Làm sao để không phải sống chung với nhà chồng?
Bài toán trên đưa ra tuy là dạng đề khó, song không phải là không có lời giải. Cách thứ nhất, đơn giản nhất, đó là lấy một anh mồ côi, không cha mẹ, không gia đình. Cách thứ hai, tự bỏ tiền ra mua nhà ở riêng, độc lập sẽ có tự do và hạnh phúc.
ảnh minh họa
Trường hợp bài toán hóc hơn một chút, đó là đủ điều kiện kinh tế, bố mẹ chồng vẫn còn mạnh khỏe, nhưng muốn có người phục dịch miễn phí, nên nhất quyết bắt con cái phải sống chung mà mình lại không thích… thì tham khảo thêm xem sao.
Cách thức này tôi rút ra nhờ cái hồi “bị yêu”. Thủa ấy trẻ trâu dễ bị liêu xiêu trước các “anh hùng xạ điêu”, nên tôi “dây” phải một tay Chí Phèo, đến lúc bỏ chẳng bỏ được. “Em mà bỏ anh, hàng ngày anh xách một xô đến, quẳng cho cả xóm em ngửi”, hoặc “Em có tin mình không sinh cùng ngày cùng tháng, nhưng có thể chết cùng tháng cùng năm không?”. Cứ thế gai ốc con bé cứ gọi là mọc như lông nhím.
Tôi biết là không bỏ gã được bằng cách giải thích, chia tay thông thường nên đành ủ mưu, dần dần làm cho gã chán ngấy mà bỏ đi. Tôi thấy giữ mới khó chứ đá đít người mình không ưa thiếu gì cách. Tôi toàn ăn mặc xuề xòa, tránh xa mỹ phẩm, ngừng làm đẹp, chịu khó ăn tỏi, những buổi hẹn thì đừng đánh răng, lúc nào cũng nhăn nhó như bị đau dạ dày kinh niên… Tôi khiến gã tởn, chạy mất dép luôn, ngày hắn ngãng ra tôi mừng tưởng như chết đi sống lại, thôi thế là thoát nạn.
Áp dụng vào đây, khi không muốn ở cùng nhà chồng, tất nhiên là tôi không thể công khai làm căng được thì phải tế nhị, làm sao cho họ gợi ý mời tôi đi nhanh, khỏi cần cãi nhau, giận dữ mất xinh.
Với chồng thì tôi vẫn cứ khéo léo, lựa lời mà ngọt nhạt nếu không muốn phật ý chồng. “Anh phải hiểu cho em, giờ em phải làm quen, tập sống với cả một đại gia đình nên tâm lý không được thoải mái”. “Em đang cố thích nghi, bố mẹ và anh phải cho em thời gian”. Thi thoảng tối không cho chồng động vào người vì: “Việc nhà nhiều quá em thấy mệt, chỉ mơ được ngủ một giấc từ bảy giờ tối đến bảy giờ sáng”. “Hẹn bao giờ mình có một khoảng trời riêng, em sẽ quan tâm đến anh hơn”, chồng lại chẳng “phát rồ”, mong ngày mong đêm được ra ở riêng.
Với nhà chồng thì cứ nhẹ nhàng, góp vừa đủ tiền sinh hoạt, không mua sắm thêm bất cứ gì khác. Đi làm về đến nhà là lẩm bẩm ca thán, buôn than liên tục, nẫu hết cả lòng mề người xung quanh, cơ thể thì luôn lả lướt, ỉu xìu như cái giẻ vắt vai. Nếu có con thì cứ đẩy hết cho ông bà trông, ai hỏi thì kêu mệt, người chứ có phải trâu bò đâu mà không có lúc ươn.
Video đang HOT
Bố mẹ chồng có dặn dò, dạy dỗ nói nhiều thì coi như điếc, toàn gật gù thôi, còn làm theo hay không thì: “Con quên mất”.
Việc nhà cứ chăm chỉ vừa phải, chỉ cốt là mình không bày bừa ra. Nhà lau, quét một nhát đến tai, hai nhát đến gáy, sau đó thì bận điện thoại suốt. Bố mẹ chồng thích thì tự lau, năng lực của con chỉ đến thế: “Ôi, con thấy thế này là sạch sẽ, gọn ghẽ lắm rồi ý”. Bát thì rửa không cần dầu, bẩn tí chả chết ngay được, lý luận là con hạn chế dùng hóa chất, tránh xả thải ra ô nhiễm môi trường.
