Làm sao để hóa giải năng lượng xấu nhanh nhất, lấy lại sức khỏe, bình an sau khi nhà có người thân vừa mất
Nhà có người mất thường để lại đau buồn thương tiếc rất lâu nguôi, thậm chí suy sụp cho người ở lại.
Chuyên gia Tuệ An (CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Hạnh phúc) chia sẻ cách nhanh chóng vượt qua nỗi đau mất mát người thân để phục hồi tinh thần, lấy lại thăng bằng, bình an trong cuộc sống.
Thân quyến của người đã khuất nếu là phật tử sẽ được học những giáo pháp từ bi và trí tuệ nên có cái nhìn thiết thực, thể hiện tình cảm với người đã khuất hợp lý để vừa lợi lạc cho người mất, vừa hạn chế cảm xúc tiêu cực cho bản thân và cả mọi người xung quanh.
Trong đạo Phật có chuyện một bà mẹ bị mất đứa con yêu quý. Khi mọi người đưa đứa bé đã chết đi thiêu, bà vẫn nghĩ con còn sống nên bế con chạy hết nhà này tới nhà khác để xin thuốc cứu con. Có người hiểu biết bèn chỉ cho bà đến gặp Phật, và Phật bảo bà đi tìm một nắm hạt cải trắng của nhà nào trước nay chưa có ai chết đem về để Ngài cứu con bà.
Bà mẹ đi từ sáng đến chiều, hỏi nhà nào cũng có người thân đã chết. Mệt mỏi quá bà nằm nghỉ bỗng chợt tỉnh ra rằng người chết quá nhiều, không chỉ riêng mẹ con bà chịu sự vô thường đó mà tất cả mọi người đều chịu chung nỗi đau khổ đó. Thế là bà vơi bớt đau thương và chấp nhận sự thật con mình đã qua đời.
Bất cứ ai hiểu được định luật vô thường của cuộc sống, luôn quan sát sự vận hành của nó trong cuộc đời và vận dụng nó vào đời sống đều có đủ tỉnh thức, đủ mạnh mẽ để đối diện với sự thực về cái chết của người thân yêu, và cả khi họ phải đối diện với cái chết cũng không quá sợ hãi.
Người có đạo hiểu luật nhân quả, nên nhà có người mất thường tìm cách trợ duyên để người mất sớm siêu sinh và người sống sớm thoát khỏi những khổ đau. Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia Tuệ An (CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Hạnh phúc), có mấy cách để vượt qua nỗi đau đớn, mất mát người thân như sau:
1. Nỗi đau là phản ứng tự nhiên, không nên đè nén trong lòng: Hãy làm bạn với cảm xúc nỗi đau để giải tỏa theo cách riêng, hoặc bộc lộ ra ngoài (như đóng cửa, khóc, la hét, tâm sự với ai đó về nỗi đau…).
2. Cần hiểu rõ Sinh – Lão – Bệnh – Tử: Đó là quy luật đời người, hiểu được quy luật và hiểu được tính vô thường bạn sẽ chấp nhận sự ra đi của người thân nhẹ nhàng hơn.
3. Tuy người đã mất, nhưng năng lượng của người ấy vẫn ở quanh ta: Người tuy đã mất nhưng năng lượng của họ vẫn sống trong tâm trí, trái tim người nhà, chứ không phải chết đi hoàn toàn (như con mất bố mẹ thì nhớ bố mẹ là một phần trong cơ thể mình, hoặc bố mẹ mất con thì con vẫn luôn ở trong trái tim bố mẹ). Vì vậy người sống cần sống vui khỏe, làm những điều có ích (làm từ thiện, phóng sinh, tụng kinh…) để người mất an lòng.
Video đang HOT
Đừng quá đau buồn mà dính mắc vào cảm xúc tiêu cực với người đã mất. Ảnh minh họa.
Chuyên gia Tuệ An chia sẻ, nhà có người mất bạn cần hiểu là bố mẹ, chồng con và cả bản thân mình trước sau rồi cũng chết, bởi cuộc sống không có gì là của mình. Sinh – Trụ – Hoại – Diệt là quy luật muôn thuở. Chứng nghiệm là cơ thể mình 1 giây có hàng ngàn suy nghĩ cũ mất đi, hàng ngàn suy nghĩ mới phát sinh. Hàng ngàn tế bào mới sinh ra, hàng ngàn tế bào cũ chết đi. Sự sống mỗi ngày cũng có hàng ngàn người chết đi, hàng ngàn người sinh ra. Sinh – Lão – Bệnh – Tử, Sinh – Trụ – Hoại – Diệt là vậy, đừng quá đau buồn mà dính mắc quá vào đó.
Mất người thân là nỗi đau rất lớn, nhưng người thân không thể ở với ta cả cuộc đời. Hãy thay thế nỗi đau bằng cách biết ơn bố mẹ/ con cái đã đến với bạn trong cuộc đời này để bạn vui vẻ hạnh phúc bao năm qua. Trải nghiệm xong rồi thì nay bố mẹ/ con cái ra đi, người sống không nên ôm nỗi buồn khóc mà làm linh hồn người đã mất không được an.
