Làm sao để được sống xanh – ăn sạch – lòng thư thái?
Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, việc che mùi hôi thối, biến thịt ôi, thiu, thành thịt tươi bằng các loại hoá chất không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng và liều lượng, se tăng độ độc hại lên nhiều lần.
Chưa bao giờ chuyện lựa chọn thực phẩm ăn uống lại khiến nhiều bà nội trợ phải đắn đo như bây giờ bởi cứ vài hôm là chúng ta lại đọc được thông tin thực phẩm này bẩn, thực phẩm kia không đạt an toàn vệ sinh hoặc có hàm lượng hóa chất cao gấp nhiều lần đe dọa sức khỏe con người. Vậy, làm sao để được sống xanh- ăn sạch- lòng thư thái?
Nhiều người nội trợ đã tìm mua thực phẩm hữu cơ để được “sống xanh – ăn sạch – lòng thư thái”.
Nguy hại rau “ngậm” thuốc trừ sâu, thịt “ngâm” kháng sinh
Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, việc che mùi hôi thối, biến thịt ôi, thiu, thành thịt tươi bằng các loại hoá chất không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng và liều lượng,se tăng độ độc hại lên nhiều lần.
Sử dụng SO2 xử lý thịt ôi, thiu để tái sử dụng thịt hoặc ngâm rau củ quả là một việc rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng vì ba lý do: thịt, nội tạng đã bị giảm chất lượng do vi sinh vật phân huỷ protein, có thể tạo một số độc chất; hàm lượng SO2 hoặc các muối phải được sử dụng rất lớn để khử mùi, do đó dư lượng này rất cao; nguồn hoá chất không rõ ràng, không đảm bảo độ tinh khiết, có thể là hoá chất công nghiệp nhiễm các thành phần độc hại khác.
Ngoài nhiễm độc tố hóa chất ở các thực phẩm thịt không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không ít người bị tích lũy thuốc trừ sâu trong cơ thể do tiếp xúc nhiều năm qua thực phẩm rau, củ , quả. Chất hóa học này gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể vì nó được cho là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau đầu, dị tật bẩm sinh và suy yếu hệ thống miễn dịch.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu ngay cả khi dùng liều thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, khối u não, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Trẻ em và thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu vì hệ thống miễn dịch, cơ thể và bộ não của họ vẫn đang phát triển. Tiếp xúc khi còn nhỏ có thể gây chậm phát triển, rối loạn hành vi, tự kỷ, gây hại cho hệ thống miễn dịch và rối loạn chức năng vận động.
Phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn do thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến các cơ quan vốn đang trong tình trạng dễ tổn thương. Thêm vào đó, thuốc trừ sâu có thể được truyền từ mẹ sang con trong bụng mẹ, cũng như qua sữa mẹ.
Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu cũng đã dẫn đến sự xuất hiện của siêu bọ cỏ dại và siêu sâu hại, và chỉ có thể bị giết bằng các chất độc cực độc như axit 2,4-Dichlorophenoxyacetic (một thành phần chính trong chất độc màu da cam).
Video đang HOT
Các bà nội trợ tìm tới thực phẩm hữu cơ
Và giải pháp mà các bà nội trợ thông minh lựa chọn là chỉ mua thực phẩm sạch, nếu là rau củ thì sẽ chọn rau củ quả hữu cơ (organic). Thuật ngữ hữu cơ đề cập đến cách các sản phẩm nông nghiệp được trồng và chế biến. Tùy vào mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau khi xác định thực phẩm đó có phải là hữu cơ organic hay không. Tuy nhiên, thông thường, nông sản organic hữu cơ phải là sản phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, gen sinh học (GMOs), phân bón dựa trên dầu mỏ và phân bón bùn thải.
Về chăn nuôi hữu cơ, vật nuôi để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa phải được nuôi ngoài thiên nhiên và được cho ăn thức ăn hữu cơ và không được dùng kháng sinh, hormone tăng trưởng hoặc bất kỳ sản phẩm phụ nào từ động vật.
Hiểu một cách đơn giản nhất, rau củ quả hữu cơ được trồng mà không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay chất kích thích tăng trưởng nào. Đó chính là lý do mà các bà nội trợ tin rằng đây là rau an toàn.
Rau củ quả hữu cơ được trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên nên thường lâu được thu hoạch. Nhưng điều này cũng là yếu tố giúp rau củ quả hấp thụ nhiều khoáng chất, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác. Ở những nơi trồng rau hữu cơ theo quy trình và có giám sát chặt chẽ thì rau được tưới bằng nguồn nước đã được xét nghiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Nguồn nước này cũng thường xuyên được kiểm tra để không bị nhiễm hóa chất và kim loại nặng. Khi trồng rau hữu cơ, độ màu mỡ của đất cũng được kiểm soát kĩ càng và thường xuyên cải thiện.
