Làm rõ vụ cô giáo liệt nửa người sau một mũi tiêm vào mông
Chiều 4/7, ông Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã nắm được thông tin báo chí phản ánh vụ cô giáo liệt nửa người sau một mũi tiêm vào mông.
Chị Thảo đang điều trị tại BV Bạch Mai (Ảnh: Thùy Linh)
Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh thông tin “Sau khi điều dưỡng viên của Bệnh viện Đa khoa Hà Giang tiêm một mũi vào mông, chị Hồ Thị Thảo (SN 1982) trú tại Làng Cúng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang bị mất dần vận động rồi liệt nửa người”.
Theo thông tin đăng tải, chị Thảo là giáo viên, đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu chị vào khoa Y học cổ truyền, điều trị theo phương pháp châm cứu.
Buổi sáng, sau khi được châm cứu, chị Thảo vẫn khỏe mạnh, đi lại bình thường. Đến 14h ngày 23.6.2017, bác sĩ cho chị Thảo đi chụp X-quang và đến 15h, chị Thảo được 1 nam điều dưỡng tên H tiêm 1 loại thuốc vào mông và liệt nửa người.
Video đang HOT
Hiện chị Thảo đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Thần kinh nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai. Đến chiều qua (3.7), các bác sĩ khoa Thần kinh nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao chị Thảo lại bị liệt nửa người.
Chiều 4/7, ông Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã nắm được thông tin báo chí phản ánh.
Về việc này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang xác minh thông tin; Phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai xác định nguyên nhân gây liệt nửa người của chị Hồ Thị Thảo.
Ông Hoàng Văn Thành cũng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Hà Giang xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm).
Bệnh viện Đa khoa Hà Giang phải công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông. Báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 12/7/2017.
Theo Danviet
Người làm trong ngành nào dễ bị rối loạn tâm thần?
Những loại bệnh trầm cảm, lo âu... phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều.
Trí thức là đối tượng dễ mắc rối loạn tâm thần
Theo ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trí thức chính là những người có nguy cơ bị tâm thần cao nhất. Thực tế, có rất nhiều người là kĩ sư, giáo viên, nhà báo, doanh nhân... có năng lực tinh thần, trí tuệ cao đã bị những cú sốc, stress tâm lí lớn... biến họ thành bệnh nhân tâm thần.
Những loại bệnh trầm cảm, lo âu... phần lớn rơi vào những người hoạt động trí não nhiều. Ai cũng có thể mắc chứng tâm thần, chứ không chỉ giới trí thức. Nhưng trí thức có trình độ, giao lưu thông tin rộng nên biết bệnh sớm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh tâm thần và người thân giấu nhẹm vì sợ xung quanh biết nhà có người tâm thần.
Bác sĩ Phương cho biết, trầm cảm cũng là một loại rối loạn tâm thần.
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm đó là những người nất mát người thân. Người li dị, sống độc than, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc từ xã hội, cộng đồng, tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu và các chất ma túy, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, thất nghiệp, hoặc có các bệnh cơ thể mạn tính, bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, xung đột cá nhân trong các mối quan hệ.
Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới 2 lần, ở người phụ nữ: sự thay đổi hormon ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Bác sĩ Phương chỉ ra rằng, trầm cảm là một rối loạn rất phổ biến trong dân số, nhưng chỉ có tỉ lệ thấp được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm là rối loạn có thể chữa được để bệnh nhân ổn định và tái hòa nhập với xã hội. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tối tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng để bệnh nhân tuân thủ điều trị hoàn toàn có thể.
Việc phát hiện và điều trị trầm cảm cần có sự phối hợp của tất cả các chuyên khoa, và cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh, từ phía cộng đồng.
Bản thân người bệnh cũng hãy chủ động trò chuyện với những người thân xung quanh khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu người bệnh được chia sẻ giúp đỡ sẽ có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn, cũng như giúp cho xã hội phát triển và tốt đẹp hơn.
Theo Danviet
Nữ doanh nhân nhập viện tâm thần vì nghiện... tình dục "Nhiều người đến với tôi, nuông chiều tôi nhưng cuối cùng họ cũng ra đi. Có đêm, tôi nằm vật vã vì nhớ hơi đàn ông", nữ doanh nhân chia sẻ. Vì nghiện tình dục, nữ doanh nhân sinh ra trầm cảm. (Ảnh minh họa) Ngày 7/4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là ngày Sức khỏe tâm...