Làm sao biết thai nhi trong bụng là con ai?
Em quan hệ với ba người trong một tháng và hiện có thai được 6 tuần. Xin hỏi làm sao để biết bố đứa trẻ là ai? (Như).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp phân tích ADN để giám định các mối quan hệ huyết thống giữa cha giả định và thai nhi. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm ở trung tâm xét nghiệm ADN và công nghệ di truyền. Hiện nay, có hai phương pháp có thể xác định huyết thống thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ:
Phương pháp 1: Xét nghiệm tế bào trong dịch ối hoặc tế bào gai nhau.
Đây là phương pháp giám định huyết thống thai nhi có xâm lấn. Cách sử dụng mẫu nước ối hoặc tế bào gai nhau là phương pháp đã có từ rất lâu. Do độ an toàn của chọc dò ối cao hơn nên mẫu chủ yếu của xét nghiệm này là mẫu nước ối. Chọc dò ối để xét nghiệm huyết thống thai nhi thường được thực hiện khi ở tuần thai thứ 16 – 22. Tuy nhiên, chọc dò ối có 1% nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, chọc dò ối còn kèm theo một số các nguy cơ tiềm ẩn như: rò rỉ ối, sinh non, nhiễm trùng tử cung… Vì thế, trước khi thực hiện bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn.
Khi có mẫu nước ối thu được, bác sĩ sẽ tách chiết ADN của đứa trẻ và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất nhằm đưa ra kết quả xác nhận quan hệ huyết thống.
Phương pháp 2: Lấy mẫu máu tĩnh mạch của mẹ.
Video đang HOT
Đây là phương pháp giám định huyết thống không xâm lấn. Ưu điểm của phương pháp này là dễ lấy mẫu, nhanh chóng và được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn cho cả mẹ và con. Chỉ cần từ 7 đến 10 ml mẫu máu tĩnh mạch người mẹ là có thể thực hiện xét nghiệm ADN xác định huyết thống thai nhi không xâm lấn.
Cơ sở khoa học của phương pháp này là trong máu thai phụ có tồn tại ADN tự do của thai nhi (cff-DNA). Nhờ phân tích cff- DNA, các chuyên gia có thể chỉ ra được mối quan hệ thực sự giữa thai nhi và người cha nghi vấn. Mẫu của người cha gồm một trong các mẫu máu, móng tay, tóc có chân (nang).
Đặc biệt, phương pháp này có thể thực hiện sớm từ tuần thai thứ 6 , độ chính xác 99.99999999%. Tuy nhiên, chi phí phương pháp xét nghiệm này khá cao, lên tới vài chục triệu đồng. Xét nghiệm chỉ thực hiện được khi người mẹ không có các vấn đề như truyền máu trong 2 năm tính tới thời điểm làm xét nghiệm, ghép tạng hoặc ghép tủy xương. Kết quả sẽ có trong khoảng 15-20 ngày.
PGS.TS Nguyễn Đình Tảo
Trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông, Hà Nội
Theo VNE
Mẹ bầu đi khám trước khi sinh không phát hiện dấu hiệu bất thường, đến ngày lâm bồn mẹ bật khóc khi nhìn thấy con
Vợ chồng anh Liêu và người nhà gần như chết lặng người đi khi nhìn thấy đứa con mới sinh trong hình hài không nguyên vẹn.
Ngày bé Tiểu Mễ chào đời, cũng là ngày bố mẹ của em ngập trong đau khổ và nước mắt. Tiểu Mễ được bệnh viện xác nhận là dị tật bẩm sinh. Điều đáng nói là trong thai kỳ, chị Lạc đã tiến hành tầm soát dị tật thai nhi trước sinh và kết quả không phát hiện dấu hiệu bất thường.
2 giờ sáng, ngày 2/4. Anh Liêu - bố của bé Tiểu Mễ đã chia sẻ tâm trạng buồn bã trên mạng xã hội: "Hy vọng khi tôi tỉnh dậy mọi chuyện sẽ khác, đây chỉ là cơn ác mộng. Lẽ nào đây là trò đùa của bệnh viện vào ngày cá tháng 4?".
