Làm rõ vụ cháy rừng trong đêm ở Phú Quốc
Gần nửa ha rừng quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang) đã bị cháy trong đêm, hơn 3 tiếng đồng hồ đám cháy mới được dập tắt.
Ngày 7-12, ông Huỳnh Văn Định, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, cho biết gần nửa ha đất rừng quốc gia Phú Quốc đã bị cháy trong đêm.
Hình ảnh hiện trường đám cháy (Ảnh do bạn đọc cung cấp)
Theo ông Định, vụ cháy xảy ra lúc 22 giờ 30 phút ngày 6-12. Vị trí cháy ven rừng quốc gia thuộc ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng tại chỗ gồm công an, biên phòng, quân đội, kiểm lâm… đã nhanh chóng đến hiện trường để dập lửa. Đến hơn 1 giờ 30 phút ngày 7-12, đám cháy cơ bản được khống chế.
Video đang HOT
Nguyên nhân vụ cháy ban đầu được xác định là do người dân đốt dọn phát hoang gây cháy lan. UBND xã Gành Dầu đã chỉ đạo lực lượng vào cuộc xác minh làm rõ xem đây có phải là hành vi đốt rừng để lấn chiếm đất hay không.
ANH THY
Theo nld.com.vn
Nguyên nhân không ngờ tới trong vụ ngập lịch sử ở Phú Quốc
Ao hồ tự nhiên bị san lấp, xây dựng lấn chiếm, hệ thống thoát nước không còn phù hợp với mật độ dân cư đông, mưa lớn kỷ lục...là các nguyên nhân gây ra vụ ngập lịch sử ở Phú Quốc trong vài ngày qua.
Liên quan đến vụ ngập lịch sử ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) vài ngày qua, chiều nay (11/8), thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Quốc cho biết, vừa gửi báo cáo nhanh cho lãnh đạo UBND tỉnh.
Nhiều chiến sĩ hỗ trợ người dân Phú Quốc đi lại trong những ngày ngập úng.
Theo đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Quốc nhận định, một trong những nguyên nhân gây ra trận ngập lịch sử trên là do hệ thống thoát nước không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Hệ thống thoát nước này được đầu tư xây dựng từ năm 2003 và chỉ phù hợp với mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, trong khi hiện tại, Phú Quốc đã phát triển nhanh về dân cư.
Trước đây, ở Phú Quốc có nhiều ao hồ tự nhiên để điều hòa khi nước thoát không kịp. Hiện nay, những ao hồ này bị san lấp tôn nền nên hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc nghẽn vì rác thải và đất, cát từ các công trình xây dựng.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng người dân tự ý xây dựng lấn chiếm trong thời gian qua đã gây áp lực lớn lên hệ thống thoát nước từ các dốc núi đổ ra biển gây ngập lụt nặng tại các khu dân cư ven sông, ven suối...
Cũng theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Quốc, một nguyên nhân nữa gây ra ngập nặng ở địa phương này trong vài ngày qua là do mưa lớn kéo dài. Từ ngày 2 - 9/8, tổng lượng mưa trên địa bàn huyện đạt hơn 1.000 mm (trong khi lượng mưa trung bình nhiều năm tại Phú Quốc là 3.000mm).
Chỉ tính riêng ngày 9/8, lượng mưa tới 335mm, cao hơn tổng lượng mưa cả năm 1997 (327mm). Đây là lượng mưa kỷ lục, lớn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng lại diễn ra trong thời gian ngắn. Đồng thời, thời gian này trùng với nước biển dâng cao, gây thoát nước từ sông, suối ra biển bị cản trở rất nhiều.
Theo thống kê, trong ngập lịch sử vừa qua, Phú Quốc có 63km đường bị ngập (độ sâu trung bình là 0,7m, có nơi lên đến 2m), số nhà bị ngập trong là 8.424 căn, phải sơ tán 1.985 người dân, ước tổng thiệt hại trên 107 tỷ đồng.
Huyện Phú Quốc kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang nhanh chóng cho ngành chức năng khảo sát, quy hoạch đồng bộ hệ thống sông, suối cho toàn đảo, nâng cấp hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn Dương Đông cho phù hợp với tốc độ phát triển của huyện Phú Quốc như hiện nay; xây dựng kè chống lấn chiếm ở rạch Ông Trì, rạch Somaco, sông Dương Đông...
Theo Danviet
Sân bay Phú Quốc hoạt động trở lại Từ 20h30 ngày 9/8, sân bay Phú Quốc hoạt động trở lại bình thường sau khi tạm dừng khai thác do thời tiết xấu. Tối 9/8, ông Nguyễn Minh Đông - Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc cho biết, từ 20h30 ngày 9/8, sân bay Phú Quốc hoạt động trở lại bình thường. " Sân bay đã hoạt động lại...