Làm sao để tranh cãi với bạn đời đúng cách?
Trên thực tế, có những cặp đôi thường xuyên cãi nhau, nhưng họ vẫn ở bên nhau là do họ biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách nhanh chóng và không để ảnh hưởng đến tình yêu của họ.
Theo một nghiên cứu gần đây, 44% các cặp vợ chồng tin rằng tranh cãi nhiều hơn một lần một tuần giúp họ giữ mối quan hệ lành mạnh và hữu ích trong một thời gian dài.
Việc tranh cãi phần nào giúp các cặp đôi nhận ra giá trị và cảm xúc với đối phương
Tranh luận chính là dấu hiệu của một mối quan hệ trưởng thành
Việc lảng tránh sự xung đột một cách liên tục chắc chắn không phải là cách tốt nhất để xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Ngược lại, nếu bạn có thể nói rõ ràng suy nghĩ của mình khi cãi nhau, điều đó có nghĩa là bạn đã sẵn sàng đưa tình yêu của mình lên một tầm cao mới. Những người trưởng thành không tấn công cá nhân hoặc la hét khi có tranh cãi. Thay vào đó, họ luôn cố gắng đạt được sự thỏa hiệp và cải thiện mối quan hệ của họ với sự giúp đỡ của một cuộc tranh luận lành mạnh.
Tranh luận phần nào đó thể hiện sự quan tâm với bạn đời
Tất nhiên, sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn nhắm mắt làm ngơ trước một số thói quen của bạn đời khiến bạn phát điên. Việc bạn phải sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu khi tranh cãi để có kết quả tốt hơn trong tương lai mới khó hơn nhiều nhưng đó chính là dấu hiệu của tình yêu đích thực của bạn.
Tranh luận giúp cho việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn
Video đang HOT
Để tạo niềm tin trong mối quan hệ của mình, bạn không nên giữ im lặng. Ngược lại, bạn cần phải tiếp cận đối tác của mình với một tinh thần cởi mở, chịu trách nhiệm về hành động của mình và lắng nghe nhau một cách cẩn thận. Vì tranh luận là một trong những hình thức giao tiếp chính và trung thực nhất, nó thực sự giúp thúc đẩy cảm giác thân mật, tin tưởng, kết nối và cho đối tác của bạn biết cách giao tiếp với bạn một cách hiệu quả hơn.
Tranh luận một cách phù hợp là dấu hiệu của một mối quan hệ lâu dài
Các nhà tâm lý cho rằng có 7 dấu hiệu của một mối quan hệ hạnh phúc. Trên thực tế, nếu một cặp đôi không bao giờ có bất kỳ tranh cãi nào, dường như có gì đó có vẻ không ổn với mối quan hệ của họ. Việc tranh cãi phần nào giúp các cặp đôi nhận ra giá trị và cảm xúc với đối phương, liệu đối phương có thật sự quan trọng với mình để mình bỏ bớt cái tôi và cùng phát triển một mối quan hệ hòa hợp và lâu dài hay không.
Nếu vấn đề chỉ của riêng 2 bạn, đừng tìm cách lôi kéo họ hàng, bạn bè của mình vào để áp đảo đối phương
Làm sao để tranh cãi với bạn đời đúng cách?
Hãy tôn trọng lẫn nhau: Ai cũng có điểm yếu, và chúng ta tranh cãi để giải quyết mâu thuẫn, không phải để bới móc hay để phân định thắng thua, đúng sai. Hãy giữ sự tôn trọng, để sau khi tranh cãi xong, không có tổn thương nào ở lại.
Biết nói lời xin lỗi: Nếu bạn sai, hãy nhận và nói lời xin lỗi. Việc đó không khiến bạn thua kém người kia, nó chỉ thể hiện sự chân thành của bạn và thể hiện được sự trân trọng của bạn với đối phương.
Giữ quan điểm: Không phải là khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình bất chấp sai đúng, mà chính là biết nguyên nhân ban đầu của cuộc tranh cãi, và hãy chỉ tập trung vào vấn đề chính đó, đừng đi lan man sang những chuyện khác có thể gây ảnh hưởng tình cảm.
Đừng lôi người thứ ba vào: Nếu vấn đề chỉ của riêng 2 bạn, đừng tìm cách lôi kéo họ hàng, bạn bè của mình vào để áp đảo đối phương. Điều đó khiến cho bạn đời của bạn cảm thấy không được tôn trọng hoặc bị cô lập, và điều đó không giúp giải quyết bất kỳ vấn đề gì cả.
Tóm lại, xây dựng và duy trì một mối quan hệ hạnh phúc là một điều không hề dễ dàng. Việc đó đòi hỏi cả hai người phải được bày tỏ suy nghĩ của mình và có thể thể hiện được cảm xúc thật của bản thân, để từ đó chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn. Chẳng phải đó là cách để một mối quan hệ có thể trở nên dài lâu hay sao?
NẮNG
Chỉ có tình yêu thì không đủ cho một cuộc hôn nhân trọn vẹn
Người ta có thể ở lại bên nhau cũng bởi vì còn thiết tha, còn muốn cùng nhau vun đắp. Phụ nữ càng phải hiểu chỉ có tình yêu thì không đủ cho một cuộc hôn nhân trọn vẹn...