Thực phẩm hữu cơ organic có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần và môi trường.
Rau hữu cơ được trồng tự nhiên nên thường phát triển không đồng đều, thân rau cũng không bóng mượt, thậm chí có màu sắc nhợt nhạt và bị sâu ăn.
Ưu điểm của các loại rau quả hữu cơ là có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vài ngày mà không cần để vào tủ lạnh. Khi rau bị héo thì có thể phun nước là tươi ngon trở lại. Ngược lại với rau hữu cơ, các loại rau được bón chất hóa học nếu phun nước vào sẽ rất nhanh hỏng.
Nhược điểm của rau hữu cơ là ít chất xơ, chính vì vậy, rau này thường rất giòn chứ không mềm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng.
Mặc dù là rau an toàn nhưng do chi phí sản xuất cao, mất nhiều công sức chăm trồng và thời gian thu hoạch lâu, năng suất không cao như các loại rau quả thông thường mà rau quả hữu cơ thường có giá thành cao khi tới tay người nội trợ.
Ví như giá rau, củ, quả hữu cơ cao là do năng suất thấp, chỉ bằng khoảng 50% so với rau thường. 1 ha cà rốt thường thu hoạch được 17-20 tấn, còn trồng theo phương pháp hữu cơ thu hoạch được 8-10 tấn; một cây xà lách trồng bình thường trọng lượng lúc thu hoạch cỡ 200-300 g, còn trồng theo hữu cơ chỉ thu được 70-80 g. Tuy nhiên, nhiều người nội trợ bắt đầu biết cách chi tiêu để mua cho gia đình thực phẩm hữu cơ an toàn.
Với tinh thần giản đơn mà đầm ấm như cách tự nhiên vẫn luôn bao bọc con người, Nhóm “Xanh sẫm” (Nguyên Hồng, Hà Nội) nhận được rất nhiều sự quan tâm và tham gia của bạn bè và người tiêu dùng quanh khu vực.
Triết lý “Ăn sạch – sống xanh – lòng thư thái” là câu chuyện mà những người founder đã nung nấu ý tưởng và xây dựng nên một “Xanh sẫm” rất khác biệt. Người tiêu dùng và Xanh sẫm kết nối với nhau tại giao điểm của tình yêu và sự khát vọng về một cuộc sống xanh, thân thiện với môi trường, hòa mình với thiên nhiên, không chỉ cho chúng ta, mà còn cho cả những thế hệ con cái thân yêu.
Đó là câu chuyện về phong vị mắm – chinh phục được khách hàng ngay từ giây phút đầu tiên từ ngoại hình, hương vị và kết cấu sản phẩm; hay sự kết hợp của trà hoa quả sấy lạnh với vị ngọt thanh của mật hoa dừa, cacao đường hoa dừa tạo điểm lắng cho những lời hỏi han,…
Khác với những trải nghiệm “ăn thử”, “dùng thử” mà mọi người thường thấy, “Xanh sẫm” còn gửi gắm đến người tiêu dùng những thông điệp, cơ duyên để có được những sản phẩm an lành, không chất bảo quản, từ những mặt hàng thực phẩm gần gũi nhất như gạo, rau, thịt, cá, hoa quả, đến những sản phẩm tiêu dùng như dầu gội, sữa tắm, chất tẩy rửa…
Đến với “Xanh sẫm”, mọi người đều được trải nghiệm những giá trị mà những sản phẩm đem lại cho sức khỏe gia đình, cho cộng đồng và môi trường sống. Anh Bùi Anh Vũ, thành viên của “Xanh sẫm” tâm sự rằng anh muốn dành “Xanh sẫm” cho những người yêu thương nhất.
Cơ duyên bắt đầu “Xanh sẫm” khi anh Vũ có đứa con đầu lòng và trăn trở về nguồn thực phẩm cho con, cho bố mẹ, cho ông bà. Nhìn những người thân xung quanh và bạn bè mình đều không hoặc khó tìm thấy nguồn thực phẩm an lành, mất niềm tin vào những cửa hàng thực phẩm sạch, anh đã quyết định nghỉ công việc quản lý tài chính về bắt đầu tìm hiểu về thực phẩm hữu cơ.
Anh tận tay lựa chọn từng sản phẩm, đến từng vườn khảo sát… trên tiêu chí thực phẩm không hóa chất, từ quá trình nuôi trồng canh tác đến vận chuyển chế biến. Thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe là một cơ hội và thách thức bắt đầu như vậy, chỉ từ sự quan tâm và yêu thương dành cho những người xung quanh.
Anh Bùi Anh Vũ, thành viên của “Xanh sẫm” chia sẻ: “Xanh sẫm” là nơi gửi gắm của chúng tôi cho thế hệ các con một nguồn thực phẩm minh bạch, an lành, một lối sống gần thiên nhiên và hòa mình với thiên nhiên…”
Môi trường đô thị với sức khỏe: Tìm lối sống "xanh" trong không gian nhiều biến đổi
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Hệ hô hấp của châu Âu cho thấy, tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm của môi trường đô thị dễ gây suy giảm chức năng phổi, khiến phổi sớm lão hóa; tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, đã được các nhà khoa học cảnh báo.
Mối đe dọa tiềm ẩn
Tuổi tác càng cao, sức khỏe của phổi có xu hướng dần yếu đi, ô nhiễm không khí làm tăng tốc quá trình lão hóa, không khí ô nhiễm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến phổi. Trên thực tế, từng có các nghiên cứu về ô nhiễm không khí gây hại phổi hiếm đến mức khó tin.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu không khí mà các đối tượng tham gia tiếp xúc tại nhà để ước tính mức độ ô nhiễm. Phát hiện cho thấy những chất gây ô nhiễm gồm có vật chất dạng hạt (PM10), dạng hạt mịn (PM2,5) và nitro dioxide (NO2).
Thông thường, các chất này được sinh ra từ nhiên liệu xe hơi, nhà máy nhiệt điện, khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông. Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu sự tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Những dữ liệu được khảo sát, phân tích kỹ lưỡng như: độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá của đối tượng tham gia, ảnh hưởng của nghề nghiệp.
Từ dữ liệu cho thấy, trung bình mỗi năm mật độ PM2,5 tăng 5 mcg/mét khối trong bầu không khí tại nhà của các đối tượng tham gia, gây suy giảm chức năng phổi, tương đương với hai năm lão hóa sớm.
Khi tính toán khả năng mắc bệnh phổi, những đối tượng tham gia sống ở khu vực có nồng độ PM2,5 trên mức tiêu chuẩn trung bình hàng năm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra (10 mcg/mét khối), khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của họ cao gấp 4 lần, so với những người tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà, và bằng phân nửa so với những người đã, đang hút thuốc lá.
Trong khi đó, giới hạn mật độ của PM2.5 trong không khí theo tiêu chuẩn của EU là 25 mcg/mét khối, cao hơn mức gây suy giảm chức năng phổi. Điều này cho thấy tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời có liên quan trực tiếp đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn thì phổi của họ yếu hơn, tương đương với ít nhất một năm lão hóa sớm.
Đáng lo nhất là những đối tượng thu nhập thấp có xu hướng dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, tăng gấp đôi suy giảm chức năng phổi, tăng gấp ba nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, so với đối tượng thu nhập cao, ở cùng điều kiện tiếp xúc không khí ô nhiễm.
Sống "xanh" giúp dễ dàng hòa nhập với xã hội. Khi lựa chọn lối sống "xanh", chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hơn.
Sống "xanh": Giá trị của sự hài hòa
Sống "xanh" từ việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí bên trong và mua sắm dùng túi tái sử dụng thay vì túi nhựa. Hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ thay cho thịt và thực phẩm chế biến sẵn.
Ngay cả việc sử dụng dụng bóng đèn dây tóc trong nhà cũng là cách hướng đến một cuộc sống bền vững. Tất cả đều tác động đáng kể khi chúng ta thực hiện những lựa chọn đó để chuyển dần sang lối sống "xanh".
Sống "xanh" cũng giúp ta tránh khỏi dị ứng hoặc không làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như ít gặp vấn đề về viêm phế quản mạn tính, dị ứng phấn hoa, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác. Tác động tích cực của sống "xanh" không chỉ dừng lại ở thể chất, bởi việc dành thời gian với thiên nhiên còn làm giảm căng thẳng và các bệnh lý về tinh thần.
Uể oải, thiếu sức sống: Có thể lá gan đang gặp nguy hiểm Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, sắc mặt kém tươi, uể oải như bị rút hết năng lượng... có thể là triệu chứng nguy hiểm của bệnh gan. Trong cơ thể, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất với cân nặng khoảng 1,5kg. Ở người bình thường, gan chứa khoảng 100 tỷ tế bào đảm nhận hơn 500 chức năng khác nhau,...