Làm sao biết ắc quy xe máy bị hỏng? Dùng thế nào cho bền?
Bình ắc quy trên xe máy có tác dụng giữ điện xe máy được ổn định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phục hồi chiếc bình ắc quy xe khi bị hỏng.
Ắc quy là chi tiết quan trọng giúp xe khởi động, nên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, đừng để đến lúc xe khó nổ mới kiểm tra.
Triệu chứng hư hỏng ắc quy xe máy
Ắc quy xuất hiện mùi khét
Nếu bạn thấy dấu hiệu vị trí ắc quy xe có mùi khét phát ra, hãy nhanh chóng đưa xe đi bảo dưỡng thay thế ắc quy mới. Bởi lẽ lúc này ắc quy đã hỏng, nếu không thay nhanh sẽ gây nguy hiểm, dễ xảy ra tình trạng cháy nổ cho xe bởi chập điện từ ắc quy.
Ắc quy xuất hiện mùi khét
Các chức năng còi, đèn, xi nhan yếu và không sáng
Việc xe không lên đèn khi chạy hoặc còi, xi nhan “chết” không lên tiếng cùng một lúc chỉ có thể là hỏng bộ phận ắc quy xe. Khi ắc quy hết điện hoặc hư hỏng sẽ khiến các chức năng điện của xe bị tê liệt, lúc này bạn nên kiểm tra để làm lại hoặc thay mới ắc quy.
Các chức năng còi, đèn, xi nhan yếu và không sáng
Video đang HOT
Nguyên nhân những hư hỏng ắc quy kiểu này có thể là do xe dùng lâu ngày, ắc quy quá hạn, hết nước dẫn tới các lỗi hỏng, phần nữa có thể do xe để lưu quá lâu chưa khởi động chạy cũng khiến ắc quy tê liệt các chức năng này.
Xe khó đề nổ
Đây là một dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất việc ắc quy xe đang gặp vấn đề, ắc quy là bộ phận trực tiếp là nguồn dẫn điện cho xe, việc xe khởi động mà không cần đạp nổ tốt hay không là do bộ ắc quy xe.
Xe khó đề nổ
Khi việc đề nổ khởi động xe không lên, rõ ràng lúc này bạn có thể kết luận bộ phận ắc quy xe đang bị hư hỏng gây yếu điện, vì khi đề nổ cần một lượng điện lớn.
Ắc quy bị phồng rộp
Khi bạn kiểm tra bộ phận ắc quy của xe mà thất bình bị phồng rộp hẳn lên, hoặc có các vết rò rỉ bẩn từ bộ bình này ra bên ngoài. Điều này chứng tỏ bộ phận ắc quy đã hư hỏng nặng, nếu bạn không chú ý khắc phục nhanh sẽ rất dễ gây nguy hiểm cháy nổ xe từ bộ phận ắc quy bị phồng gây nên.
Ắc quy bị phồng rộp
Nguyên nhân khiến ắc quy bị phồng lên vậy là do ổn áp sạc trên xe không đúng chuẩn, hoặc không có tác dụng điều tiết dòng điện vào ắc quy. Gây nên tình trạng quá tải và khiến ắc quy bị phồng rộp bình và không còn khả năng tích điện để hoạt động truyền tới các bộ phận.
Cách bảo dưỡng ắc quy xe máy
Để ắc quy hoạt động được bền, bạn không lắp thêm các thiết bị điện khác trên xe như đèn xê-non, còi công suất lớn, đèn chớp, hệ thống chống trộm chất lượng kém,…có thể dẫn tới việc ắc-quy bị quá tải gây giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.
Không ấn còi hoặc đề khởi động quá lâu (quá 3 giây).
Đối với ắc-quy nước cần kiểm tra định kỳ khoảng 1.000km/lần, nếu thấy nước trong bình thấp hơn mức cho phép cần châm thêm nước cất tới giữa vạch Min-Max, chú ý không nên châm dung dịch axit vì có thểm làm đặc dung dịch axit.
Khi làm sạch vỏ bình tránh để lọt các chất bẩn vào bên trong bình, vệ sinh các điện cực, có thể bôi một ít mỡ chống ăn mòn lên cọc bình để bảo vệ.
Nếu không sử dụng xe trong một thời gian dài cần bảo quản ắc-quy bằng cách để xe nơi khô ráo thoáng mát, trước khi cất giữ cần sạc điện no và cần nạp bổ sung mỗi tháng một lần cho ắc-quy.
Theo Cartimes
Bảo dưỡng xe máy định kỳ và những lưu ý quan trọng
Bảo dưỡng xe máy định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng giúp tăng tuổi thọ cho chiếc xe. Khi đi bảo dưỡng xe máy, có một số lưu ý quan trọng mà ai cũng nên nắm rõ.
1. Bảo dưỡng xe máy hàng tháng:
- Bước 1: Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp. Nếu áp suất không đủ, dễ dẫn tới hiện tượng dập bố khi chạy với tốc độ cao, khiến cho vỏ lốp hỏng hoàn toàn.
Kiểm tra chống đứng, chống ngang, các gác chân đảm bảo phải được bôi trơn tốt và vững vàng.
Bước 2: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện các tiếng động lạ thường - biểu hiện của các hỏng hóc trong động cơ.
Kiểm tra tình trạng bugi. Nếu màu nâu sẫm, động cơ hoạt động tốt; màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh. Kiểm tra khói thải từ động cơ: nếu khói thải màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể nhớt lọt vào buồng đốt, những hiện tượng này đều là biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, rất cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn .
- Bước 3: Kiểm tra nhớt cũ và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được bôi trơn tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của động cơ.
Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng xe máy định kỳ
2. Bảo dưỡng xe máy định kỳ 3 tháng:
- Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện trên xe: Theo thời gian, mức độ phát điện của xe sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài như ngập nước. Việc kiểm tra nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.
- Bước 5: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các hiện tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm nhanh chóng khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.
- Bước 6: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ giúp bôi trơn kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn tru giúp xe chạy êm hơn.
- Bước 7: Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.
- Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống bạc đạn cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết.
Những lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng xe máy định kỳ
3. Bảo dưỡng xe máy định kỳ 6 tháng:
- Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những làm xe hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận hành của bạn. Duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị lủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu hơn cũng như đỡ nóng máy ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.
4. Bảo dưỡng xe máy định kỳ 1 năm:
Bước 10:Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện tượng mục sườn rất nguy hiểm, có những tai nạn xảy ra vì sườn hoặc niền xe bị mục không chịu nổi được được tác động mạnh khi vận hàng cực kỳ nguy hiểm. Bước này nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc.
Kiểm tra hệ thống tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm khi đi với tốc độ cao và phải xử lý những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.
Trên đây là các khoảng thời gian định kỳ để bảo dưỡng xe tuy nhiên để chắc chắn thì trước mỗi chuyến đi xa, hoặc sau mỗi lần đi qua các con đường ngập nước, bạn nên kiểm tra tổng quát một lần. Hoặc mỗi khi phát hiện ra các bất thường trên xe, bạn nên cho kỹ thuật viên kiểm tra ngay, nhằm tránh các hỏng hóc lớn hơn.
Chúc các bạn luôn lái xe an toàn!
Theo Thể Thao 247
5 mẹo cực hay giúp tiết kiệm xăng khi đi xe máy Tham khảo 5 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho việc đổ xăng. Chiếc xe của bạn tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? Số tiền bạn phải chi trả mỗi tháng để đổ xăng là bao nhiêu? Bạn có biết rằng nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể tiết kiệm được một khoản...