Làm sao để giống gà Đông Tảo không bị ‘ăn cắp’ ra nước ngoài?
Trước những thông tin thương lái Trung Quốc đang thu mua giống gà Đông Tảo, thậm chí có người nước khác cũng đang tìm mua giống gia cầm đặc sản của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có biện pháp quản lý tốt nguồn gen quý bản địa.
Người nước ngoài “nhòm ngó” giống gà Đông Tảo
Những ngày qua, dư luận lại xôn xao về thông tin thương lái Trung Quốc sau khi thu mua hàng loạt các loại nông sản của Việt Nam thì họ còn thu mua cả gà Đông Tảo. Ông Giang Tuấn Vũ – chủ trại gà Đông Tảo ông Phúc, một trong những chủ trại gà có tên tuổi ở Hương Yên cho biết: “Thời gian gần đây có thương lái Trung Quốc tới thu mua gà của nhiều hộ dân, nhưng do chưa biết họ thu mua với mục đích gì, nên thông thường chúng tôi chỉ bán gà già đã hết khả năng sinh sản và bán gà giống cũng chỉ loại bình thường với giá rẻ”- ông Vũ nói.
Giống gà Đông Tảo quý hiếm đang được cả người nuôi trong nước và nước ngoài quan tâm. Ảnh: Trần Quang
Ông Lê Quang Thắng – Chủ tịch Hội Những người nuôi gà Đông Tảo (Hưng Yên) cho biết, không chỉ có Trung Quốc mà nhiều đoàn khách Thái Lan, Nhật Bản, Campuchia… cũng tìm hiểu về các vật nuôi đặc sản của Việt Nam, trong đó có gà Đông Tảo. “Việc các nước quan tâm tới gà Đông Tảo càng chứng tỏ là gà của chúng tôi đã có uy tín và thương hiệu không chỉ trong nước mà trên cả thị trường thế giới. Với người chăn nuôi thì việc tiêu thụ được sản phẩm là rất quý, tuy nhiên bài học về thương lái Trung Quốc thu mua một số nông sản khác thời gian qua cũng cần cảnh giác nên chúng tôi khuyến cáo các hội viên phải thận trọng, chỉ khi biết rõ mục đích thu mua mới giao dịch với người nước ngoài” – ông Thắng nói.
TS Võ Văn Sự (Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam, thuộc Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết, đến nay ông vẫn còn ấn tượng về việc Hoàng tử Nhật Bản – TS Akishino và các nhà khoa học xứ Phù Tang sang Việt Nam tìm gặp những người nông dân nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên vào ngày 22.8.2012. Họ cho rằng, gà Đông Tảo là vật nuôi duy nhất trên thế giới, không ở đâu có được ngoài Việt Nam. “Không chỉ TS Akishino còn có các đoàn chuyên gia của Anh cũng từng có ý định mua giống gà Đông Tảo về làm giống ở nước họ. Tuy nhiên, do dịch cúm gia cầm nên những ý định của họ mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu” – ông Sự cho biết.
Cũng theo TS Võ Văn Sự, hiện một số vật nuôi đặc sản như gà Mông, lợn ỉ, gà đen… đã được đưa vào danh sách cấm xuất khẩu, cần được bảo tồn. Còn với gà Đông Tảo vẫn chưa thật rõ ràng trong khâu quản lý. Không chỉ ở Hưng Yên mà hiện nhiều địa phương khác vẫn nuôi và buôn bán tự do.
Gà đắt hơn… trâu
Video đang HOT
Gà Đông Tảo có đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy là đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg đối với gà trống và trên 3,5kg đối với gà mái. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo và trước đây thường dùng để cúng tế trong các lễ hội, thậm chí có ý kiến cho rằng đây còn là loài gà dùng để tiến vua ngày xưa.
Gà Đông Tảo nuôi càng lâu, da càng dày và thịt càng giòn, thơm ngon nên những năm gầy đây vật nuôi này càng được ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán người ta có thể bán một con gà có giá cao hơn cả một con trâu – có những con đã bán được tới 70 triệu đồng.