Buồn đau nào hơn nỗi buồn sinh ly tử biệt. Để bày tỏ tình cảm thương yêu với đã người đã mất thì không nên trầm mình trong nỗi đau thương, buồn khổ, khóc lóc, bi thương thái quá… vì không mang lại ích lợi cho người đã mất, mà bản thân thì bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy sụp tinh thần… ảnh hưởng tiêu cực đến những sinh hoạt của cuộc sống, hạn chế bớt được những hành vi, thái độ bất thường.
Hãy tích cực chuyển hướng trong đời sống, biết thương yêu, quan tâm và chia sẻ với mọi người hơn, biết sống tốt hơn, đặc biệt hãy vì người đã mất mà làm các việc phúc đức, thiện lành, phóng sinh, tụng kinh để hồi hướng công đức cho họ với niềm tin chuyển bớt phần nào nghiệp nhân quả giúp người đã mất.
Để giúp bản thân hồi phục sau mất mát người thân, cần:
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Một cộng đồng bạn bè và gia đình là một nguồn lực tuyệt vời. Chấp nhận bất cứ sự giúp đỡ nào mà họ có thể hỗ trợ và đừng ngại yêu cầu thêm sự trợ giúp.
- Đi gặp gỡ bạn bè, đăng ký tham gia vào hội những người mất người thân, hoặc tìm một cộng đồng tôn giáo hoặc thực hành thiền định…hãy chọn bất cứ hoạt động nào mang lại cho bạn những giây phút vui vẻ, thư giãn.
- Duy trì chăm sóc bản thân: Luôn năng động, trải nghiệm những điều mới như tập thể dục, viết nhật ký, khiêu vũ.
- Quan trọng là ra khỏi nhà sẽ giúp thoát khỏi mớ cảm xúc tiêu cực. Hãy tham gia một lớp học, dự hòa nhạc truyền cảm hứng, đến những nơi ưa thích…
- Tuyệt đối không vùi mình trong cô lập vì sẽ càng đau khổ, dẫn tới cảm xúc tiêu cực kéo dài và có nguy cơ cao mắc rối loạn trầm cảm.
Chuyên gia Tuệ An khuyên: Nhà có người mất nên tìm đọc các cuốn sách “Trở về từ cõi sáng”, phóng tác của Nguyên Phong. Hãy đọc vài lần để hiểu sau khi chết người đã mất cần gì, người sống cần làm gì… Đọc kỹ rồi thì nỗi đau mất mát sẽ giảm rất nhiều, bởi khi hiểu đúng nỗi đau là sự sân (sân hận), sợ (sợ hãi) và có tí tham dính mắc thì sẽ hiểu về quy luật Sinh – Tử và sẽ biết cách để tìm lại sự bình an cho người sống.
Cuốn sách “Tìm ý nghĩa cuộc đời: Giai đoạn thứ sáu của nỗi đau, mất mát” rất hay của tác giả David Kessler sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn không cô đơn, cung cấp cho bạn một số cách thức để giúp bạn phục hồi, vượt qua nỗi đau mất mát.
5 giai đoạn cực kỳ buồn đau xa xót khi người thân đột ngột ra đi
Tai nạn, dịch bệnh... trong cuộc sống khiến nhiều người thân ra đi, để lại cho người thân sự mất mát, cô đơn, đau khổ tận cùng với những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn trầm cảm, suy sụp...
Đau thương trước cái chết của người thân
Chồng chị Lê Thị An (Hà Nam) bất ngờ qua đời vì tai nạn giao thông khi mới 42 tuổi, nỗi đau đột ngột khiến cả nhà bàng hoàng, đau xót. Bản thân chị An cũng không biết bao giờ mới vượt qua được nỗi xót xa này. Suốt tang lễ chị đau lòng và khóc tới ngất lịm, cõi lòng chết lặng đến mức không còn cảm giác gì, thẫn thờ như người mất hồn...
Con trai chị Hoài (Hải Phòng) đột ngột ra đi. Chị vật vã, xót xa cả năm trời vì thương nhớ con. Trên facebook cá nhân chị đếm từng ngày "lá vàng khóc lá xanh", chụp ảnh từng cái áo ngày bé con thích mặc, từng món ăn con ưa thích... Con dâu, con gái biết chị quá thương xót con trai nên lo mẹ cô đơn, mẹ ốm nên đã đưa các cháu về ở cùng bà mấy tháng để chị sớm nguôi ngoai.
Rồi các con thu xếp cho chị đi du lịch, đi chơi với các hội nhóm... nên tới giỗ đầu của con trai chị Hoài đã khỏe mạnh vui vẻ lại.
Ảnh minh họa.
Chuyên gia tâm lý Thúy Trinh (BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh) chia sẻ về một người cha có con trai bị ô tô tông chết, 20 năm qua ông luôn nghĩ về con và vẫn sốc. Ông đã vượt qua nỗi đau bằng cách thay đổi và vụt sáng bằng một một bức thư cảm động viết cho con trai và được đăng báo. Bức thư nói về những kỷ niệm hai cha con đã từng có với nhau và cảm ơn con đã đến bên cuộc đời ba mẹ. Con trai ông đã làm được nghĩa cử cao đẹp là hiến tạng: Mắt con đã đem đến ánh sáng cho người không nhìn thấy, phổi của con vấn sống trong một cơ thể khác".