Nếu phải làm đầu bếp thì quanh năm chiêu đãi cả nhà món rau, thịt luộc, trứng rán cho thanh đạm: “Dầu mỡ làm gì béo, lại có hại cho tim”, “Ăn món quay, nướng, cháy dễ bị ung thư… Con ăn thế này thấy rất ngon rồi ạ”.
Ở nhà chồng bao lâu, được dạy rồi nhưng dâu vẫn dại, và vẫn rất vụng về, dờ dệt, cha sinh mẹ đẻ rồi chả sửa được. Mẹ chồng thị phạm mãi thì thôi làm luôn cho đỡ phí nhời, rồi sẽ ngán ngẩm, vì gặp phải cái loại ngu lâu dốt bền khó đào tạo chả được cái việc gì này, sẽ dần nung nấu ý định: “Thôi tống quái cho nhanh”.
Con dâu “vụng chèo khéo chống”, không cãi láo, cũng chẳng nặng nhẹ gây gổ nên họ kiếm đâu ra cớ mà mắng. Và lưu ý, với bất cứ ai, kể cả hàng xóm lúc nào cũng tươi cười, chào hỏi lễ phép, chả ai chê được, chỉ là rất luộm thuộm và lóng ngóng trong việc làm ô sin trong nhà thôi.
Cứ thế ba bảy hăm mốt ngày ông bà tiễn mình ra riêng khẩn trương, vì ở với chúng nó còn thấy mỏi hơn, thôi để chúng tao lo cho nhau cho lành, thích ăn lúc nào thì ăn khỏi phải chờ đợi mệt người. Thế là đôi chim câu ra ở riêng, tất cả nhà chả mừng hơn trúng số, bắt được vàng.
Song nên nhớ nếu anh chị nào tay trắng thì đừng hòng đòi bắt được “giặc”, lại có chị xót thuê nhà bất tiện với tốn kém… thì thôi kêu ca gì nhiều lời, không nhanh quay về mà nhịn, mà nịnh nhà chồng cho tiết kiệm. Bởi một khi đã bị lệ thuộc phần lớn về kinh tế thì định lớn tiếng với ai?
Theo Dân Trí
Bầu con gái, nhà chồng ép ăn mì tôm liên tục 6 tháng trời và cái kết kinh hoàng khi...
Lấy chồng giàu, chị cứ nghĩ đời người con gái như vậy là yên ổn. Chị đâu có ngờ được, cái kiếp lấy chồng giàu nó lại cơ cực nhiều đến như vậy đâu.
ảnh minh họa
Lúc chị mới về nhà anh ra mắt, ai cũng quý mến chị lắm. Họ nói với chị rằng họ chẳng quan trọng chuyện môn đăng hộ đối, miễn sao anh chị yêu thương nhau và chị là một nàng dâu ngoan, một người vợ tốt. Chị cũng tin vào lời họ nói. Một đám cưới long trọng được tổ chức, ai cũng nói chị đúng là chuột sa chĩnh gạo rồi. Ấy thế mà...
Kết hôn được chừng một tháng, mọi thứ với chị vẫn rất bình thường. Cho đến khi chị phát hiện mình mang thai. Chị vừa báo tin mang thai một cái, mẹ chồng chị đã ngay lập tức đi mua một đống đồ về để chỉ tẩm bổ. Bà nói rằng chị không được phép để cháu đích tôn của bà đói nữa. Bà còn đi hỏi các mẹo vặt để biết được đứa trẻ đó là trai hay gái ngay khi nó còn đang ở trong bụng mẹ. Chị bắt đầu thấy lo lắng, gia đình chồng chị rất mong đứa trẻ này là con trai, cả anh cũng vậy. Nhưng lỡ như, nó không phải là con trai thì chuyện gì sẽ xảy ra đây chứ. Chị cất giọng nhẹ nhàng:
- Con nào chẳng là con, miễn sao nó khỏe mạnh, đáng yêu là được mà.
Mẹ chồng chị vừa nghe xong quát lên ầm ĩ.
- Thế cái mục đích tôi cưới cô về đây là để công cốc à.
