Làm sao để điều trị chứng eczema trên môi?
Bạn đã bao giờ nghe về chứng eczema trên môi? Nếu bạn cảm thấy môi mình có cảm giác khó chịu, khô, và bong tróc, có thể bạn đã mắc phải căn bệnh này. Đọc ngay bài viết dưới đây để kiểm tra và tìm hiểu cách điều trị bệnh chàm khô ở môi nhé.
Chứng eczema trên môi là bệnh gì?
Eczema hay còn gọi là bệnh chàm. Đây là hiện tượng viêm da càng ngày càng phổ biến, cứ 9 người sẽ có 1 người bị bệnh chàm tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Bệnh tràm xảy ra trên da phổ biến nhất là ở vùng thân và da dầu. Không những thế, chứng eczema cũng xuất hiện trên vùng da môi. Những biểu hiện cho thấy môi của bạn bị mắc chứng eczema như da môi trở nên khô và bông tróc,…
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm khô ở môi?
Bệnh chàm khô ở môi phát triển vì hai lý do chính. Thứ nhất, nó có thể được gây ra khi da bị khô quá mức. Thứ hai là do các tế bào miễn dịch gây viêm dẫn đến đỏ và kích ứng. Bạn có biết rằng có tới một phần tư các trường hợp mắc phải bệnh chàm môi là do dị ứng? Thủ phạm gây ra dị ứng bao gồm son môi, kem đánh răng, kim loại trong cấy ghép nha khoa. Thậm chí, một số nguyên nhân bất thường gây ra eczema mà bạn có thể không bao giờ nghĩ đến như sơn móng tay.
Bên cạnh đó, cũng có một số tác nhân bên ngoài gây ra bệnh chàm môi như thời tiết lạnh, da nhạy cảm, máy sưởi và máy lạnh. Và các tác nhân bên trong cơ thể như da không giữ được nước và hệ thống miễn dịch của da cũng gây ra bệnh eczema.
Video đang HOT
Cách nào để trị bệnh chàm khô ở môi hiệu quả?
Chúng ta có thể kiểm soát bệnh chàm môi theo một số cách sau. Đầu tiên, các bạn hãy tránh các tác nhân gây kích thích cho vùng da bị nhiễm bệnh. Các bác sĩ chỉ ra rằng việc liếm môi thường xuyên là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm môi. Vì vậy, bạn hãy từ bỏ thói quen này.
Khi môi khô và nứt nẻ, việc sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho môi là một phần thiết yếu trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm khô ở môi. Dưỡng ẩm làm dịu môi đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ và cung cấp độ ẩm cho môi nhiều hơn. Bạn hãy tìm và sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như dầu khoáng, lanolin và bơ ca cao vì chúng là những thành phần này có thể tăng cường giữ ẩm tự nhiên cho làn da của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bước tẩy da chết cho môi. Khi bị bệnh chàm khô ở môi, môi sẽ khô và bong tróc nhiều hơn. Vì vậy, tẩy da chết sẽ đánh bay lớp tế bào chết bám trên môi, giúp môi hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
Cơ địa khác nhau dẫn đến việc bạn có thể cần các phương pháp điều trị chống viêm mạnh hơn. Vì vậy, hãy đến tìm gặp để xin lời khuyên của bác sĩ bạn nhé. Chứng bệnh eczema trên môi này không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà nó còn cản trở quá trình làm đẹp của bạn rất nhiều đấy!
Theo dep365.com
Vì sao bạn thường xuyên ngứa da đầu?
Ngứa da đầu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mái tóc và da đầu của bạn.
Khi đột ngột cảm thấy ngứa da đầu với tần suất nhiều hơn thông thường, bạn nên kiểm tra lại các thói quen sinh hoạt cũng như sản phẩm sử dụng gần đó. Hãy cùng làm rõ nguyên nhân của tình trạng này để phòng tránh các bệnh liên quan nhé!
Nguyên nhân gây ngứa da đầu thường xuyên
1. Xin chia buồn, bạn đã bị gàu
Gàu hoặc viêm da tiết bã là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị ngứa da đầu. Những tình trạng này được gây ra bởi da bị kích thích hoặc da tiết nhiều dầu hoặc do nấm men xuất hiện. Để trị gàu, bạn nên sử dụng dầu gội không chứa sunfat và thay thế bằng các chất làm sạch tự nhiên.
2. Bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa da đầu là bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm. Đây là tình trạng viêm có thể xuất hiện trên da đầu. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm và không thể lây từ người này sang người khác nhưng bạn có thể dễ mắc những loại bệnh này hơn nếu ai đó trong gia đình bạn đang gặp phải loại bệnh này.
Đây là các nguyên nhân gây ra các mảng đỏ, bong vảy và cảm giác ngứa trên da đầu. Để giải quyết những loại bệnh da đầu này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể vạch ra kế hoạch điều trị chính xác cho bạn theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng da đầu đang gặp phải.
3. Da đầu khô
Một nguyên nhân phổ biến khác của da đầu ngứa là tình trạng da đầu khô. Da đầu khô là vấn đề bạn thường gặp phải trong những tháng mùa đông với thời tiết lạnh khô bên ngoài.
Thời tiết khắc nghiệt có thể làm các loại dầu tự nhiên trên da đầu biến mất và không còn dưỡng chất nào có thể dưỡng ẩm cho da đầu, dẫn đến tình trạng da đầu khô và làm bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy hãy cố gắng giữ ẩm cho da đầu bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho tóc, đặc biệt là dầu dưỡng ẩm và mặt nạ tóc.
4. Hóa chất từ sản phẩm tích tụ
Các hóa chất từ các sản phẩm tích tụ trên các nang lông có thể làm cho da đầu của bạn thực sự khô, ngứa và khó chịu. Nguyên nhân vì nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc, dầu gội và dầu xả có chứa chất gây dị ứng và các chất gây kích ứng và khi càng nằm lâu trên da đầu, những hóa chất này càng dễ gây kích ứng và ngứa. Để khắc phục điều này, hãy cố gắng tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm trên tóc, đặc biệt là các sản phẩm có chứa silicon.
Hy vọng những nguyên nhân đã được liệt kê trên bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng cách giải quyết tình trạng ngứa da đầu của mình một cách hiệu quả nhất.
Theo dep365.com
Ai bảo mẹ bầu thì không có quyền dưỡng da và xinh đẹp? Sự thay đổi hoạt động của hoocmon trong cơ thể của các mẹ bầu có thể dẫn đến các vấn đề về da như tăng sắc tố, mụn do nội tiết tố và khô da. Tuy sức khỏe của mẹ và em bé luôn được coi trọng hàng đầu nhưng việc dưỡng da vẫn rất cần thiết ở bất cứ lúc nào. Cùng...