Làm sao để viêm gan không thành mạn tính?
Bạn đọc Nguyễn Tuấn Khải (quận Thủ Đức, TP HCM) hỏi: “Hiện tôi đang bị viêm gan, sức khỏe giảm sút nhiều, nếu kiên trì chữa bệnh thì tôi có thể khỏi bệnh hoàn toàn không? Bệnh có phát triển thành mạn tính hay ung thư gan hay không?”.
Ảnh minh họa
TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, trả lời: Viêm gan là tình trạng gan bị bệnh do các tế bào gan bị tổn thương, bị hủy hoại. Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan, thường gặp nhất là viêm gan do siêu vi, các nguyên nhân khác là do uống nhiều bia rượu, dùng thuốc, vi khuẩn, nhiễm độc, ứ mật, rối loạn chuyển hóa…
Video đang HOT
Khả năng chữa trị khỏi hẳn bệnh viêm gan tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và liệu pháp điều trị áp dụng cho người bệnh. Những người bị viêm gan siêu vi B cấp thì khả năng trị khỏi bệnh là hơn 95%, nếu bị viêm gan siêu vi B mạn (bệnh đã kéo dài trên 6 tháng) thì thời gian điều trị thường trên 12 tháng, có những trường hợp phải điều trị liên tục, suốt đời; những người mới bị viêm gan do rượu nếu ngưng uống và điều trị tích cực có thể phục hồi hoàn toàn, còn nếu đã để bệnh diễn tiến đến xơ gan nặng thì mọi biện pháp chữa trị đều kém hiệu quả.
Khi bị viêm gan, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì khả năng bệnh diễn tiến sang mạn tính, thậm chí xấu hơn là xơ gan, ung thư gan… Vì thế, điều quan trọng mà bạn cần thực hiện không phải là kiên trì chữa bệnh, mà cần đến bệnh viện có chuyên khoa gan để được khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị thích hợp.
Nguyễn Thạnh ghi (nld.com.vn)
Nhịn ăn định kỳ có tác dụng tốt tới gan
Theo Cell Reports, các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Úc) đã chứng minh tính hiệu quả của việc thỉnh thoảng nhịn ăn có ảnh hưởng tích cực đến gan.
Nhịn ăn cách ngày làm thay đổi quá trình chuyển hóa axit béo trong gan - Ảnh: Cell Report
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tìm ra chính xác làm thế nào một kỹ thuật chữa bệnh phổ biến chẳng hạn như nhịn ăn gián đoạn, lại có ảnh hưởng tốt đến gan.
Các thử nghiệm với loài gặm nhấm cho thấy: việc hạn chế thời gian ăn trong ngày dẫn đến việc lập trình lại các protein chủ chốt của gan, vốn quyết định chức năng sinh học của gan. Đặc biệt, nhịn ăn cách ngày làm thay đổi quá trình chuyển hóa axit béo trong gan. Điều này dẫn đến giảm viêm gan và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2.
Ảnh minh họa
Mark Larance, tác giả chính của công trình nghiên cứu giải thích rằng như vậy, các nhà khoa học đã xác định được nhịn ăn định kỳ là một phương pháp hiệu quả để chữa lành gan và tăng cường sức khỏe của cơ thể nói chung.
Bây giờ các nhà khoa học đã hiểu lý do tại sao điều này xảy ra. Các nhà khoa học hy vọng rằng dựa trên dữ liệu thu được, trong tương lai sẽ có thể tính toán thời gian nhịn ăn tối ưu để mang lại lợi ích sức khỏe lớn nhất.
Vũ Trung Hương (motthegioi.vn)
Sự thật về tác dụng của nano bạc Gần đây, mạng xã hội xuất hiện một số thông tin về sản phẩm chứa nano bạc có tác dụng diệt vi khuẩn, virus corona. Liệu nano bạc có đang được thần thánh hoá? Zing.vn xin đăng tải bài viết của TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc...