Làm sao để biết cơ thể bạn có dị ứng khi ăn cá ngừ?
Bạn có thể kiểm tra phản ứng trên da hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại protein trong cá ngừ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh Dưỡng và Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, một người ăn cá ngừ bị dị ứng do cơ địa nhạy cảm xem chất đạm trong cá ngừ là vật lạ, từ đó sản sinh ra kháng thể để phản ứng lại. Nguyên nhân thứ hai là cá ngừ ươn sản sinh ra vi khuẩn gây những phản ứng dị ứng tương tự.
Dị ứng cá ngừ có nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân gặp phải. Nhẹ thì gây phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng đỏ mặt, môi. Có thể buồn nôn, tiêu chảy và biểu hiện của hen suyễn như ho, thở khò khè diễn ra trong một vài giờ. Nặng hơn là sốc phản vệ gây ngừng thở, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mặc dù cá ngừ là loại thực phẩm giàu chất đạm và chất béo omega 3, tuy nhiên nếu cơ thể có phản ứng dị ứng thì nên hạn chế sử dụng. Khi mua, nên chọn những con cá tươi, nấu chín kỹ và chọn mua ở siêu thị, cửa hàng tươi sống đủ điều kiện đảm bảo.
Theo bác sĩ Nhàn, bạn cũng có thể kiểm tra để xác định mình có bị dị ứng cá ngừ hay không. Có hai cách để phát hiện chất gây dị ứng trong cơ thể là kiểm tra phản ứng trên da và xét nghiệm máu tìm kháng thể. Thông thường thử nghiệm phản ứng trên da được ưu tiên hơn xét nghiệm dị ứng trong máu, do thao tác đơn giản, ít tốn kém, kết quả đưa ra cụ thể hơn.
Bà Nhàn cho biết, để kiểm tra trên da, bác sĩ lấy một lượng nhỏ chất gây dị ứng pha loãng tiêm bằng ống chích hoặc miếng kim loại đâm nhẹ vào da phía mặt trước cánh tay hoặc lưng. Nếu bạn bị dị ứng với các chất thử, phản ứng viêm (da ửng đỏ) sẽ xuất hiện trong vòng 20-30 phút đến một giờ sau.
“Phương pháp xét nghiệm máu mất nhiều thời gian hơn bởi bác sĩ phải tìm sự hiện diện của kháng thể với tác nhân gây dị ứng bằng cách liên kết men hoặc là mẫu phóng xạ dị ứng”, bác sĩ Nhàn nói.
Cần tiến hành kiểm tra phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu để đảm bảo tình trạng không bị dị ứng cá ngừ trước khi ăn. Ảnh: NFF
Theo Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, 90% thực phẩm có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm. Ở người lớn, thực phẩm dễ gây dị ứng là cá và các loại hải sản. Ở trẻ em, có khoảng 2% dị ứng với trứng và 70% hết sau 16 tuổi. Ngoài ra tác nhân gây dị ứng còn có sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì và hạt cây các loại.
Video đang HOT
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
8 thực phẩm luôn dán mác an toàn nhưng lại có thể phá hủy cơ thể bạn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại thực phẩm dán nhãn mác an toàn trong siêu thị lại không hề lành mạnh như chúng ta nghĩ, thậm chí nếu chế biến hoặc ăn uống sai cách có thể sinh ra chất độc gây hại sức khoẻ.
Dưới đây là một số các thực phẩm nằm trong danh sách đó:
1. Xà lách (rau diếp)
Các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng đã phân tích số liệu thống kê trong 12 năm qua nhằm tìm ra loại thực phẩm nào thường xuyên được sử dụng nhưng lại là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nhất. Kết quả cho thấy, xà lách đứng ở vị trí số một.
Vì vậy, ngay cả khi rau diếp được đóng gói cẩn thận và dán nhãn "ăn liền" nhưng tốt hơn là bạn vẫn nên cẩn trọng, rửa thật kỹ trước khi ăn.
2. Trứng
Vi khuẩn salmonella có thể xâm nhập vào trứng từ phân gà bị nhiễm bệnh và gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu. Nếu nhận thấy vỏ trứng không được sạch sẽ, tốt nhất bạn nên rửa thật sạch vỏ trứng trước khi chế biến thành món ăn.
3. Thịt gà
Một giọt nước chảy ra từ miếng thịt gà sống có thể chứa đủ lượng vi khuẩn Campylobacter gây bệnh nhiễm trùng cho một người. Vi khuẩn này có thể gây ra triệu chứng sốt và các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt, loài vi khuẩn này lây lan rất nhanh nếu bạn dùng tay tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt.
Để an toàn, bạn nên giảm tiếp xúc với thịt gà sống; không rửa dao và thớt chặt thịt gà chung với bát đĩa và nên rửa chúng bằng nước sôi.
4. Cá ngừ
Khi cá bị rã đông và bảo quản sai cách, một loại protein độc hại gọi là scombrotoxin được hình thành. Nó có thể gây ra ngộ độc và dẫn đến các triệu chứng như phát ban, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, tăng nhịp tim và thậm chí mất thị lực.
Bạn nên rã đông cá ngừ mà không để nó tiếp xúc với không khí bằng cách lấy cá từ tủ đông và để xuống ngăn mát mà không mở túi bảo quản. Một con cá nặng khoảng 1,8 kg sẽ cần 24 tiếng để rã đông an toàn.
5. Pho mát
Pho mát thông thường không chứa các hóa chất độc hại nhưng trong quá trình bảo quản, vi sinh vật gây ngộ độc có thể xâm nhập vào loại thực phẩm này. Trong đó phổ biến là vi khuẩn gây bệnh brucella và listeriosis nếu sữa của bò bị bệnh không được tiệt trùng trước khi đưa vào sản xuất pho mát. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên mua pho mát từ các hãng sản xuất uy tín.
6. Xúc xích và thịt chế biến
Theo nghiên cứu, 12% xúc xích và các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt khác bị nhiễm vi khuẩn E. coli, vi sinh vật gây bệnh (listeriosis và salmonella). Listeriosis đặc biệt nguy hiểm đối với người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới một tuổi. Nó có thể gây tổn thương hệ thần kinh và thậm chí là viêm màng não.
7. Thịt xay
Các chuyên gia đã tìm thấy phần còn lại của các loại thuốc kháng khuẩn, vi khuẩn E. coli, salmonella và listeria trong thịt xay. Cách chế biến thịt xay tốt nhất là nên cán mỏng miếng thịt và chiên kỹ chúng.
8. Soda
Ngoài béo phì và tổn thương đến gan, một lý do khác cho thấy bạn nên bỏ thói quen uống soda là ảnh hưởng của nó đối với xương. Soda chứa cả axit photphoric và caffeine làm giảm mật độ khoáng xương (BMD) và hậu quả cuối cùng là loãng xương.
Theo Giadinh.net.vn
9 thực phẩm nên sử dụng cẩn trọng trong bữa ăn bạn nhất định phải biết Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, những thực phẩm này tưởng như vô hại nhưng thực ra lại có nhiều tiềm ẩn gây nguy hiểm cho cơ thể. Dưới đây là danh sach 9 thực phẩm bạn nên cẩn trọng khi sử dụng trong bữa ăn của mình. 1. Nước ngọt có ga Nước ngọt có ga là thực phẩm tồi tệ cho...