Làm sao để biết độ mòn của lốp ô tô khi chọn mua?
Ngoài kích cỡ cũng như thời gian sản xuất, việc hiểu về những thông số trên thành lốp xe cũng giúp chủ xe biết về độ mòn gân lốp khi chọn mua lốp ô tô để thay thế cho chiếc ô tô của mình.
Cùng với nhiều bộ phận khác trên ô tô, theo thời gian sử dụng, lốp ô tô sẽ dần bị mài mòn, xuống cấp và cần được thay thế. Thông thường, theo khuyến cáo của các nhà sản, lốp ô tô nên được thay thế sau mỗi 40.000 – 50.000 km.
Theo thời gian sử dụng, lốp ô tô sẽ dần bị mài mòn, xuống cấp và cần được thay thế
Tuy nhiên, tùy vào chất lượng lốp xe và điều kiện, thời gian sử dụng… có những bộ lốp trên ô tô có thể phải thay thế sớm hơn hoặc muộn hơn khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong đó, độ mòn gân lốp (Treadwear) là một trong những thông số các chủ xe cần biết khi chọn mua lốp, bên cạnh kích cỡ hay thời gian sản xuất của lốp xe.
Chỉ số Treadwear trên thành lốp có ý nghĩa gì?
Nếu quan sát kỹ lốp xe, bạn sẽ nhận thấy rằng trên thành lốp xe được đánh dấu “Treadwear”, theo sau là một con số. Đây là một phần của tiêu chuẩn Phân loại Chất lượng Lốp Thống nhất (The Uniform Tire Quality Grading – UTQG) được sử dụng để chỉ độ mòn của một loại lốp cụ thể, sử dụng các số như 200, 260, 350, 400 hoặc thậm chí 800…
Video đang HOT
Trên thành lốp xe thường có dòng chữ “Treadwear”, theo sau là một con số
Treadwear tiêu chuẩn so sánh là 100. Giả sử lốp xe được xếp 400, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 4 lần. Lốp có chỉ số Treadwear cao hơn cho thấy tốc độ mòn chậm hơn. Mặt khác, một chiếc lốp có độ mài mòn thấp hơn có nghĩa là một chiếc lốp có tuổi thọ ngắn hơn chỉ số Treadwear thấp hơn.
Nên chọn lốp có chỉ số Treadwear phù hợp với xe của bạn
Chỉ số Treadwear cho mỗi loại lốp do chính nhà sản xuất lốp đặt ra. Không phải là tiêu chuẩn đại lý hoặc bất kỳ tổ chức cụ thể nào. Do đó, lốp Treadwear 400 của nhà sản xuất A có thể mòn nhanh hơn so với lốp Treadwear 400 của nhà sản xuất B. Vì vậy, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ mòn gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.
Lốp có chỉ số về độ mòn Treadwear thấp có kết cấu mềm hơn, độ bám đường tốt hơn, giảm tiếng ồn
Lốp có chỉ số về độ mòn cao hơn thường có kết cấu cứng hơn. Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm mà người dùng ô tô nói chung không mong muốn như tiếng lốp ồn lớn, cứng cũng như hạn chế độ bám đường. Loại lốp này vì vậy phù hợp với các loại xe có tải trọng lớn hay những ô tô thường xuyên đi đường đường dài. Nó sẽ giúp kéo dài thời gian thay lốp, qua đó giúp tiết kiệm chi phí.
Ngược lại, lốp có chỉ số về độ mòn Treadwear thấp có kết cấu mềm hơn. Do đó, có độ bám đường tốt hơn, giảm tiếng ồn khi lái xe và góp phần đảm bảo sự êm ái cho xe. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lốp có Treadwear thấp là tỉ lệ mài mòn cao, do đó cần thay lốp thường xuyên hơn.
'Rùng mình' với lốp xe sử dụng 13 năm chưa thay của người dùng Việt
Lốp xe 13 năm tuổi vẫn còn được chủ xe ô tô tại Việt Nam sử dụng cho đến nay mà chưa hề thay thế với lý do "xe ít đi", điều này hoàn toàn không nên bởi ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn khi vận hành xe.
Lốp xe đề cập trong bài viết này xuất xưởng vào tuần thứ 27 của năm 2009. Đến nay, lốp xe này vẫn còn đang sử dụng, thậm chí có thể là lốp nguyên bản theo xe và chưa từng được thay thế.
Bề mặt gai và hông lốp có phần cao su đã bị ôxy hóa
Qua tìm hiểu được biết, bộ lốp xe này chưa thay mới trong thời gian quá dài như trên là do xe ít sử dụng, gai lốp vẫn còn khá cao. Dù vậy, tình trạng lốp xe hiện đã xuống cấp nặng. Bề mặt gai và hông lốp có phần cao su đã bị ôxy hóa nên chai cứng và nứt nẻ khắp nơi. Dòng chữ thương hiệu lốp cũng như các ký hiệu nhỏ trên lốp xe này có cao su bị co lại hoặc vỡ vụn, không còn sắc nét..
Hiện tượng cao su chai cứng do ôxy hóa khiến lốp xe không còn bám đường tốt như trước nữa, cao su cứng hơn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng độ ồn khi vận hành, xe không còn độ êm ái. Ngoài ra, việc các lớp cao su xuất hiện vết nứt cũng làm tăng khả năng nổ lốp khi vận hành ở tốc độ cao. Việc cố sử dụng lốp "quá date" như thế này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không an toàn cho những người ngồi trên xe.
Lốp ô tô chai cứng gây mất an toàn, dễ nổ khi xe vận hành ở tốc độ cao
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, người dùng nên thay lốp trong khoảng thời gian 6 - 7 năm kể từ ngày xuất xưởng của lốp. Cho dù xe lăn bánh ít hay nhiều km chăng nữa thì cao su theo đúng thời gian sẽ bị oxy hóa và chai nứt, không còn độ bám đường tốt và êm ái như ban đầu.
Trước đây, từng có hãng lốp xe đưa ra lời khuyên nên thay lốp mới trong khoảng thời gian 4 - 5 năm. Tuy nhiên, công nghệ lốp xe bây giờ đã tiên tiến và bền hơn, vòng đời sản phẩm cũng được mở rộng. Nhiều hãng lốp tự tin bảo hành lốp xe lên tới 7 năm nên người dùng cũng có thể tận dụng tới 7 năm (trong trường hợp lốp ít sử dụng, dưới 80.0000 km), chứ không nên giữ làm "kỷ niệm" tới 13 năm như lốp xe đề cập trong bài viết này.
Nhiều khả năng lốp xe 13 năm tuổi này là bộ lốp nguyên bản theo xe từ năm 2009
Trên thực tế, có nhiều người dùng ô tô tại Việt Nam do tiếc tiền mua lốp mới nên vẫn giữ lốp cũ dùng trong thời gian dài lên tới cả chục năm, nhất là đối với các doanh nghiệp xe tải thậm chí sử dụng lốp cho đến khi bề mặt gai lốp đã mòn phẳng. Vì một lý do nào đó, những chiếc ô tô này vẫn vượt qua đăng kiểm để lưu thông trên đường.
Lý do cần đảo lốp xe ô tô Trong quá trình sử dụng, các lốp có độ mòn khác nhau. Đảo lốp giúp giảm thiểu mòn không đều, tăng tuổi thọ lốp và độ an toàn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bị mòn không đều giữa các lốp xe là độ nặng nhẹ khác nhau của các trục xe, trừ các loại xe đua, xe thể thao hiệu suất...