Làm sao để phân biệt được vết đỏ trên da là bầm tím hay tụ máu?
Bầm tím xuất hiện khi va đập làm vỡ các mạch máu dưới da. Tình trạng này thường gặp và không có gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, máu tụ cũng có biểu hiện giống bầm tím nhưng là cảnh báo cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.
Vết bầm thường xuất hiện khi chúng ta bị thương. Lực tác động từ bên ngoài sẽ khiến cách mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ, làm máu rõ rỉ ra các mô xung quanh, dẫn đến vết bầm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bầm tím xảy ra khi các mạch máu dưới da bị vỡ, thường có màu đỏ, xanh đen hoặc vàng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ban đầu, vết bầm sẽ có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu đen hoặc xanh chỉ trong vài giờ. Khi vết bầm bắt đầu lành, chúng sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá. Đó là lúc cơ thể tái hấp thụ lượng máu đã rò rỉ. Mọi người cũng có thể bị đau nhức ở vết bầm.
Video đang HOT
Theo tổ chức phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ), bầm tím chia ra thành một số dạng. Ví dụ, ban xuất huyết là loại bầm tím mà vết bầm là những chấm nhỏ li ti màu đỏ. Chúng xảy ra khi các mạch máu rất nhỏ gọi là mao mạch bị vỡ.
Một loại bầm tím khác là ban xuất huyết ở người cao tuổi. Tình trạng này hay xảy ra ở người già vì da họ mỏng và khô đi do lão hóa.
Tụ máu cũng là một dạng bầm tím khác. Tụ máu xảy ra sau khi bị một chấn thương nặng, chẳng hạn như tai nạn giao thông.
Không giống như các vết bầm tím thông thường, tụ máu là do chấn thương nặng làm vỡ các mạch máu lớn. Vì vậy, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là nếu có liên quan đến xuất huyết não.
Những người bị xuất huyết não có thể gặp các triệu chứng như co giật, bất tỉnh, tê liệt, nói lắp, lú lẩn, chóng mặt, nôn mửa hay nhức đầu.
Các vết bầm tím nhỏ có thể được điều trị tại nhà bằng các phương pháp như chườm lạnh, băng bó, kê cao tay chân bị bầm tím và nghỉ ngơi hợp lý. Trong một số trường hợp, người bị bấm tím nếu cảm thấy khó chịu vì đau nhức có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen.
Trong khi đó, người bị tụ máu cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp, đặc biệt là nếu xuất hiện triệu chứng cơ thể nghiêm trọng hoặc khối máu tụ ngày càng lớn. Trong những trường hợp này, phẫu thuật dẫn lưu máu tụ có thể được thực hiện, theo Healthline.
Những nơi nào là dễ hình thành cục máu đông nhất trên cơ thể?
Cục máu đông là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu và làm chết mô.
Dù phần lớn các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch nhưng chúng vẫn có thể xuất hiện ở động mạch và buồng tim.
Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, một số khu vực cụ thể sẽ dễ xảy ra hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cục máu đông nếu không điều trị có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hay thuyên tắc phổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những nơi cục máu đông xuất hiện nhiều nhất là chân, xương chậu, cánh tay, đầu và cổ. Bên cạnh đó, những vị trí dù ít phổ biến nhưng vẫn có thể xuất hiện cục máu đông là tim và phổi.
Dù cục máu đông xuất hiện ở đâu trong cơ thể thì điều quan trọng là người bệnh phải tìm đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, chúng sẽ hình thành khi mạch máu bị tổn thương và cơ chế đông máu tự nhiên được kích hoạt. Các cục máu đông này sẽ tự động tan sau đó. Thế nhưng, nếu không tan thì sẽ là vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Một nguyên nhân khác khiến cục máu đông hình thành là do sự thay đổi trong lưu lượng máu, chẳng hạn như khi bạn đang mang thai hay dùng một số loại thuốc nhất định.
Nếu cục máu đông trong động mạch thì chúng có thể ngăn cản dòng máu giàu ô xy đến tim hoặc não. Hậu quả là gây đau tim hay đột qụy.
Trong trường hợp cục máu đông trong tĩnh mạch, chúng có thể cắt đứt nguồn cung máu đến một vùng cơ thể nào đó và gây sưng, đau, thậm chí chết mô.
Trên thực tế, cục máu đông phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Số liệu của Hiệp hội Huyết học Mỹ cho thấy mỗi năm nước này có đến 900.000 người bị chẩn đoán mắc cục máu đông.
Cục máu đông chia ra làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân.
Các triệu chứng điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu là đau, sưng và da đỏ ở vùng bị ảnh hưởng. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi thì có thể gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng, theo Healthline.
Nam thanh niên bị đối phương đá vào vùng kín khi chơi bóng đá dẫn tới vỡ tinh hoàn Đang tranh chấp bóng, nam thanh niên bất ngờ bị cầu thủ đội bạn đá vào vùng kín dẫn đến chấn thương tinh hoàn. Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày 31-5 cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.V.T. (35 tuổi, trú tại Bắc Ninh) bị sưng đau bìu phải sau va chạm khi chơi thể thao. Bệnh nhân...