Làm rõ vụ dòi trong suất ăn công nhân
Vẫn chưa xử lý xong vụ dòi trong pa tê
Ngày 1.6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết vẫn đang tiến hành xác minh vụ công nhân (CN) của Công ty TNHH quốc tế All Wells Việt Nam (xã Tóc Tiên, H.Tân Thành) phát hiện dòi trong suất cơm trưa. Theo đó, ngày 30.5, hàng trăm CN của công ty trên đang ăn trưa thì vài người phát hiện có dòi trong thức ăn (chả cá viên) nên đồng loạt ngừng ăn.
Hàng trăm công nhân bỏ cơm vì thức ăn có dòi
Video đang HOT
Ngay sau đó, lãnh đạo công ty đã cho CN nghỉ làm việc buổi chiều. 3 CN có biểu hiện nôn ói sau khi ăn khoảng 15-20 phút. Suất ăn này do Công ty CP cung cấp thực phẩm và suất ăn công nghiệp BM (H.Tân Thành) cung cấp (526 suất/ngày). Theo xác minh ban đầu của Chi cục ATVSTP Bà Rịa – Vũng Tàu, thực phẩm chiên chín vào lúc 10 giờ, đến 12 giờ thì CN bắt đầu vào bữa ăn kiểm tra mẫu thức ăn lưu tại Công ty TNHH quốc tế All Wells Việt Nam, bằng cảm quan thì chả cá chiên có màu vàng, không có mùi lạ, không phát hiện dòi.
Liên quan đến vụ dòi trong pa tê phát hiện tại tiệm bánh Hồng Phát (đường Nguyễn Văn Tiết, P.Lái Thiêu, TX.Thuận An, Bình Dương), Trung tâm y tế Thuận An cho biết vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu để đưa ra hướng xử lý. Trao đổi với Thanh Niên chiều qua (1.6), Chi cục ATVSTP Bình Dương khẳng định, nếu phát hiện trong pa tê có dòi, ôi thiu thì không cần phải lấy mẫu xét nghiệm mà phải xử lý ngay. Trước đó, ngày 23.5, hàng chục CN Công ty Wonderful (KCN Việt Nam – Singapore) đã mua bánh mì kẹp pa tê ở tiệm Hồng Phát, khi mang về ăn thì phát hiện có nhiều dòi ở trong bánh mì. Hơn 10 CN có biểu hiện nôn ói dữ dội phải nhập viện điều trị.
Nguyễn Long – Đỗ Trường
Theo Tuổi Trẻ
Niêm phong hàng tấn ô mai, xí muội không đảm bảo an toàn
Chiều 18/5, Cục An toàn vệ sinh công bố kết quả xét nghiệm các mẫu ô mai, xí muội trên hai địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hàng chục kg ô mai đã bị tiêu hủy, đình chỉ nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Tại Hà Nội, các đoàn thanh tra đã thanh kiểm tra 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh ô mai thì có tới hơn một nửa (14 cơ sở) vi phạm về VSATTP, trong đó có 11 cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt là 54,5 triệu đồng.
Các sai phạm chủ yếu tại các cơ sở này là vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Có 3 cơ sở sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ 1 cơ sở kinh doanh ô mai không rõ nguồn gốc, điều kiện kho bảo quản không đảm bảo vệ sinh... và sử dụng chất tạo ngọt tổng hợp, hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép...
Ngoài việc xử lý vi phạm, Đoàn thanh tra còn tiêu hủy 26 kg hàng hóa vi phạm, đang niêm phong chờ xử lý các hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 02 tấn mai mặn và sấu mặn 49,5 kg đường Saccarin 30 kg cam thảo 40 kg me.
Tại TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM cũng đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra các chất phẩm màu, Cyclamate, Saccharine, chất bảo quản.... Kết quả cho thấy không phát hiện mẫu nào sử dụng phẩm màu, Kali sorbate, Natri benzoate, Carmine một số mẫu có sử dụng Cyclamate, hàm lượng Saccharine và chì vượt quá giới hạn cho phép. Cục đã yêu cầu các cơ quan chức năng của địa phương tiến hành thanh tra và xử lý nghiêm theo đúng qui định của pháp luật.
Để tăng cường công tác đảm bảo VSATTP, Cục ATVSTP đã chỉ đạo các địa phương và các viện chuyên ngành tiếp tục thanh kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy định, kết hợp tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP, đặc biệt là các làng nghề có liên quan đến sản xuất ô mai, xí muội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo ATTP trong cộng đồng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Rùng mình với đá sạch Hầu hết các quán nước, cửa hàng ăn... đều sử dụng đá tinh khiết thay vì đá cây, đá bào như trước. Tuy nhiên, thực tế không phải đá mang nhãn hiệu tinh khiết nào cũng là đá tinh khiết. Đất, cát, bẩn... lẫn trong đá tinh khiết 10h sáng tại một xưởng làm đá có quy mô lớn tại thôn Trung Văn,...