Làm rõ vụ việc mạo danh Vụ trưởng Bộ GDĐT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính thức khẳng định người đàn ông vi phạm luật giao thông do nồng độ cồn cao hơn mức độ cho phép tự xưng là Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên là mạo danh.
Mới đây, Bộ GDĐT đã chính thức lên tiếng về thông tin một đối tượng vi phạm luật giao thông và tự xưng mình là Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT). Theo đó, Bộ GDĐT xác nhận người đàn ông nói trên đã mạo danh. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Sáng 3/1, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) cho biết, tại thời điểm xảy ra vụ việc, ông đang đi công tác và không có mặt tại Hà Nội.
Trước đó, tối 2/1, mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại hình ảnh CSGT xử lý vi phạm hành chính một đối tượng tại nút giao thông Xuân Thủy – Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Người đàn ông tự xưng mình là Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT).
Cụ thể, vụ việc này diễn ra khi đội CSGT số 6 (Phòng CSGT, Công an TP.Hà Nội) tiến hành ra quân xử lý vi phạm giao thông theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại nút giao kể trên. Tại đây, lực lượng CSGT đã dừng xe do một người đàn ông điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề.
Người này thừa nhận mình có uống bia khi nhà có đám giỗ, với lý do: “Nhà rất gần” và liên tục to tiếng với tổ công tác. Đặc biệt, người này còn tự xưng mình là Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT).
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Uống một giọt rượu, bia lái xe cũng bị xử phạt và những viễn cảnh bi hài
Chúng ta sẽ thấy những cảnh tượng đang đi xe bổng có một đoạn đường nào đó đồng loạt dắt xe vì sợ kiểm tra nồng độ cồn, hay lỡ ăn cơm rượu, uống nước trái cây lên men chắc cũng bị xử phạt.
Từ nay, dù uống ít bia, rượu cũng sẽ bị xử phạt khi lái xe HOA NỮ
Những viễn cảnh bi hài mà nhiều bạn trẻ tưởng tượng từ khi luật quy định đã uống rượu bia thì không lái xe, có hiệu lực. Có bạn còn cho rằng, với luật xử phạt này thì từ đây chắc phải về nhà uống một mình, chứ để thay đổi thói quen đã uống rượu, bia dù chỉ một giọt mà cũng phải đi taxi, xe ôm hay nhờ người đưa đón thì thật khó.
Mấy món ăn sốt rượu vang, tôm hấp bia... sẽ ế
Trên trang cá nhân của mình, anh Nguyễn Tấn Đạt, nghệ nhân vẽ tranh cá 3D tại TP.HCM, hài hước viết: "Đi ăn cưới để xe ngoài bãi vỉa hè, lỡ có tí men, sợ phạm luật đón xe ôm công nghệ về, hôm sau ra lấy xe, không thấy chỗ giữ xe đâu".
Theo anh Đạt, đám cưới bây giờ nên online, xem qua tivi, món ăn chia phần, ship tận nhà, ship luôn rượu bia để khỏi ra đường bị phạt.
Ăn những thực phẩm chế biến chung với bia, rượu thì có bị phát hiện nồng độ cồn? TN
"Còn về thói quen của người đi ăn tiệc, thì ít ai gọi xe về. Nhưng bây giờ uống một giọt cũng phạt thì chỉ có đường là gọi xe ôm công nghệ. Bi hài hơn là nếu đi đám cưới mà đi xe, vì lúc đầu nghĩ sẽ không uống, nhưng sau đó lỡ uống một ít hay lỡ nhấp môi, thì phải để xe lại và đón xe ôm về. Mà có những bãi giữ xe đâu cố định, họ có thề tự rào vỉa hè để giữ xe, nên ngày mai quay lại lấy xe thì lại không thấy bãi giữ xe đâu (cười)", anh Đạt hài hước chia sẻ.
Anh Đạt cũng nghĩ đến viễn cảnh: "Mình nghĩ nếu ăn cơm rượu hay nhỡ ăn các loại thực phẩm có cồn thì máy đo ra đều có độ cồn, sẽ có những sự việc phân trần của người vi phạm. Rồi các món ăn sốt rượu vang, tôm hấp bia các loại thực phẩm chế biến dính đến bia rượu... chắc sẽ ế hơn. Hoặc nếu đãi trong tiệc cưới thì có nhiều chuyện hài hước khi ra về tự dưng bị dính phạt, vì người ăn thường không để ý trong thực đơn của bữa tiệc".