Nhờ vậy mà ông đã tìm thấy sức mạnh để tiếp tục sống, quyết định cách tốt nhất để tưởng nhớ con trai là phải sống một cuộc sống hạnh phúc - chắc chắn đó là điều con ông muốn.
Đàn ông, đàn bà, nam nữ, già trẻ... ai cũng bị ảnh hưởng bởi nỗi đau mất mát người thân, nhất là những cái chết đột ngột... Nỗi đau phá vỡ cảm giác an toàn, khiến ta rơi vào sốc, hỗn loạn và tuyệt vọng, cơ thể rung lên với câu hỏi: "Tại sao?", hoặc "Đó không thể là sự thật!".
Buồn nào hơn nỗi buồn sinh ly tử biệt, từ khi nghe tin dữ, dán tờ cáo phó thì thời gian như ngừng trôi, đau khổ cùng cực mà không thể chối bỏ, và dù mỗi người một số phận thì cuộc sống của ta thay đổi mãi mãi. Không ai hồi phục hoàn toàn sau cái chết của người thân, tất cả đều bị ảnh hưởng vì sự mất mát.
Có 5 giai đoạn đau buồn tâm lý sau khi mất người thân. Ảnh minh họa.
5 giai đoạn đau buồn tâm lý
Theo chuyên gia Tuệ An (CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Hạnh phúc), thường sẽ xảy ra 5 giai đoạn diễn tiến tâm lý đau buồn có thể xảy ra khi mất người thân như sau:
1. Phủ nhận: Khi nhận tin dữ có người thường phủ nhận sự thật, "chết lặng" vì sốc, sau đó là gặm nhấm nỗi đau, thích ở một mình với nỗi buồn xa xót.
Có người lui vào sống cô độc, buồn bã.
Có người cố tình làm thật nhiều việc để luôn bận rộn, hoặc làm bất cứ việc gì có thể để cố gắng đi qua nỗi đau tuyệt vọng vì người thân đã mất.
2. Tức giận, đổ lỗi: Một số người đau đớn quá thì trút tức giận vào mọi người xung quanh (như bạn bè, vợ chồng, họ hàng, bác sĩ...), thậm chí tức giận với chính bản thân, giận dữ với người quá cố vì đã bỏ rơi mình. Cảm giác đổ lỗi có thể giúp bạn nguôi ngoai, hoặc dễ chịu một lúc, nhưng nỗi đau sẽ trở lại.
3. Hay hứa hẹn: Vì muốn giảm bớt nỗi đau mất mát nên bạn hay hứa hẹn như: "sẽ trở thành một người tốt hơn" hay "sẽ trân trọng những ký ức về anh ấy/ cô ấy". Nhưng các nhà tâm linh khuyên không nên hứa hẹn gì trong lúc đau buồn vì tuy có làm dịu nỗi đau, lấy lại bình tĩnh một chút, nhưng sẽ rất khó giữ và thực hiện lời hứa đó.
4. Mắc kẹt cảm xúc dẫn tới trầm cảm: Nỗi đau đớn về cái chết của người thân bao trùm lên cuộc sống có thể đẩy bạn gục ngã vì những cảm xúc sâu thẳm mắc kẹt cùng các cảm xúc tiêu cực, khiến mọi thứ vô nghĩa, kiệt sức, trầm cảm, buồn bã và làm bạn khổ sở, thậm chí dẫn tới tình trạng ăn quá nhiều hoặc quá ít, ngủ quá nhiều hay quá ít, thích ở một mình và sống cô lập... và thường gia tăng như một kiểu tự hủy hoại bản thân.
5. Phải tiếp tục sống: Qua 4 giai đoạn trên thì bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ đã thay đổi, bạn sẽ phải tiếp tục sống và dần tìm thấy sự bình yên trở lại. Đôi khi bạn mơ về người mất, hay độc thoại với mình, hoặc đi tìm những mối quan hệ mới... nhưng trong ký ức bạn đã cảm thấy dễ chịu hơn.
Mỗi người sẽ tự vượt qua biến cố, khủng hoảng khác nhau, có người chỉ vài ngày, vài tuần, vài tháng là giảm bớt nỗi bi thương, nhưng có người mất nhiều năm trời vẫn đau xót... tùy tính cách từng người, kinh nghiệm sống, niềm tin tôn giáo... mà mỗi người đi qua các giai đoạn đau buồn tuy có khác nhau, nhưng không ai hồi phục hoàn toàn - nhất là những cái chết đột ngột.
Vừa thông báo có bầu, bạn trai đã chối đây đẩy trách nhiệm với lý do hết sức vớ vẩn: "Anh bị vô sinh" Cứ nghĩ bạn trai mình là chuẩn đàn ông có trách nhiệm, biết quan tâm và sẵn sàng cưới theo lời bác sĩ. Tôi ngờ đâu mình lại là kẻ nhận trái đắng. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ...