Làm sao chọn được dầu ăn đảm bảo?
Tôi được biết hiện có nhiều loại dầu ăn được sản xuất bằng công nghệ không đảm bảo có chứa Trans Fat gây nhiều bệnh. Vậy xin hỏi, thế nào là dầu ăn đạt tiêu chuẩn?
“Tôi được biết hiện có nhiều loại dầu ăn được sản xuất bằng công nghệ không đảm bảo có chứa Trans Fat gây nhiều bệnh. Vậy xin hỏi, thế nào là dầu ăn đạt tiêu chuẩn?” (Vũ Thu Trinh, Trần Huy Liệu, Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời
Người tiêu dùng khi chọn mua dầu thực vật nên chọn loại dầu lỏng chứa nhiều axít béo không no theo thứ tự như sau: Dầu oliu; dầu mè ( dầu vừng); dầu ngô; dầu hướng dương; dầu đậu nành; dầu cọ.
Video đang HOT
Dầu oliu luôn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe
Có trường hợp các nhà sản xuất trộn lẫn các loại dầu với nhau nên khi mua về người tiêu dùng có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát của tủ lạnh, nếu chai dầu nào bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ loại dầu đó có nhiều axít béo no, không tốt cho sức khỏe.
Người tiêu dùng khi chọn mua các sản phẩm có dầu (các boại bánh qui, bánh ngọt, khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, dầu ăn, margarin, shorterning …cần chú ý nhãn sản phẩm, nếu trên nhãn sản phẩm có ghi “Trans Fatty acids 0 gam” hoặc ” Trans Fat 2 gam “, thì được xem là sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên hiện nay có một số sản phẩm không ghi rõ trên nhãn sản phẩm chất béo Trans, người tiêu dùng cần phải chọn lựa cẩn trọng, có thể chọn những sản phẩm của các công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP/ISO 22000 cũng phần nào yên tâm hơn, vì những công ty này dù sao cũng đã được tư vấn kỹ về an toàn thực phẩm.
(Theo Đất Việt)
Mặt hại và lợi trong cách sử dụng dầu ăn
Thực tế, chất lượng dầu ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng, ngay cả loại dầu mắc tiền nhất vẫn có thể nguy hại tới sức khỏe gia đình bạn.
Hiện nay, đa số người tiêu dùng nghĩ rằng thay mỡ động vật bằng dầu ăn khi nấu nướng là an toàn. Nhưng trên thực tế, chất lượng dầu ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng, ngay cả loại dầu mắc tiền nhất vẫn có thể nguy hại tới sức khỏe gia đình bạn.
Không phải chất béo nào cũng có thể đem chiên nấu. Xếp hàng về khả năng chịu nhiệt của dầu từ thấp đến cao có dầu mè, dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu cọ. Khi chiên, xào, cần ưu tiên sử dụng dầu cọ, dầu hướng dương, mỡ động vật. Nếu dùng bơ để chiên cá, thịt bò... thì hãy trộn thêm dầu ô liu sau khi bơ nóng chảy.
Khi trộn dầu giấm, làm xốt mayonnaise hãy chọn dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu mè. Mỗi một loại dầu đều có ưu có khuyết, cách tốt nhất là sử dụng đa dạng và xen kẽ nhiều loại dầu trong chế biến thức ăn.
Khi làm món ăn như khử hành tỏi, cần tránh không để chảo nóng đến bốc khói vì khi đó nhiệt độ quá cao đã làm cho dầu ăn chuyển từ tốt sang xấu. Một thói quen cần bỏ là tái sử dụng dầu đã chiên chả giò, tôm lăn bột... để dùng tiếp những lần sau. Dầu chiên nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ trở thành kẻ tiếp tay cho bệnh tim mạch, ung thư.
Dầu ôliu là sự lựa chọn tốt dùng để chiên, xào thức ăn ở nhiệt độ cao
Trên thị trường có nhiều thực phẩm chứa chất béo không có lợi cho cơ thể nhưng ít ai biết như: mì ăn liền, khoai tây chiên, bánh tiêu, chuối chiên... Bên cạnh việc chứa nhiều năng lượng dễ gây thừa cân, các thực phẩm này còn chứa độc tố gây bệnh nguy hiểm.
Cụ thể, loại mì ăn liền giá rẻ màu vàng sậm không tốt do chiên bằng dầu đã chiên nhiều mẻ mì. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho rằng, loại dầu, mỡ màu nâu trông óng ả nhưng lại có khả năng gây ung thư hệ thống tiêu hóa.
Magarine - chất béo thực vật được dùng để chế biến các món nhậu trong các quán bình dân như: bắp xào tôm, các món ốc xào tỏi, thịt bò, thịt đà điểu xào hành, cần... cho hương vị thơm ngon, nhưng ẩn sau nó là lượng chất béo khổng lồ tới 82%, rất dễ làm cho người "nạp" trở nên tròn trịa nếu thường xuyên "phá mồi".
Món ăn của người miền Nam thường được thêm nước cốt dừa cũng chứa nhiều acid béo no không có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nên giảm bớt lượng chất béo này để giữ gìn sức khỏe.
Chất béo tốt hay xấu còn tùy vào người sử dụng. Chất béo là "người xấu" đối với người thừa cân, bị mỡ trong máu, tim mạch... nhưng đối với người thiếu cân, trẻ em thì chúng vừa góp phần giúp cơ thể phát triển, vừa là "cầu nối" chuyên chở các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K...
(Theo Phụ nữ online)
Nỗi kinh hoàng mang tên Trans Fat Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim, cứ 5 giây thì có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ. Thật đáng sợ! Và bạn có biết rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch có khi đến từ một nguyên nhân bạn không...