Chị sững sờ, hóa ra mẹ chồng chị đi xem bói và nghĩ rằng chị sẽ sinh được con trai nên mới chấp nhận chị làm dâu. Giờ thì tiến thoái lưỡng nan, chị có hiểu ra thì tất cả cũng đã quá muộn rồi. Giờ chị chỉ biết cầu mong đứa con trong bụng chị là con trai để cuộc sống của nó không phải khổ mà thôi. Chị đâu có ngờ.
Vừa hết tháng thứ 3 một cái, mẹ chồng chị đã bắt chị phải đi siêu âm luôn rồi. Bác sĩ đọc kết quả khám thai là con gái. Chị rơi nước mắt vì thương con. Chị không sợ mình khổ, chị chỉ lo con bị đối xử bất công.
Vừa về đến nhà, mẹ chồng chị đã đưa cây chổi, bắt chị lau dọn nhà cửa.
- Lau mau lên đi còn cơm nước. Sắp tới bữa rồi!! Cô bầu bí, nên vận động nhiều cho nó dễ đẻ.
Mẹ chồng chị dứt lời thì đi thẳng luôn. Chị muốn khóc mà không dám khóc. Vừa biết chị bầu con gái một cái, mọi người đã thay đổi thái độ với chị ngay được rồi. Chưa hết, chị vừa ngồi vào mâm thì mẹ chồng chị:
- Cô đi úp mì tôm mà ăn đi. Bầu bí ăn là gì lắm chất, không tốt đâu. Mà từ mai, cô cũng nên ăn mì tôm đi, ngày nào cũng ăn mì. Ăn thế mới có chất.
Chị thấy nuốt nước bọt cũng nghẹn trong cổ. Mẹ chồng chị rõ ràng đang làm khó chị, dằn vặt chị vì chuyện chị bầu con gái. Mà bà cũng không cho chị đi siêu âm thêm bất cứ lần nào nữa. Bà nói sống chết tại số. Còn anh, anh nghe lời mẹ, lại máu con trai nên làm ngơ trước tất cả những gì mẹ anh đối xử với chị. Chị cũng muốn bỏ ngang rồi nhưng con chị sinh ra không có ông bà, có bố sẽ thiệt thòi lắm. Chuyện bỏ chồng cũng có hay ho gì đâu.
6 tháng ròng rã chỉ ăn mì tôm, ai cũng thắc mắc chị bầu bí, nhà có điều kiện mà gầy thế. Chị nghe xong chỉ lén quay đi lau nước mắt. Chị yếu quá, không đủ sức sinh vì cả 6 tháng đều chỉ ăn mì nên bác sĩ chỉ định mổ bắt con. Dù không muốn, nhà chồng chị vẫn phải đồng ý. Cho đến khi bác sĩ ra thông báo chị sinh con trai thì ai nấy đều sững sờ:
- Cái gì, bác sĩ có nhầm với ai không?? Con dâu tôi bầu con gái cơ mà. - Mẹ chồng chị ngơ ngác
- Phòng mổ chỉ có mình con dâu bà, chúng tôi nhầm với ai. Mà kết quả siêu âm bây giờ có hoàn toàn chính xác đâu. Tuy nhiên, cháu nội bà bị suy dinh dưỡng nặng do thiếu chất.
Mẹ chồng chị đứng không vững, anh cũng cúi đầu xuống khi chị được đẩy ra khỏi phòng mổ. Chẳng ai nói được với chị lời xin lỗi không biết vì xấu hổ hay vì không cam tâm nhận sai. Còn chị, chị quyết rồi, chị sẽ mang con chị đi, chị không thể chấp nhận sống trong cảnh này nữa. Chị nhẫn nhịn nữa cũng chỉ khổ con, khổ chị mà thôi.
Theo Webtretho
Ngày cưới mới hay gia cảnh thật của nhà chồng Mới đây, khi tôi sinh bé thứ 2, chồng tôi không những không thương vợ, không chịu tu chí làm ăn mà còn cặp kè với cô gái gội đầu ngõ bên. Giờ tôi phải làm sao đây? (Ảnh minh họa). Tôi năm nay 28 tuổi, hiện đang làm nhân viên bán hàng cho một siêu thị. Chồng tôi 35 tuổi, anh không...