Anh Liêu và chị Lạc đều là người Đức Dương, Trung Quốc. Tiểu Mễ là con gái thứ hai của vợ chồng họ. Vợ chồng chị Lạc đã tiến hành tầm soát dị tật thai nhi và sàng lọc, chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện gần nhà có tên là Deyang Tumor Hospital. Kết quả siêu âm màu cho thấy thai nhi không có dấu hiệu bất thường.
9 giờ 6 phút, ngày 1/4. Chị lạc được chuyển vào phòng sinh mổ. Anh Liêu và người nhà hồi hộp chờ đợi con gái thứ hai chào đời. Khoảng 1 tiếng trôi qua vẫn không thấy bác sĩ và ê kíp phẫu thuật bước ra từ phòng sinh mổ. So với lần sinh bé đầu tiên, ca sinh này kéo dài thời gian hơn.
Cuối cùng bác sĩ đã xuất hiện và khuyên người nhà cần bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc khi nhìn thấy em bé. Một y tá đã hỏi: "Vợ của anh không tiến hành tầm soát dị tật thai nhi và sàng lọc, chẩn đoán trước sinh à?". Câu hỏi của y tá đã chứng thực dự cảm không lành của anh Liêu khi chờ đợi vợ sinh.
Vợ chồng anh Liêu và người nhà gần như chết điếng khi nhìn thấy em bé trong hình hài không nguyên vẹn, em không có tay phải, dính ngón tay trái, dính ngón chân trái.
Thấy con sinh ra với thân hình không lành lặn vợ chồng anh Liêu chết lặng người, không dám tin vào mắt mình.
Chị Lạc đau đớn cho biết: "Trong suốt quá trình khám thai, bệnh viện chỉ thông báo tôi có vết sẹo tử cung, ngoài ra họ không đề cập đến bất kì dấu hiệu bất thường của thai nhi. Kết quả siêu âm màu và khi sinh con không trùng khớp. Bệnh viện phải chịu trách nhiệm cho chuyện này".
Ông Tất Chí Hữu - giám đốc bệnh viện Deyang Tumor Hospital cho biết: "Thai nhi được xác nhận là dị tật bẩm sinh, lỗi của bệnh viện là đã không phát hiện kịp thời để tránh những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra cho thai nhi. Chúng tôi thừa nhận sai phạm trong quá trình khám của sản phụ, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường. Nhưng tôi cần phải nói rõ chẩn đoán siêu âm màu không thể chính xác 100%. Có những yếu tố khiến siêu âm màu không chính xác do thai nhi hoạt động trong tử cung, tư thế nằm của thai nhi và năng lực chẩn đoán yếu kém của bác sĩ".
Chị Lạc khóc lóc chia sẻ: "Tôi không dám nghĩ đến tương lai của con sau này, nó sẽ đối mặt với những lời miệt thị và ánh mắt của người đời".
Biện pháp phòng ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi:
1. Các mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật thai nhi và sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Đa số trường hợp thai nhi dị tật bẩm sinh phát triển vào giai đoạn đầu từ tuần thứ 3 - thứ 8 của thai kỳ. Nhiều mẹ chỉ biết mình có thai vào tuần thứ 4 của thai kỳ nên đã bỏ lỡ cơ hội ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Do đó, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi phải chú trọng vào giai đoạn đầu. Mọi người cần kiểm tra thể trạng tiền hôn nhân, trước khi sinh để nhận biết gen di truyền và có biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu sẽ tốt cho thai nhi.
2. Cả thai kỳ sẽ có ít nhất 5 lần khám thai. Mẹ bầu cần tiến hành khám thai định kỳ để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chẳng hạn thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh vào tuần 20 của thai kỳ thì bác sĩ có thể nhận biết qua tiến hành siêu âm.
Theo Sohu/Helino
Nỗi khổ của các cặp đôi hiếm muộn chọn mua tinh trùng hiến tặng: Tưởng chọn được "ứng cử viên" ưu tú, ngờ đâu là "hàng lỗi" đầy bệnh tật Mang thai nhờ tinh trùng đã được chọn lựa kỹ lưỡng, các cặp vợ chồng hiếm muộn không ngờ có ngày lại bị các trung tâm y tế lừa đảo. 17 năm trước, vợ chồng Cindy lên kế hoạch sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cả 2 dành nhiều thời gian để chọn ra "ứng cử viên" tiềm năng nhất...