Cũng giống suy nghĩ của anh Đạt, Trần Gia Nguyễn, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ: "Mình nghĩ sẽ rất bi hài nếu đi xe đạp cũng bị phạt, mình đang tưởng tượng cảnh người đi xe đạp bị cảnh sát giao thông thổi phạt, vì trước giờ mình chưa thấy cảnh tượng này bao giờ. Rồi mình cũng nghĩ đến cảnh nếu ăn cơm rượu cũng sẽ bị phạt khi lái xe...".
Xe ôm sẽ có thêm tính năng "lỡ nhấp một ngụm rượu" vui lòng chọn tài khác
Anh Nguyễn Hoàng Long, người sáng lập Du ca Sài Gòn, chỉ vừa nghe người viết hỏi về những viễn cảnh thì anh Long đã cười như hình dung những chuyện bi hài "khó đỡ" sẽ xảy ra, anh Long nói: "Từ nay mọi người sẽ thấy nhiều người tự nhiên đang chạy xe lại xuống xe tắt máy dẫn bộ, vừa đi họ vừa cười tươi với đôi má e thẹn ngang qua các anh cảnh sát giao thông và khi cảm thấy "hơi xa" thì ôi tự nhiên xe chạy lại được, bay lên xe chạy lẹ cho mát (cười)".
Từ chối các cuộc nhau khi phải lái xe
Vì tính chất công việc nên thường hay đi tiếp khách, Trần Đức Hoàng, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (làm việc tại tòa nhà số 12 Tôn Đản, Q.4, TP.HCM) đã nghĩ ra những viễn cảnh của chính bản thân mình: "Mình thấy từ giờ các dịch vụ xe ôm công nghệ sẽ không chỉ đắt giá hơn giờ cao điểm, mà còn sẽ đắt giá hơn vào những giờ mà dân nhậu đi về. Mình chắc cũng sắp rơi vào tình cảnh đi xe ôm công nghệ nhiều hơn xe cá nhân rồi".
Cũng có những lúc đi chơi cùng bạn bè và nhâm nhi vài ly, hoặc là uống các loại nước trái cây lên men nên Trần Kiều Loan, cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế, cũng hài hước nói: "Con gái tụi mình mà chẳng may quên mất luật, vì chưa quen được, rồi vô tình bị cảnh sát giao thông thổi lại phạt chắc nhục chết nhỉ. Hay nếu lỡ tài xế xe ôm mà cũng lỡ uống rượu bia rồi sao nhỉ. Chắc giờ đây các hãng xe ôm công nghệ sẽ có thêm tính năng là đã lỡ nhấm vài ngụm rượu nên xin quý khách vui lòng chọn tài xế khác...".
"Nhưng mà nói đi cũng nói lại, luật xử phạt thế này thì nhiều người sợ quá, hay thấy phiền phức quá nên thôi dẫn nhau về nhà uống, hoặc uống rồi thì không lái xe nữa. Như thế sẽ giảm bớt tai nạn giao thông. Nhưng mà nếu có mức nồng độ cồn quy định ngưỡng nào đó thì sẽ tốt hơn là chuyện 'cấm tiệt' như thế này, vì nhiều tình huống không đỡ được lắm", Loan chia sẻ thêm.
Nội dung mới được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP nhằm hiện thực hóa quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được nêu tại luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019. Nghị định 100/2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2020 và thay thế Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, người nào uống rượu, bia (dù uống ít) mà điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cũng bị xử phạt. Đối với người điều khiển ô tô, mức xử phạt cao nhất từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô, mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Theo thanhnien.vn
Tài xế bị phạt 35 triệu, tước GPLX gần 2 năm vì vi phạm nồng độ cồn Tài xế ôtô bị phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng do có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,719 mg/l khí thở. Cục cảnh sát giao thông Bộ Công an vừa xử phạt tài xế L.K.T. 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe của người này 23 tháng vì vi phạm nồng độ cồn. Theo...