Làm sao để không bị cháy túi?
Có khi nào đến gần thời điểm cuối năm bạn phải ồ lên: “Ôi năm rồi mình đã “cày” nhiều quá, kiếm tiền cũng khá mà sao đến cuối năm sạch túi thế này?”
Đúng vậy, việc tiêu xài tiền quá khoản thu nhập của mình là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân thường là họ không làm chủ được túi tiền của mình: không kiểm soát được việc thu chi và không biết “ tiết kiệm” một cách hợp lý.
Thực tế không ít gia đình ở thành phố, thu nhập của vợ chồng chỉ trên dưới 10 triệu đồng/tháng mà họ vẫn đủ sống. Ngược lại có người thu nhập hàng mấy chục triệu đồng/tháng vẫn bị rơi vào tình trạng “chưa đến ngày lĩnh lương đã hết sạch tiền”. Một lời khuyên để tránh cháy túi vào cuối năm là: Hãy tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu khi chưa cần thiết.
Thực tế cho thấy, có nhiều lý do khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu, trong đó có việc bạn không quản lý được dòng tiền. Hậu quả của việc bạn không quản lý được dòng tiền là đôi khi đột xuất bạn cần một số tiền lớn cho một việc quan trọng tại một thời điểm nào đó nhưng lại không đủ tiền.
Khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong tuần bạn sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính
Bên cạnh việc không quản lý được dòng tiền thì việc bạn không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch tiết kiệm. Trong thực tế thường xảy ra trường hợp, vì chạy theo sở thích của mình, bạn có thể chi tiêu phóng tay khi gặp một món hàng hiệu mà mình ưa thích, hoặc bạn nghĩ rằng những món hàng khuyến mãi kèm theo quà tặng bao giờ cũng rẻ nên bạn không ngần ngại mua hàng lố một món hàng mà mình chưa cần tới, chỉ vì một lý do duy nhất: rẻ.
Video đang HOT
Tiếp theo đó, có thể còn do bạn lười ghi chép lại các khoản chi tiêu trong tuần. Có thể bạn không có đủ thì giờ để tính các khoản tiêu xài trong ngày nhưng nên chịu khó sơ kết vào cuối tuần: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong tuần bạn sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và tất nhiên sẽ cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Để vượt qua những khó khăn trên, bạn phải thống kê được mức chi tiêu hàng tuần, hàng tháng. Chúng ta phải đánh giá được xu hướng chi tiêu của bản thân như thế nào, khoản dành cho mua sắm hàng tiêu dùng thiết yếu, khoản dành cho giao tế, ăn uống ngoài, kinh phí đi du lịch, họp mặt bạn bè, mức chi tiêu dành cho làm đẹp, mua sắm hàng xa xỉ…Từ đó xác định được mặt nào nên cắt giảm và giảm khoảng bao nhiêu phần trăm là vừa.
Bạn có thể ghi chú những điều này trên điện thoại nhưng thực sự, cách tốt nhất để làm việc với các con số là trên những trang giấy. Cuốn sổ này là một cách để bạn đối chiếu mình đang chi tiêu hợp lý chưa.
Đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức khiến bạn có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại và dần dần thay đổi theo hướng tốt hơn. Mỗi lần bạn chỉ nên đặt mục tiêu cắt giảm một ít tùy theo thu nhập của bạn miễn sao không ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu thường ngày của bạn. Sự cắt giảm chi tiêu cần có sự kiên quyết của bản thân thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Kiếm nhiều tiền mà không tiết kiệm thì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”
Sau khi ổn định được mục tiêu cắt giảm chi tiêu, bạn cần nêu kế hoạch tiếp theo bằng cách nâng mức tiết kiệm mới. Đánh giá nguồn thu, đạt được mức độ giảm chi tiêu theo mong muốn tức là bạn đã giúp cho kế hoạch tiết kiệm không bị gián đoạn.
Cuối cùng, bạn hãy xây dựng kế hoạch tiết kiệm thành một thói quen trong mọi tình huống. Luôn luôn tìm kiếm hay mua hàng với mức giá tốt nhất, hãy trả giá vì mặc dù khoản tiết kiệm đó nhỏ nhưng nhiều lần như vậy bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Ông bà mình đã dạy: Kiếm nhiều tiền mà không tiết kiệm thì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết và duy trì kế hoạch tiết kiệm ổn định là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Nếu bạn kiên trì thực hiện được mục tiêu trên chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ thoái mái vì không phải chật vật vì đồng tiền.
Theo thegioitiepthi.vn
Đã có ngân hàng được nới "room" cho vay
Đã có ngân hàng thương mại được nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20% trong bối cảnh tín dụng của hệ thống tăng chậm hơn so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết ngân hàng ông vừa được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20%. Như vậy, Techcombank sẽ có thêm 6.000 - 8.000 tỉ đồng để cho vay trong những tháng cuối năm.
Thông thường, nhu cầu vay vốn vào cuối năm của doanh nghiệp rất lớn nhưng nhiều ngân hàng đã chạm mức trần chỉ tiêu tín dụng cho vay năm 2018. Tuy nhiên, hiện chỉ có một số ngân hàng được nới hạn mức tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, xử lý nợ xấu tốt... Techcombank là một trong những ngân hàng đã xoá sạch nợ tại VAMC và có tỉ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 14,33%, cao hơn nhiều so với quy định.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội, tính đến đầu tháng 10, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 9,89% so với cuối năm ngoái, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng cùng kỳ là 11,73%.
Ngay từ đầu năm, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 6,7% và lạm phát bình quân khoảng 4% được Quốc hội và Chính phủ đặt ra từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.
Tín dụng tính đến đầu tháng 10 đang tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: NLĐ
Tháng 8-2018, tại Chỉ thị 04/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung kiểm soát chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, như một số ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các tổ chức tín dụng yếu kém)...
Dù vậy, một số ngân hàng thương mại tiếp tục có văn bản xin được nới hạn mức trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống thấp hơn so với cùng kỳ. Trong khi một số ngân hàng đã tăng đụng trần thì vẫn có ngân hàng chưa dùng hết chỉ tiêu được cấp.
Liên quan đến việc áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng, TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng đây là việc "chẳng đặng đừng" trong điều kiện và tình hình thực tế mà Ngân hàng Nhà nước phải làm. Bởi trong bối cảnh này, nếu thả nổi cho các ngân hàng được thoải mái tăng tín dụng cũng không ổn. Do đó, cần sớm phát triển thị trường vốn để doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
T.Phương
Theo nld.com.vn
Ông Trump kêu gọi nội các cắt giảm 5% ngân sách trong năm 2019 Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp hôm thứ Tư đã yêu cầu tất cả các thành viên trong nội các của mình cắt giảm 5% ngân sách trong năm tới. "Tôi muốn tất cả mọi người quay trở lại với việc cắt giảm 5% và tôi nghĩ rằng nếu các vị có thể làm nhiều hơn thế, chúng ta sẽ...