Điều ràng buộc được người với người không chỉ là một lời thề nhân danh tình yêu. Tình yêu dẫu từng mãnh liệt thế nào cũng có ngày yếu tàn trước thời gian và thực tế vợ chồng. Người ta có thể ở lại bên nhau cũng bởi vì còn thiết tha, còn muốn cùng nhau vun đắp. Phụ nữ càng phải hiểu chỉ có tình yêu thì không đủ cho một cuộc hôn nhân trọn vẹn...
1. Đàn ông và phụ nữ vốn có não bộ khác nhau. Cách chia sẻ và thấu hiểu của cả hai cũng không thể giống nhau. Đàn ông giao tiếp với vợ bằng hành động nhiều hơn lời nói. Như nếu anh ấy giúp vợ làm những việc nặng trong nhà, đó là cách anh ấy nói yêu vợ mỗi ngày. Phụ nữ lại muốn giao tiếp với chồng bằng lời nói. Như khi cô ấy buồn phiền, cô ấy cần một lời hỏi han ủi an từ chồng. Đàn ông làm thì phụ nữ nên thấy, phụ nữ muốn nghe thì đàn ông cũng nên nói. Sống với nhau đến đầu bạc răng long không nằm ở tình yêu bền bĩ hay lớn lao, mà là cố gắng và thấu hiểu đã đủ chưa.
Sống với nhau đến đầu bạc răng long không nằm ở tình yêu bền bĩ hay lớn lao, mà là cố gắng và thấu hiểu đã đủ chưa - Ảnh minh họa: Internet
2. Đàn ông thích lạ thích mới lạ, phụ nữ thèm quen thuộc. Đàn ông thích chinh phục, phụ nữ thích lãng mạn. Đàn ông gặp bao người mới mẻ cũng nên biết trở về cho vợ đủ cảm giác thân thuộc. Phụ nữ thích quen thuộc cũng hãy cho chồng đủ mới mẻ. Quen thuộc và mới mẻ đôi khi chỉ là vài điều bất ngờ biết đối phương sẽ vui, hay điều tinh tế biết bạn đời sẽ cảm động. Đây có thể là chiều chuộng, làm vừa lòng nhau, cũng có thể đơn giản là đáp ứng nhu cầu của cả hai.
Đây có thể là chiều chuộng, làm vừa lòng nhau, cũng có thể đơn giản là đáp ứng nhu cầu của cả hai - Ảnh minh họa: Internet
3. Không phải người đàn ông nào cũng ngoại tình, và cũng không ít phụ nữ biết ngoại tình. Ngoại tình không hẳn là xuất phát từ bản chất, nó là hệ quả của cả một quá trình lơ là và xa cách trong hôn nhân. Đàn ông ngoại tình thì 70% là ở họ, nhưng vẫn có 30% từ vợ và gia đình. 70% này phụ nữ không thể quyết. Dù sao thì đã ngoại tình rồi thì đều là do người đàn ông muốn. Nhưng không phải người đàn ông nào cũng muốn ngoại tình, họ chỉ ngoại tình khi có cơ hội và đủ điều kiện. Cơ hội và điều kiện này một phần nằm ở 30% từ vợ và gia đình kia.
4. Phụ nữ phải đáp ứng đủ 3 vai trò để gia đình có thể ổn yên sau nhiều năm chung sống. Đó là hãy là vợ, bạn và cả bồ của chồng. Hãy là một người đảm đang, một người bạn đồng hành đáng tin cậy và một cô bồ biết nụng nịu đòi hỏi như thuở ban đầu. Đàn ông sẽ không ngu dại rời đi nếu họ có một người vợ biết tinh tế hóa thân và giữ lửa như thế.
Không phải người đàn ông nào cũng ngoại tình, và cũng không ít phụ nữ biết ngoại tình - Ảnh minh họa: Internet
5. Ai cũng có thể khuyên phụ nữ hãy chịu đựng thêm để nhà cửa êm ấm. Nhưng chịu đựng hay tha thứ không bao giờ là cách giải quyết hiệu quả nhất trong hôn nhân. Phụ nữ trong hôn nhân chỉ có hai cách để chấm dứt khổ đau, chính là giải quyết mâu thuẩn, hoặc là rời đi. Sẽ không có sự cam chịu và khổ sở nào của phụ nữ có thể giúp gia đình ổn yên cả. Lòng đã bão tố rồi thì lấy gì bình yên để giông gió bên ngoài có thể ngừng nghỉ?
Cái nắm tay khi về già luôn phải cần nhiều cố gắng và nỗ lực khi còn trẻ. Tình yêu của con người không thể đủ nhiều để vượt qua hết thăng trầm. Đã có tình yêu thì cần có cảm thông, hòa hợp, nhường nhịn và đổi thay vì nhau. Tình yêu cũng cần được giữ, cần được chăm chút để không vơi không cạn. Có như thế thì cái nắm tay lúc về già mới đầy ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Theo phunuvagiadinh.vn
9 mẹo tránh xung đột vợ chồng Bất đồng, xung đột là điều khó có thể tránh khỏi trong mối quan hệ vợ chồng. Khi những điều đó được xử lý đúng cách, giải quyết một cách tích cực, sẽ giúp bạn hiểu hơn đối tác của mình. Dưới đây là 9 mẹo bạn có thể tham khảo. Trực tiếp nói ra điều khó chịu trong lòng Đôi khi bạn...