Do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, mở ra cơ hội làm ăn nên mới đây ông Giang Tuấn Vũ đã thành lập công ty. “Chúng tôi thường xuyên có đơn đặt hàng ổn định cung cấp gà thương phẩm cho khách sạn Mường Thanh ở Hà Nội và các Sở NNPTNT của Thanh Hóa, Nghệ An… Do khách hàng đòi hỏi phải có hóa đơn đỏ, nên gia đình tôi đã thành lập công ty và mở rộng quy mô sản xuất để cung ứng cho thị trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện Hưng Yên có hàng nghìn hộ đang nuôi gà Đông Tảo với nguồn thu nhập ổn định. Mỗi tháng người dân ở Hưng Yên cung ứng cho thị trường hàng nghìn con gà Đông Tảo các loại. Hiện gà Đông Tảo cũng được nuôi ở nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay đối với gà Đông Tảo không còn phải lo nhiều tới việc “bảo tồn” nữa, vì vật nuôi này từ chỗ chỉ còn lại ít và hiếm, nay đã được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương. Thậm chí gà Đông Tảo còn “Nam tiến” một cách mạnh mẽ, số lượng gà đã lên tới hàng triệu con ở khu vực phía Nam, vượt cả số lượng ở miền Bắc. Do đó, điều quan trọng nhất bây giờ là cần tổ chức lại cho người dân sản xuất bền vững, tránh tình trạng khi đi lên đến “đỉnh” lại bị tụt xuống do “được mùa mất giá” hoặc thoái hóa giống. Trong đó, ngoài tạo điều kiện cho buôn bán trong nước và xuất khẩu thịt gà, hoặc sản phẩm chế biến từ thịt, trứng gà, cũng cần có giải pháp bảo vệ giống gà Đông Tảo, tránh để nguồn gen quý bản địa và thương hiệu “Gà Đông Tảo” bị “ăn cắp” ra nước ngoài.
Có trong danh mục cấm xuất khẩu giống Hiện tượng thương lái Trung Quốc thu gom gà Đông Tảo về nước họ sản xuất, tôi cho rằng đây là một vấn đề đáng lo ngại vì giống gà Đông Tảo là giống quý hiếm cần được bảo tồn và có trong danh mục cấm xuất khẩu. Tất nhiên sản xuất cần phải bán được hàng, nhưng phải xem xét trong bối cảnh giữ được giống bản quyền quý hiếm. Tôi cho rằng các cơ quan nhà nước cần phải kiểm tra, đánh giá, từ đó có giải pháp bảo tồn giống gà quý hiếm này. TS Nguyễn Thanh Sơn – Viện trưởng Viện Chăn nuôi Đề nghị hỗ trợ bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài Với sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, chúng tôi đã phối hợp Sở Khoa học- Công nghệ Hưng Yên triển khai xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu tập thể “Gà Đông Tảo” tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Ngày 19.9.2015 vừa qua, người dân Đông Tảo rất phấn khởi khi được đón nhận nhãn hiệu tập thể “Gà Đông Tảo”, góp phần tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu gà Đông Tảo trên thị trường. Tuy nhiên, gà Đông Tảo đã có uy tín trên cả thị trường nước ngoài nên chúng tôi rất cần Nhà nước hỗ trợ đăng ký thương hiệu ở một số nước trên thị trường quốc tế. Ông Lê Quang Thắng – Chủ tịch Hội Những người nuôi gà Đông Tảo.
Theo_24h
Lùng sục trái mây, cau non bán sang Trung Quốc
Người dân các huyện vùng núi tỉnh Quảng Nam đổ xô lên núi tìm trái mây đem về bán cho các đầu nậu; ở đồng bằng, cau non cũng được truy lùng ráo riết. Lột hết buồng cau non ở Quảng Nam, dân thu mua lấn ra cả Đà Nẵng, lùng từng con phố tìm cau.
Tại các xã Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), ngày nào cũng có một đội quân xuyên rừng lùng sục trái mây mang về bán.
Anh Hồ Văn Thà (thôn 3 Đèn Pin, xã Trà Leng) nói: "Trước kia mình chỉ hái trái mây chín về nhập, vì đầu nậu không chịu thu mây xanh. Bây giờ thì trái mây non, mây già gì họ cũng mua hết".
Mỗi chuyến đi hái mây mất một buổi, khi mưa gió hoặc tìm không ra thì phải đến vài ngày anh mới về. Anh Hồ Văn Đừng ở cùng thôn hầu như ngày nào cũng xé rừng tìm mây, vì những hôm "trúng đậm" được rất nhiều tiền.
