệt, còn tính toán thời điểm tăng phù hợp.
Còn các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ thì thu theo phương án tài chính đã được phê duyệt, phổ biến từ 30.000-35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn, một số trạm là 45.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn. Bộ cũng đã tính toán kỹ đến yếu tố đầu vào đầu ra, bảo đảm hoạt động đi lại của người dân.
Hiện nhiều trạm BOT đến thời điểm tăng phí theo lộ trình, nhưng Bộ GTVT đang xem xét tính toán lưu lượng phương tiện, cũng như sức chịu đựng của người dân vùng dự án để xem xét lộ trình tăng hợp lý.
Để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp, Bộ GTVT đã đề nghị nhà đầu tư BOT tăng cường vé tháng. Với loại vé này doanh nghiệp đã được giảm 15-20%, với người dân vùng quanh trạm BOT thì xem xét giảm cả giá vé tháng, ví dụ trạm BOT Hòa Bình, Hạc Trì.
Lộ trình tăng phí theo chỉ số CPI cụ thể như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Trong quá tình xây dựng dự án BOT, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí theo CPI cũng như lộ trình hoàn vốn để bảo đảm lợi ích các bên. Các dự án này có quá trình chuẩn bị kỹ, có lộ trình rõ ràng. Trong quá trình xây dựng trạm giai đoạn 2011-2015, sau 3 năm sẽ xem xét tăng phí, nay đã đến giai đoạn các trạm tiến hành tăng phí theo lộ trình.
Trong lộ trình, cứ 3 năm một tính mức độ tăng trưởng trượt giá như thế nào để đưa về mức phí BOT cho phù hợp, tăng giảm điều chỉnh theo CPI bình quân của 3 năm.
Giai đoạn từ 2010-2013, gần như không tăng một chút nào, thậm chí năm 2010 có những trạm chỉ 10.000 đồng/lượt, sau đó phải điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
Nhưng trên nhiều tuyến đường khoảng cách các trạm BOT không bảo đảm tối thiểu 70 km?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Phần lớn các trạm BOT trên cùng một tuyến đường đều bảo đảm khoảng cách tối thiểu là 70 km/trạm, nhưng cũng có một số trạm có khoảng cách 50-60 km vì không có vị trí đặt trạm phù hợp.
Vừa qua, Bộ GTVT đã rà soát và di dời một số trạm để phù hợp với quy định. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát để có hướng xử lý phù hợp với toàn bộ trạm BOT trên cả nước.
Bộ GTVT có tính đến phương án mua lại một số trạm BOT trên quốc lộ để giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp không, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Chúng ta kêu gọi dự án BOT, huy động nguồn vốn xã hội là do ngân sách Nhà nước khó khăn, nếu có tiền thì ngân sách Nhà nước đã đầu tư luôn rồi. Theo tính toán, khi nền kinh tế phát triển, GDP đầu người phải đạt ngưỡng trên 15.000 USD/năm thì mới có thể tính đến phương án mua lại, còn hiện chúng ta mới đạt xấp xỉ 3.000 USD/người/năm thì rất khó.
Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta chưa có đánh giá tác động tổng thể của các dự án BOT lên sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp. Ông nghĩ sao về các ý kiến này?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Khi xây dựng Thông tư 159 thì Bộ Tài chính đã yêu cầu, các trạm BOT phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70 km/trạm là đã tính đến việc này. Nếu chúng ta giảm xuống tối thiểu 50 km/trạm thì tình hình sẽ khác ngay.
Các nước đưa ra thời gian chuẩn để thu hồi vốn đối với một trạm BOT là 20-30 năm, Việt Nam lấy mức trung bình là 25 năm. Từ mức này chúng ta sẽ xây dựng mức phí mỗi trạm trong suốt giai đoạn thu phí hoàn vốn.
Nếu so sánh với hầu hết các nước thì phí đường bộ BOT của Việt Nam rẻ nhất Đông Nam Á.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
VEC đề xuất tăng phí thêm 500 đồng trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Giải thích lý do xin tăng phí trên tuyến cao tốc này, ông Đỗ Chí Chung cho biết, từ cuối tháng 12-2015, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và hiện đại hóa tuyến đường, VEC đã hoàn thành lớp bê-tông nhựa tạo nhám cùng với các hạng mục phụ trợ như: an toàn giao thông, mở rộng trạm thu phí, hệ thống...