"Hồi trước trái mây đầy rẫy, cứ vào rừng là gặp nhưng bà con lùng quá cũng hết, bây giờ tụi mình phải vào tận rừng sâu mới kiếm được. Ngày thường được một vài kí, hôm nào hên thì được 3-4 kí mang về", anh Đừng cho biết.
Cõng mây từ rừng ra, người dân xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bán ngay cho một điểm thu mua ở bìa rừng.
Trên đường vào thôn 3 Đèn Pin, quán tạp hóa của vợ chồng anh Nguyễn Văn Th. là nơi thu mua trái mây của bà con. Anh Th. cho biết tùy loại mây, trái non ít được giá hơn trái già và chín, dao động từ 50-120 ngàn/kg.
Cứ một vài ngày, bà con lại cõng mây ra bán. Mỗi đợt anh thu được vài chục kí, dồn lại rồi đưa về nhập cho các điểm thu mua lớn ở huyện Tiên Phước hoặc thành phố Tam Kỳ, có khi chỉ cần ra tới bìa rừng là đã có người đón sẵn để thu lại.
"Họ cần thì mình thu mua, để bán kiếm lời, chứ không biết họ mua về làm gì, người nói làm thuốc, người nói làm thực phẩm. Chỉ biết là họ nhập về để bán sang Trung Quốc, thỉnh thoảng chở mây xuống mình cũng có thấy một vài người Trung Quốc tới xem mây", anh Th. kể.
Tại huyện Đông Giang, gần đây việc đổ xô đi hái trái mây rừng tạm lắng xuống bởi quả mây đã bị bà con lùng sạch. Ông Hôih Bảy - Chủ tịch UBND xã A Rooi - cho biết: Trái mây hết sạch, vào rừng sâu cũng không còn nữa, bây giờ bà con lại chuyển sang trồng cây mây nước để lấy trái bán cho các đầu nậu".
Bất thường
Liên hệ với một đầu nậu tên Khánh chuyên đi gom trái cau non, Khánh cho biết riêng hai huyện Đại Lộc, Quế Sơn và thành phố Hội An đã "cắm" người thu mua hết, phải chờ đến lứa sau cau ra quả lại rồi mua tiếp. Hiện tại Khánh đang chờ cau từ các huyện miền núi như Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My xuống.
Mỗi kí cau non Khánh mua từ 10-13 ngàn đồng, song không tiết lộ điểm nhập cau, chỉ cho biết xe chở cau tới thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) thì liên hệ để Khánh cho người ra nhận. "Cau non này đâu có ăn được, mua về để nhập sang Trung Quốc làm kẹo thôi. Trước mỗi kí chưa được 5 ngàn, bây giờ "khát" hàng quá mới được giá vậy đó", Khánh giải thích.
Tại huyện Duy Xuyên, từ tháng 5 đến nay những người thu mua đã đến tận từng xóm nhỏ để gom trái cau non. Mua hết ở Quảng Nam, dân thu mua lấn ra Đà Nẵng, luồn lách từng con hẻm nhỏ tìm cau non.
Theo Phó GĐ Sở NN&PTNT Quảng Nam Lê Muộn, việc bán trái cau non, đây không phải là cây trồng chính, có hiệu quả kinh tế cao nên người dân cứ thấy được giá thì bán, không quan trọng cau non hay cau già.
"Dù biết có tình trạng đổ xô đi mua hai loại quả này trên địa bàn để bán sang Trung Quốc nhưng Sở rất khó quản lý, vì người dân hái bán cho những người thu mua trung gian, không bắt gặp trực tiếp người Trung Quốc đến mua", ông Muộn nói.
Cạn kiệt nguồn giống bản địa Theo ông Lê Muộn, Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, việc ráo riết thu mua trái mây sẽ gây cạn kiệt nguồn giống bản địa. Sở đã khuyến khích các vườn ươm mua trái mây về ươm để bảo tồn nguồn giống với giá cả phù hợp nhưng đa số người dân đều bán cho các điểm thu mua vì giá cao hơn.
Theo_VietNamNet
Bỏ nghề tài xế về quê chăn nuôi kiếm hàng chục triệu mỗi tháng Với cách làm "lấy ngắn nuôi dài", đi chậm mà chắc, chàng thanh niên Trần Văn Hải đã tìm ra cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp. Hiện nay, anh đang từng bước xây dựng được một mô hình chăn nuôi tổng hợp và làm giàu trên quê hương mình. Trần Văn Hải (31 tuổi, ngụ tổ 8, thị trấn Đạ...